Gắn kết với chất thải rắn

Một phần của tài liệu mt_52_ (Trang 122 - 126)

- Phương hướng chung gắn kết các vấn đề môitrường vào quá trình triển khai thực hiện toàn bộ dự án

5. Gắn kết với chất thải rắn

- Đối với chất thải rắn, phương hướng chung cần đặt ra đối với tỉnh Nghệ An là: Thực hiện việc thu gom quản lý tốt lượng chất thải rắn nói chung và xử lý toàn bộ chất thải rắn nguy hại.

Xã hội hoá công tác thu gom và xử lý chất thải rắn.

PHỤ LỤC 6

Định hướng về đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng các dự án đầu tư

Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là sự phát hiện, dự báo và đánh giá những tác động tiềm tàng của một hoạt động phát triển có thể gây ra đối với môi trường tự nhiên, KT-XH, để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu và xử lý các tác động tiêu cực tới mức thấp nhất có thể chấp nhận được. ĐTM liên quan đến việc ra quyết định cấp dự án và thường là các quyết định trước khi bắt đầu thi công dự án. Các quyết định này thường là các quyết định chi tiết chủ yếu về vị trí và nội dung thiết kết một dự án và về các biện pháp giảm thiểu hơn là ngăn ngừa các tác động môi trường.

Trong QHTTPTKTXH tỉnh Nghệ An đến năm 2020, một loạt các hoạt động phát triển (các dự án) sẽ được thực hiện. Theo luật Bảo vệ môi trường tất cả các dự án này đều phải lập báo cáo ĐTM trước khi thực hiện. Mặt khác, các dự án lại có những phạm vi và mức độ gây tác động đến môi trường khác nhau như: gây tác động đến cả một vùng, một khu vực hoặc chỉ có một phạm vi lãnh thổ hẹp với mức độ tác động có thể rất lớn, trung bình hoặc thấp đối với một hoặc nhiều yếu tố môi trường. Vì vậy, cần phải xác định được các hoạt động phát triển (hoặc các lĩnh vực hoạt động) chính nào sẽ gây tác động ở phạm vi rộng và mức độ gây tác động lớn đến các yếu tố môi trường, từ đó khi triển khai thực hiện các hoạt động phát triển này cần phải lập báo cáo ĐTM.

Trên cơ sở phân tích động lực biến đổi của các thành phần tự nhiên kết hợp với nhận dạng khả năng và mức độ gây tác động đến môi trường của các hoạt động phát triển trong QHPTKTXH của tỉnh Nghệ An đến năm 2020, có thể xác định các vùng, các khu vực lớn sẽ bị tác động khi triển khai các hoạt động phát triển như sau:

- Các vùng xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung, khu kinh tế.

- Các khu vực xây dựng các đô thị, các thị xã. - Các tuyến hành lang phát triển kinh tế.

- Các khu vực xây dựng hệ thống giao thông: cần được đánh giá mức độ tác động của dự án đến tính toàn vẹn của hệ sinh thái để đưa ra các giải pháp hợp lý. Các trục đường nói chung thường cắt qua vùng có năng lượng địa hình lớn, với nguy cơ kính hoạt các hoạt động sạt lở, trượt đất, lũ quét, lũ bùn đá.

- Các vùng xây dựng hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi: Đặc biệt quan tâm đến những hồ thuỷ điện lớn gây ảnh hưởng tới 1 khu vực rộng lớn từ khu vực xây dựng công trình tới hạ du công trình (vùng được hưởng lợi) và khu vực ven biển, cửa sông do tác động làm thay đổi chế độ dòng chảy trên sông.

- Các khu vực khai thác nước ngầm quy mô lớn: cần đánh giá khả năng làm thông tầng, gây nhiễm bẩn các thực thể địa chất, các tầng chứa nước. Thận trọng trong khai thác nước ngầm vùng kartơ nhằm tránh ảnh hưởng xấu tới vùng khác (sụt lún, khô hạn cục bộ).

- Các khu vực khai thác nước mặt: cân bằng nước giữa các vùng không được duy trì đúng mức và khai thác lạm dụng cho một số đối tượng phát triển có thể dẫn đến gia tăng sạt lở, sói lở, xâm nhập mặn, bồi lắng, đổi dòng chảy.

- Các vùng, khu vực ở sâu trong nội tỉnh có các làng nghề tương đối tập trung nhất là các loại hình làng nghề tái chế kim loại, cơ khí, chế biến lương thực, thực phẩm phát thải nhiều chất thải độc hại hoặc các chất gây ô nhiễm môi trường có khả năng lan truyền thành diện rộng.

- Ở vùng ven biển nơi có các làng nghề hoặc các làng có nghề chế biến thủy hải sản (nước mắm, hải sản đông lạnh...) tập trung sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt, nước biển ven bờ, ô nhiễm đất, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sống và môi trường du lịch của vùng ven biển.

- Vùng du lịch biển Quỳnh Lưu-Diễn Châu-Nghi Lộc bị xung đột với các hoạt động nuôi trồng thủy sản mặn, lợ ven biển và các hoạt động dịch vụ biển.

Một phần của tài liệu mt_52_ (Trang 122 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w