Biện pháp chốn gô nhiễm không khí

Một phần của tài liệu giám sát ô nhiễm môi trường ở đồng bằng sông Cửu Long (Trang 75 - 77)

X. CHÙA HANG

2. Biện pháp chốn gô nhiễm không khí

Để giảm thiểu tác động môi trường không khí ta có thể áp dụng một trong các biện pháp sau:

− Sản xuất ở độ ẩm ướt cao những công đoạn cho phép (ví dụ ủi, xúc, đập sơ bộ, phân loại đá, chuyên chở xe tải...), phun nước giữ ẩm liên tục tại các đầu rót của băng tải vận chuyển đá.

− Tăng cường xe hút bụi thu gom bột phế liệu, clinker, xi măng rơi vãi trong khu vực sản xuất. Vệ sinh công nghiệp sẽ được duy trì thường xuyên bao gồm vệ sinh trong nhà xưởng và khu vực kho chứa và xuất xi măng bao, bến xuất clinker…nhằm thu gom toàn bộ nguyên liệu, sản phẩm rơi vãi trong phạm vi nhà máy.

− Sử dụng xe quét đường để tăng cường khả năng làm vệ sinh đường nội bộ, bến bãi…thường xuyên phun nước làm ẩm đường nội bộ nhất là trong mùa khô nóng, hạn chế bụi phát tán theo gió.

− Các khu vực không tráng nhựa cần phủ cỏ, trồng cây. Trồng cây xanh xung quanh nhà máy để cải thiện môi trường, giảm tiếng ồn và bụi phát tán ra ngoài. Nâng cấp cơ sở hạ tầng như bê tông hoá đường bộ để thuận tiện khi làm vệ sinh thu gom bụi bằng xe quét đường và giảm bụi bốc lên do xe chạy trên đường.

− Dùng nhiên liệu (than hoặc dầu) có hàm lượng lưu huỳnh thấp − Áp dụng công nghệ tiên tiến.

− Xây dựng ống khói có chiều cao phù hợp trong mối tương quan với lưu lượng, nồng độ khí thải, địa hình và điều kiện khí hậu khu vực.

Ngoài ra còn cải thiện các điều kiện làm việc:

− Điều kiện làm việc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của cán bộ, công nhân viên làm việc trong nhà máy. Để giảm thiểu những ảnh hưởng này, cần thực hiện một số biện pháp sau:

− Để chống nóng tại chống nóng tại nơi làm việc, các khu vực lao động phải được làm mát tự nhiên bằng các hệ thống thông thoáng và đảm bảo chế độ vi khí hậu bên trong công trình nhất là tại những vị trí thao tác của người công nhân bằng cách thiết lập hệ thống thông gió tự nhiên, hệ thống thông gió hút, thông gió chung hoặc thông gió cục bộ.

− Cung cấp đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân cho công nhân. Trang bị thiết bị bịt tai chống ồn cho công nhân làm việc ở nơi có tiếng ồn cao, khẩu trang, mũ bảo hộ…

− Cơ giới hoá sản xuất, tránh lao động gắng sức, phải hít thở nhiều làm lượng bụi xâm nhập vào phổi tăng lên.

− Thực hiện các công tác kiểm tra định kì về sức khoẻ cho công nhân, đặc biệt là ở những bộ phận làm việc ở những khu vực có mức độ ô nhiễm cao như khu vực gây ra tiếng ồn lớn, hoặc phát sinh lượng bụi cao…

Ở công ty đã lắp đặt hệ thống xử lý bụi hiện đại nhất là công nghệ lọc bụi tĩnh điện và lọc bụi túi, do đó lượng bụi phát thải ra môi trường đã được cải thiện rất nhiều

3. Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường của chất thải rắn

− Chất thải rắn sinh ra trong quá trình hoạt động của nhà máy bao gồm tro, xỉ than, xi măng đóng rắn, ngoài ra là phế thải, nguyên vật liệu rơi vãi trong quá trình vận chuyển.

− Do đó ta có thể áp dụng các biện pháp sau:

− Xây dựng kho, bãi theo tiêu chuẩn để chứa và bảo quản xỉ than dùng trong mục đích khác.

− Các chất thải rắn hữu cơ đựơc tái sử dụng, các chất vô cơ bền vững ít đôc hại, bao bì, giấy phế thải và rác thải sinh hoạt cần có biện pháp thu gom và xử lý tập trung.

− Hạn chế tối đa lượng chất thải rắn từ nhà máy.

− Thu gom và tồn chứa chất thải hợp lí để ngăn ngừa chất thải phát tán trở lại môi trường.

− Xử lý các chất thải độc hại trước khi thiêu huỷ tại bãi rác. − Quy hoạch chôn bãi chôn lấp chất thải rắn của nhà máy.

Trong quá trình khai thác: đất đá thải (kém chất lượng) phải được san ủi tạo bờ ao không cho đất đá trôi ra xa khu vực khai thác. Phải có các rảnh thoát nước thích hợp tại công trường để tránh tù đọng nước hoặc xói lở trôi bùn. Đất đá vương vãi do nổ mìn và do vận chuyển phải được thu gom thường xuyên để tận dụng như là nguồn nguyên liệu.

Một phần của tài liệu giám sát ô nhiễm môi trường ở đồng bằng sông Cửu Long (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w