Đặc điểm xu hướng biến đổi của các yếu tố môitrường bị tác động bởi các hoạt động phát triển

Một phần của tài liệu mt_52_ (Trang 78 - 92)

II Môitrường sinh vật và hệ sinh thá

3.4.Đặc điểm xu hướng biến đổi của các yếu tố môitrường bị tác động bởi các hoạt động phát triển

động bởi các hoạt động phát triển

3.4.1. Xu hướng biến đổi của điều kiện tự nhiên. 3.4.1.1. Điều kiện địa chất, địa mạo

- Gia tăng phân mảnh tiểu khu vực, làm giảm tính thống nhất tự nhiên của tỉnh Nghệ An (chủ yếu do việc mở rộng, gia cố, xây dựng mới hệ thống đê điều, đường giao thông, khu đô thị, các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện), dẫn tới giảm chức năng tự làm sạch môi trường của các thực thể địa lý, địa chất.

- Tăng cường tốc độ xâm nhập các chất ô nhiễm vào các tầng đất đá thông qua các “cửa sổ tác động” (chủ yếu là hệ thống giếng khoan, hố đào, hầm lò, bãi rác), dẫn đến chuỗi lan truyền, trao đổi, chuyển hoá trong lòng đất, tiềm ẩn những nguy cơ tai biến môi trường.

- Gia tăng xói lở bờ sông, bờ suối: nhu cầu vật liệu xây dựng (cát, sỏi) cho phát triển tăng cao, nếu không được quản lý chặt chẽ, khoa học đối với các điểm khai thác thì thiệt hại ngày càng lớn hơn vì không gian phát triển ngày càng tiến tới sát bờ sông hơn. Ngoài ra, sự phân bổ nguồn nước giữa các ngành nếu không được tính toán kỹ lưỡng cũng dẫn tới gia tăng sạt lở bờ.

- Sụt lún karstơ: không liên quan trực tiếp đến quá trình phát triển theo quy hoạch, nhưng sự mở rộng và nâng cấp không gian phát triển trên các vùng karstơ phủ sẽ làm cho quá trình sụt lún tự nhiên có nguy cơ trở thành dạng tai biến.

3.4.1.2. Điều kiện địa chất thuỷ văn

Trong quá trình thực hiện quy hoạch, các điều kiện địa chất - địa chất thuỷ văn ít bị biến đổi ngoại trừ các tác động do các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc khoan khai thác nước dưới đất không hợp lý. Sự biến đổi này nhiều khi không diễn ra ngay lập tức mà diễn ra sau khi các công trình hoàn thành, thậm chí rất lâu sau mới diễn ra, gây khó khăn cho công tác khắc phục.

3.4.2. Xu hướng biến đổi của môi trường sinh vật.

Do những tác động của tự nhiên và hoạt động phát triển kinh tế mà hệ sinh thái có những biến đổi theo chiều hướng tiêu cực :

Tác động do các trận gió bão, mưa to, mưa đá làm đổ gãy những cây cổ thụ và các loại cây con tạo ra các khoảng trống làm mất cân bằng của các hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái núi đá vôi, hệ sinh thái nông nghiệp. Đặc biệt ở vùng ven biển, cửa sông gió bão dẫn đến phá hủy các đê sông - biển, gây ngập mặn đồng ruộng ảnh hưởng đến hệ sinh thái ven biển và cửa sông.

Sự gia tăng dân số sẽ làm suy thoái các hệ sinh thái do lượng chất thải cùng với nhu cầu sử dụng tài nguyên tăng.

Trong quá trình xây dựng các KCN, cụm CN, các làng nghề và khi chúng đi vào hoạt động thì diện tích đất nông nghiệp, đất ở bị mất đi cùng với việc gia tăng nước thải, chất thải sẽ ảnh hưởng đến môi trường các hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái thủy sinh, hệ sinh thái khu dân cư.

Xây dựng các nhà máy thủy điện Bản Vẽ, Khe Bố và một số nhà máy thủy điện nhỏ khác ở vùng núi phía Tây của tỉnh sẽ ảnh hưởng đến Đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Pù Mát và các khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, Pù Huống, cụ thể là làm giảm diện tích rừng, thay đổi sinh cảnh của động vật hoang dã...

Phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng (ở rừng và biển) thuộc vùng có hệ sinh thái nhạy cảm một mặt góp phần phát triển ngành du lịch, mặt khác lại là mối đe dọa đối với đa dạng sinh học vì nhiều loài sinh vật hoang dã quý hiếm có thể bị săn bắt phục vụ nhu cầu ẩm thực, đồ lưu niệm của khách.

