Hiện trạng sử dụng đất

Một phần của tài liệu mt_50_ (Trang 26 - 29)

Qua khảo sát thực tế và đánh giá tác động tương tác mặn, ngọt của sông và biển, chúng tôi phân điều kiện môi trường sinh thái của vùng nghiên cứu thành ba phân vùng khác nhau:

Phân vùng sinh thái bãi triều và rừng ngập mặn ven biển

Trong phạm vi vùng nghiên cứu thuộc phân vùng này là diện tích phần phía tây cửa sông Đáy, được giới hạn từ vòng cung Cồn Mờ (phương đông bắc – tây nam) đến bãi triều ven đê ngăn mặn ngoài cùng, tổng diện tích khoảng 45 km2. Trong đó bãi triều có rừng ngập mặn chiếm diện tích khoảng 17 - 18 km2, còn lại là diện tích ngập nước thường xuyên.

Hệ thống rừng ngập mặn ở vùng nhìn chung còn thưa, đa số là diện tích mới trồng. Các loại cây trồng chính là sú vẹt, ít bần, trang, ở diện tích cao của Cồn Mờ có trồng ít phi lao. Đa số cây có độ cao phát triển từ 1 - 1,5 m. Nhiều chỗ mới trồng trong những năm gần đây khả năng chắn sóng còn kém, trật tự cây trồng chưa đảm bảo yêu cầu theo thứ tự là bần trang phía ngoài và sú vẹt ở phía trong. Trừ một số diện tích nhỏ ở Cồn Mờ và bãi triều sát ngoài đê ngăn mặn là nổi khi triều xuống và ngập khi triều lên còn lại là thường xuyên ngập nước biển.

Động vật ở vùng này chủ yếu là tôm, cua, cá nước lợ ven bờ, trong bùn là các loại chân đầu, chân bụng (hai mảnh). Một số loài như cò trắng, cò nâu, rẽ giun đến để kiếm ăn, không có hoạt động của chim di trú.

Môi trường ở phân vùng sinh thái này chịu tác động và ảnh hưởng thường xuyên của thuỷ triều, dòng triều, sóng và gió cùng các dòng chảy của sông ngòi từ đất liền. Hoạt động nhân sinh trong phạm vi phân vùng này gồm hoạt động đánh bắt thuỷ hải sản ven bờ, sự qua lại của tàu, thuyền nhỏ.

Phân vùng sinh thái đầm ao nuôi trồng hải sản

Phân vùng sinh thái này được giới hạn từ đê ngăn mặn ngoài cùng đến đê ngăn mặn được sử dụng làm ranh giới phân chia địa giới giữa các xã Kim Trung, Kim Hải và Kim Đông với nông trường Bình Minh và xã Cồn Thoi. Diện

tích phân vùng sinh thái này khoảng 35 - 36 km2 gồm các xã Kim Trung, Kim Hải, Kim Đông và một phần diện tích do huyện trực tiếp quản lý.

Toàn bộ diện tích của phân vùng này chủ yếu được sử dụng làm đầm ao nuôi tôm, cua, cá và làm đất ở, đất trồng cói. Ngoài cói, các loại cây trồng chính là cây bóng mát như phi lao, xà cừ, điền thanh dọc theo đường đi, kênh mương, các loại cây ăn quả tạp trong vườn ở của dân như nhãn, vải, cam, bưởi. Một số loại cây lấy gỗ như tre, xoan, bạch đàn, xà cừ.

Hệ thống đầm ao nuôi hải sản ở đây không đều. Kích thước rộng, hẹp khác nhau. Độ sâu trung bình khoảng 1 - 1,5m đều có hệ thống điều tiết nước qua các kênh mương.

Động vật trong phân vùng sinh thái này ngoài tôm, cua, cá nuôi trong đầm ao còn có gia súc như bò, lợn, chó, dê; các gia cầm như vịt, ngan, gà trong các hộ của các xóm thôn dân cư các xã mới thành lập như Kim Hải, Kim Trung và Kim Đông.

Sinh thái ở phân vùng này chịu tác động của thuỷ triều và dòng chảy sông nhưng có sự điều tiết của con người qua hệ thống cống ở các kênh mương dẫn. Ngoài ra hàng ngày các đầm ao trong phạm vi phân vùng còn tiếp nhận một lượng lớn thức ăn chăn nuôi, cũng như tiếp nhận một số lớn các chất thải sinh hoạt từ các cụm xóm dân cư. Rõ ràng trong hoàn cảnh các khu dân cư ở liền kề các đầm ao nuôi thuỷ sản thì về lâu về dài chất thải sinh hoạt của con người ít nhiều sẽ có ảnh hưởng đến chất lượng cũng như năng suất sản phẩm.

Phân vùng sinh thái ruộng lúa nước ven biển

Tổng diện tích của phân vùng này của huyện Kim Sơn khoảng 34-35 km2, bao gồm các xã Kim Tân, Kim Mỹ, Cồn Thoi và nông trường Bình Minh. Phần lớn diện tích của vùng này là các cánh đồng trồng lúa nước một năm hai hoặc ba vụ. Xen giữa các cánh đồng lúa là các cụm dân cư, các thị tứ, thị trấn, các hệ thống kênh mương máng,…. Thực vật phát triển trong phạm vi này ngoài lúa nước còn có cói, các cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây bóng mát trong vườn dân ở, dọc các hệ thống kênh mương và đường giao thông như: cam, bưởi, mít, ổi, tre,

xoan, bạch đàn, xà cừ. Dọc theo các mương kênh phát triển rất nhiều bèo tây. Động vật cũng gồm chủ yếu là gia súc như trâu, bò, lợn, dê, chó được các hộ dân nuôi theo quy mô nhỏ lẻ. Đáng chú ý là các loại gia cầm gà, vịt, ngan khá phát triển đặc biệt là vịt đàn lấy trứng và lấy thịt. Trong các ao đầm và kênh mương có cá, tôm, cua nước ngọt. Trên các cánh đồng có nhiều cua, ốc, cá tự nhiên nên có cò, vạc đến để kiếm ăn.

Môi trường trong phạm vi phân vùng sinh thái này chịu tác động ảnh hưởng của các dòng sông, ngòi, kênh mương chủ yếu là nước ngọt và hoạt động canh tác, trồng trọt, chăn nuôi và các sinh hoạt khác của con người.

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu mt_50_ (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w