(Hình 5).
3.3.2.Các giải pháp khả thi để sử dụng bền vững tài nguyên khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, Ninh Bình bồi ven biển huyện Kim Sơn, Ninh Bình
Các giải pháp có thể phân thành 3 nhóm lớn: các giải pháp quy hoạch; các giải pháp quản lý; các giải pháp giáo dục, đào tạo. Một phần các giải pháp nêu lên sau đây đã được các tổ chức và cơ quan chức năng trung ương và địa phương tiến hành trong thời gian qua và hiện nay.
Giải pháp quy hoạch
Quy hoạch là giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất trong việc phát triển hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, bao gồm các nội dung: quy hoạch đầm nuôi, quy
hoạch nguồn nước mặn và nước ngọt, quy hoạch hạ tầng cơ sở thức ăn và con giống, quy hoạch các cơ sở chế biến và tiêu thụ. Các nội dung này cần được thực hiện đồng bộ và thống nhất để tạo ra hiệu quả phát triển phát triển bền vững vùng.
Việc quy hoạch đầm nuôi đã xác định ở trong các chủ trương phát triển kinh tế của huyện và được định hướng dựa trên các xu hướng biến động của tài nguyên đất khu vực. Các khu vực đầm nuôi trong và ngoài đê đã được thể hiện trên bản đồ (Hình 5)
Việc quy hoạch hệ thống cung cấp nước (mặn và ngọt) và tiêu thoát nước cho hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn là rất cần thiết vì hệ thống này hiện nay không phù hợp cho nhu cầu phát triển diện tích đầm nuôi. Như đã nói ở trên, ở khu vực chưa có hệ thống cấp nước ngọt đảm bảo chất lượng cho các đầm nuôi. Việc sử dụng các kênh vừa tưới và vừa tiêu nước nông nghiệp làm nguồn nước cấp ngọt cho hoạt động nuôi trồng thuỷ sản có thể gây nên ô nhiễm môi trường nước trong các đầm nuôi, vừa nhiễm bệnh cho thuỷ sản nuôi trồng. Theo tác giả, có hai phương án giải quyết nguồn nước ngọt cho các đầm nuôi:
- Xây dựng các trạm khai thác nước ngầm quy mô từ 1000 - 2000 m3/ngày làm nguồn cấp nước ngọt trực tiếp cho các địa điểm nuôi trồng thuỷ sản. Để làm việc này cần phải có các nghiên cứu bổ sung và phương án kỹ thuật khai thác và xử lý nước ngầm chứa Fe trong khu vực nghiên cứu. Các trạm nước cấp này đồng thời có thể đảm nhiệm cung cấp nước sinh hoạt cho các khu dân cư tập trung trong vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn.
- Xây dựng hệ thống kênh lấy nước ngọt từ sông Đáy tới các khu vực Nông trường Bình Minh, Bình Minh 2, Bình Minh 3.
Tương tự như vậy, cần xây dựng hệ thống kênh cấp nước mặn cho vùng nuôi ở Nông trường Bình Minh. Quy mô kích thước các cống tiêu thoát nước cần phải điều chỉnh lại cho phù hợp với nhu cầu nước của từng vùng nuôi cụ thể.
Hạ tầng cơ sở chủ yếu của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản là các trại giống và cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm cần phải đầu tư nghiên cứu xây dựng, cũng như khai thác hợp lý các cơ sở hiện có ở huyện Kim Sơn và tỉnh Ninh Bình.
Giải pháp quản lý
Quản lý vùng bãi bồi là một vấn đề quan trọng, để đạt được hiệu quả kinh tế và phát triển môi trường bền vững thì cần xác định rõ vai trò chính quyền các cấp và các tổ chức kinh tế, xã hội. Tức là đối với cấp tỉnh thì UBND Tỉnh là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, nghiên cứu ban hành các cơ chế chính sách để UBND huyện và các xã có lợi ích tại khu vực bãi bồi khai thác sử dụng có hiệu quả bãi bồi. UBND huyện Kim Sơn là cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý vùng bãi bồi theo quy hoạch và kế hoạch, vận động đầu tư và là chủ đầu tư cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu được thuê, quản lý nguồn thu cho ngân sách, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư và tiêu thụ sản phẩm, quản lý an ninh trật tự khu vực bãi bồi. UBND xã có nguồn lợi từ khu vực bãi bồi là cơ quan trực tiếp quản lý người lao động, hướng dẫn người lao động chấp hành nghiêm những cam kết đã ký trong hợp đồng thuê đất, đồng thời phối hợp với UBND huyện đảm bảo an ninh trật tự và giải quyết các khúc mắc phát sinh. Các cấp chính quyền trên cần phối hợp đồng bộ với nhau để quản lý một số vấn đề của khu vực bãi bồi như sau:
- Quản lý tốt hệ thống lấy nước mặn, quản lý hoạt động khai thác nước ngầm làm nguồn nước sinh hoạt cho các khu vực dân cư và hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, tránh tình trạng khai thác không có giấy phép tràn lan hiện nay, dẫn tới khả năng ô nhiễm nguồn nước ngầm có chất lượng tốt và lưu lượng lớn hiện nay của khu vực nghiên cứu.
- Quản lý nguồn giống và các cơ sở chế biến thức ăn nuôi trồng (sẽ phát triển trong tương lai) ở khu vực nghiên cứu, nhằm đảm bảo chất lượng tốt nguồn giống và thức ăn cho hoạt động nuôi trồng.
- Hình thành cơ sở quản lý môi trường nước và đất của các đầm nuôi trồng thuỷ sản và môi trường nước và đất tự nhiên trong khu vực, để kịp thời và
chủ động đưa ra các biện pháp hạn chế các biến động về môi trường nước và đất khu vực nghiên cứu.
- Quản lý các cơ sở chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản cho toàn khu vực nghiên cứu. Hiện tại là các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân đã và đang thuê đất để sản xuất và kinh doanh trên khu vực.
Giải pháp giáo dục - đào tạo
Các nội dung cần thực hiện có thể bao gồm:
Giáo dục ý thức người dân khu vực trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên ở vùng bãi triều như: rừng ngập mặn, các loại con giống đánh bắt, môi trường đánh bắt
Giáo dục người dân ý thức trách nhiệm tôn trọng các quy định luật pháp khai thác nước ngầm, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và hoá chất nuôi trồng thuỷ sản, quy định lấy nước và thải nước tại các đầm nuôi
Đào tạo các cán bộ có nghiệp vụ kỹ thuật về nuôi trồng và quản lý môi trường làm nền tảng cơ bản cho hoạt động của dân cư địa phương. Đào tạo các bộ phận quản lý địa phương, các kiến thức và phương pháp quản lý tổng hợp đới bờ, làm cơ sở để đề xuất và thực hiện công tác quản lý hành chính tại địa phương.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