Phát triển trồng trọt theo hướng thâm canh sẽ cần một lượng phân bón rất lớn dẫn đến gia tăng dư lượng phân bón và các hóa chất bảo vệ thực vật làm tiêu diệt một số loài sinh vật ở hệ sinh thái nông nghiệp, đó là những nguyên nhân làm suy giảm tính đa dạng sinh học.

Chất thải từ những ao nuôi trồng thủy sản sẽ ảnh hưởng đến các hệ sinh thái nhạy cảm vùng cửa sông ven biển và ảnh hưởng đến hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái khu dân cư.

3.4.3. Xu hướng biến đổi của các yếu tố môi trường.

3.4.3.1. Xu hướng biến đổi của môi trường không khí

Môi trường không khí, nhất là tại các khu vực đô thị và các khu, cụm công nghiệp sẽ có xu hướng gia tăng ô nhiễm bởi các khí thải độc hại và bụi từ hai nguồn thải chính là sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và hoạt động giao thông vận tải. Theo số liệu dự báo đến năm 2020 từ các khu công nghiệp lượng khí thải độc hại được phát thải sẽ lên tới 94.971 tấn/năm và lượng bụi sẽ là 9.054 tấn/năm (trong trường hợp không có giải pháp giảm thiểu), gấp nhiều lần so với hiện nay. Cùng với sự phát triển của đô thị, quá trình đô thị hoá nông thôn, mức độ ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông sẽ ngày càng lớn, nhất là dọc theo các trục đường giao thông chính và tại các nút giao thông. Mật độ dân số và mức sống tăng sẽ kéo theo sự gia tăng nhanh chóng của phương tiện giao thông tư nhân như ô tô, xe máy, xe tải... nên vấn đề ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải sẽ là một vấn đề môi trường bức xúc, cần có những giải pháp để giảm thiểu.

Bên cạnh đó, việc gia tăng mạnh các CTR, đặc biệt là các chất thải có chứa các chất hữu cơ cũng sẽ gây nên ô nhiễm môi trường không khí ở các khu vực đô thị nếu không có những giải pháp thu gom và xử lý triệt để.

3.4.3.2. Xu hướng biến đổi của môi trường nước mặt 1. Nguồn nước

Đối với tỉnh Nghệ An, xu hướng biến đổi của môi trường nước mặt sẽ liên quan chặt chẽ đến phương hướng sử dụng nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất theo Quy hoạch.

Mức độ đáp ứng về trữ lượng nước mặt đến năm 2020 được dự báo như sau:

Tỉnh Nghệ An có nguồn tài nguyên nước mặt được xếp vào mức trung bình. Theo chỉ tiêu đánh giá của Hội tài nguyên nước Quốc tế (IWRA), Nghệ An được xếp vào khu vực đủ nước sử dụng. Tuy nhiên do tài nguyên nước phân bố không đều theo không gian và thời gian nên đã xuất hiện các khu vực thiếu nước và làm giảm khả năng sử dụng nước cho các hoạt động kinh tế - xã hội.

Theo phương án phát triển KT - XH đến năm 2020, lượng nước yêu cầu cho các ngành tăng cao: Nông nghiệp : 2670 triệu m3/năm; Công nghiệp: 64 triệu m3/năm và sinh hoạt: 192 triệu m3/năm

Do xây dựng một số hồ chứa lớn trên sông với mục đích điều hòa dòng chảy và phát điện như Bản Vẽ, Hủa Na... nên khả năng xâm nhập mặn sẽ gia tăng. Để đẩy mặn cần lượng nước trung bình 72,3 m3/s và lưu lượng nước duy trì dòng chảy sinh thái là 173 m3/s. Như vậy với nguồn nước hiện tại (chưa tính đến biến đổi khí hậu toàn cầu) trong mùa kiệt, nhu cầu dùng nước vượt quá lượng nước đến. Phân tích cân bằng nguồn nước trong 25 năm, có tới 22 năm bị hạn (chiếm 88%). Vì vậy để khai thác nguồn nước có hiệu quả, cùng với việc giảm thiểu các thiên tai liên quan đến dòng chảy cần phải xây dựng các công trình khai thác nguồn nước.

2. Chất lượng nước

a) Lượng chất thải của các hoạt động phát triển KT-XH làm biến đổi chất lượng môi trường nước:

- Từ quá trình đô thị hóa

Theo dự báo, lượng nước thải sinh hoạt từ các khu vực dân cư đô thị trong tỉnh đến năm 2020 ước tính đạt 153 triệu m3/năm, trong đó các chất thải gây ô nhiễm là 330.871 tấn/năm. Nếu lượng chất thải gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt không có những biện pháp xử lý trước khi thải vào môi trường thì sẽ gây ô nhiễm lớn cho các nguồn nước nước tự nhiên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Đối với khu đô thị lớn - Thành phố Vinh: Nước thải từ các hộ gia đình, khách sạn, trường học, cơ quan chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. Đặc điểm cơ bản của nước thải sinh hoạt là trong đó có hàm lượng

cao của các chất hữu cơ không bền vững, dễ bị phân huỷ sinh học, chất dinh dưỡng, chất rắn và vi trùng.

Khi thực hiện quy hoạch, thành phố Vinh sẽ được xây dựng một mạng lưới thu gom và các trạm xử lý riêng trước khi đưa ra môi trường (bằng các trạm xử lý và hồ sinh học). Như vậy, nước thải của các khu dân cư và công nghiệp sẽ đạt ở tiêu chuẩn nước thải công nghiệp và sinh hoạt loại B trước khi đổ vào các hệ thống kênh dẫn thải cấp I như kênh bắc, mương Hồng Bàng, kênh số 1, 2, 3 và mương Đông Hưng. Việc này sẽ cải thiện rất nhiều tình trạng ô nhiễm môi trường nước của các sông kênh trong thành phố Vinh. Chất lượng nước các kênh sông và hồ trong thành phố sẽ tương tự như nước sông Lam ở mức ô nhiễm nhẹ.

Đối với các khu dân cư (thị trấn, thị tứ) cũng được quy hoạch các hệ thống cấp thoát nước đảm bảo tiêu chuẩn nên cũng sẽ làm giảm thiểu ô nhiễm cho các nguồn nước.

b. Từ xây dựng các khu công nghiệp:

Theo dự báo, lượng nước thải công nghiệp đến năm 2020 là 51 triệu m3/năm, trong đó lượng chất thải gây ô nhiễm là 13.848 tấn/năm. Nếu lượng chất thải độc hại này không được xử lý trước khi thải vào môi trường sẽ gây ô nhiễm lớn đến các nguồn nước.

Tuy nhiên, theo quy hoạch các nhà máy sản xuất trong các khu, cụm công nghiệp sẽ phải có các hệ thống xử lý nước thải trước khi đổ ra môi trường. Như vậy lượng chất thải độc hại sẽ được quản lý và xử lý và khả năng gây ô nhiễm lớn cho môi trường sẽ được hạn chế. Bên cạnh đó các cơ sở sản xuất sẽ phải thực hiện và chịu sự giám sát nghiêm ngặt của Luật Môi trường. Lượng nước thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 6980:2001, TCVN 6981:2001, TCVN 6982:2001, TCVN 6983:2001, TCVN 6984:2001, TCVN 6985:2001, TCVN 6986:2001 và TCVN 6987:2001).

c. Từ khai thác khoáng sản

Theo quy hoạch, Nghệ An sẽ đẩy mạnh việc khai thác một số loại khoáng sản gắn liền với chế biến. Việc gia tăng khai thác và chế biến khoáng sản (đặc

biệt là thiếc ở Quỳ Hợp) có khả năng gây ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm nguồn nước nói riêng nếu không thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường. Nước thải do khai thác và chế biến khoáng sản có thể chảy xuống các sông suối, các vùng trũng gây ô nhiễm nguồn nước. Nếu lượng mưa lớn và có mức độ tập trung cao sẽ cuốn trôi theo đất đá, hoá chất trong khu khai thác - chế biến xuống các sông suối và vùng trũng, làm gia tăng độ đục, hàm lượng cặn lơ lửng và hàm lượng kim loại nặng trong nước. Mặt khác, việc ô nhiễm môi trường nước cũng tác động đến môi trường sống của các loài động - thực vật tại khu vực khai thác.

d. Từ nuôi trồng thủy sản mặn, lợ

Theo quy hoạch, đến năm 2020 diện tích nuôi tôm công nghiệp ven biển sẽ lên đến 2.500 ha, nuôi cá lồng trên biển lên đến 2000 lồng. Nước thải nuôi tôm công nghiệp là loại nước có hàm lượng các chất gây ô nhiễm cao, bao gồm các hóa chất, kháng sinh, chất hữu có từ thức ăn công nghiệp dư thừa nếu không được xử lý tốt trước khi thải ra môi trường thì sẽ gây ô nhiễm rất lớn đến nguồn nước mặt và nước biển ven bờ. Nguồn nước biển ven bờ bị ô nhiễm sẽ có những tác động tiêu cực đến hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng ven biển và các hệ sinh thái tự nhiên ven bờ.

3) Các hoạt động khai thác nguồn nước phục vụ phát triển KT-XH a) Đối với các dự án hồ chứa nước:

- Ngập đất vùng lòng hồ là vấn đề nan giải và có tác động lớn nhất tới môi trường của bất kỳ một dự án hồ chứa nào. Các tác động gồm mất đất, mất tài nguyên sinh học, di dân, chất lượng nước hồ,...

- Trong giai đoạn khai thác vận hành thì vùng thượng lưu và lòng hồ của các hồ chứa sẽ có nhiều vấn đề môi trường cần được quan tâm như hệ sinh thái nước được hình thành thay thế cho hệ sinh thái cạn trước đó, lòng hồ sẽ bị bồi lắng do các bùn cát xói mòn từ lưu vực vốn đã dốc và ít cây cối, do sạt lở bờ bãi,... Chất lượng nước trong những năm đầu thay đổi cơ bản do :

+ Bùn cát từ lưu vực đưa về trong mùa lũ làm bồi lắng dần dung tích chết của hồ chứa.

+ Các chất phân hủy từ hệ sinh thái cạn trong hồ trước đó không được thu dọn sạch.

- Do việc tích nước và điều tiết nước phục vụ tưới nên chế độ dòng chảy ở hạ lưu sẽ thay đổi, đặc biệt là mùa khô nước xuống hạ lưu sẽ giảm. Nước ngầm dọc sông hạ lưu cũng có thay đổi.

b) Đối với các dự án tiêu và chống lũ :

Trong thời gian thi công các công trình tiêu và chống lũ sẽ gây ra: Thay đổi điều kiện địa hình, bờ bãi và lòng dẫn của sông, làm thay đổi chất lượng nước sông; Mất đất canh tác, nếu các trục tiêu đi qua vùng đất nông nghiệp, thậm chí có thể phải di chuyển dân.

Trong giai đoạn vận hành các công trình phòng lũ sẽ có các tác động cục bộ như xói lở, bồi lắng dọc sông, đặc biệt là khu vực gần cửa sông ven biển. Với các công trình tiêu, các tác động chủ yếu là sạt lở do tiêu thoát không kịp, ngập úng cục bộ.

Mặt khác, việc xây dựng các công trình tưới, tiêu và phòng lũ sẽ có những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân trong tỉnh. Việc phòng chống lũ ở hạ lưu sẽ trở nên có hiệu quả hơn do các công trình tưới, tiêu và phòng lũ sẽ tạo điều kiện tăng khả năng tiêu, giảm diện tích ngập úng cho các vùng hạ lưu.

3.4.3.3. Xu hướng biến đổi của môi trường nước dưới đất

Trên thực tế hiện nay, việc khai thác nước dưới đất với quy mô lớn phục vụ các khu đô thị và các khu công nghiệp ở Nghệ An là rất hạn chế, không thể đáp ứng đủ nhu cầu. Vì vậy để thỏa mãn các nhu cầu về cấp nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai cần phải xây dựng các nhà máy nước khai thác nguồn nước mặt là chính. Nước ngầm chỉ có thể khai thác ở mức độ nhỏ lẻ mới đảm bảo an toàn về chất lượng và số lượng.

Chất lượng môi trường nước dưới đất sẽ chịu ảnh hưởng từ nhiều nguồn: từ lượng nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp, từ chất thải rắn các loại, từ sử dụng phân bón hoá học và thuốc trừ sâu. Theo dự báo đến năm 2020 lượng nước thải sinh hoạt lên tới 153,3 triệu m3/năm với lượng chất thải gây ô nhiễm là 330.871 tấn/năm, nước thải công nghiệp sẽ là 51 triệu m3/năm với lượng chất thải độc hại là 13.848 tấn/năm. Lượng CTR các loại lên đến 2,113 triệu tấn/năm trong đó chất thải nguy hại là 397.009 tấn/năm. Lượng chất thải này nếu không được thu gom và xử lý trước khi thải ra môi trường thì sẽ gây ô nhiễm lớn đến môi trường nói chung, đặc biệt là đối với môi trường nước dưới đất và nước mặt. Các chất thải độc hại sẽ theo nước ngấm xuống đất gây ô nhiễm đến nguồn nước dưới đất, đặc biệt là nước dưới đất tầng nông. Người dân vùng nông thôn có thói quen sử dụng nước dưới đất tầng nông hoặc nước mặt, do đó khả năng nhiễm bệnh, bị ngộ độc rất dễ xảy ra.

Do nhu cầu thâm canh tăng vụ, tăng năng suất của cây trồng, lượng phân bón hoá học và HCBVTV sẽ tăng lên trong thời gian sắp tới. Bên cạnh đó, ý

Một phần của tài liệu mt_52_ (Trang 78 - 92)