Kết hợp cải tạo, xây dựng, phát triển các công trình giao thông vận tải với hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và kiến trúc đô thị

Một phần của tài liệu Bước đầu xác định thiệt hại kinh tế do hoạt động giao thông đối với môi trường thành phố Hà Nội (Trang 70 - 74)

III. KIẾN NGHỊ VÀ CÁC GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

3.3.2.Kết hợp cải tạo, xây dựng, phát triển các công trình giao thông vận tải với hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và kiến trúc đô thị

vận tải với hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và kiến trúc đô thị

Do đặc điểm chính của mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông của Hà Nội là hầu hết các đường hướng tâm, bên cạnh đó đô thị hóa ở Hà Nội đang được lan rộng vì vậy, chuyến đi từ vùng này sang vùng khác qua các tuyến đường chiếm một khối lượng rất lớn. Để đảm bảo phát triển mạng lưới giao thông một cách hợp lý thì việc cần thiết là phải kết hợp giữa cải tạo, phát triển các công trình giao thông với xây dựng phát triển đô thị. Trên cơ sở đó, một số giải pháp được đề xuất:

Về cơ sở hạ tầng, theo quyết định 108/1998/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2020 thì: hướng phát triển lâu dài của Thành phố Hà Nội chủ yếu về phía Tây, hình thành chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hoà Lạc - Sơn Tây (tỉnh Hà Tây); phía Bắc là cụm đô thị Sóc Sơn (TP Hà Nội) - Xuân Hoà - Đại Lải - Phúc Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) và các đô thị khác nhằm khai thác lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên giao thông và cơ sở hạ tầng. Vì vậy, cần kết hợp dãn dân đô thị và xây dựng cơ sở hạ tầng như xây dựng các đường vành đai 3, các trục đường hướng tâm song song với các cửa ngõ đô thị để giảm tải

mật độ tập trung vận tải cho các trục đường này, đồng thời giảm tải cho vành đai 2 và vành đai 1.

Bên cạnh đó, về trật tự giao thông đô thị thực hiện Nghị định 36/CP của chính phủ về đường thông hè thoáng. Vỉa hè thông thoáng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng lưu thông trên đường. Hiện nay, vỉa hè của Hà Nội nhiều đoạn bị chiếm dụng làm người đi bộ phải đi xuống lòng đường, ảnh hưởng lớn đến tốc độ lưu thông, đồng thời người đi xe buýt cũng bị ảnh hưởng gián tiếp. Do vậy, hè đường thông thoáng cũng được coi như biện pháp gián tiếp để khuyến khích người đi xe buýt và tăng cường năng lực vận tải.

Trên đây là một số giải pháp trước mắt, về lâu dài thì trong các quy hoạch đô thị cần kết hợp quy hoạch mạng lưới giao thông phù hợp như xây dựng các khu đô thị mới có thể nằm ở vành đai 3 để giãn độ tập trung dân cư trong nội thành, đưa các phương tiện vận tải có khối lượng lớn (đường sắt, tàu điện ngầm,...) vào phục vụ để thuận tiện cho giao thông giữa nội thành và các khu vực khác,... Nhu cầu vận tải đô thị giữa thủ đô Hà Nội với các đô thị vệ tinh mới được tính bổ xung thêm cho các trục giao thông hướng tâm giữa Hà Nội qua các khu đô thị vệ tinh này theo quy mô của các khu đô thị theo các giai đoạn.

KẾT LUẬN

Giao thông là hoạt động không thể thiếu trong tiến trình phát triển của loài người. Xã hội càng phát triển thì giao thông càng hiện đại với những phương tiện cơ giới có tốc độ cao, khối lượng vận chuyển lớn. Thêm vào đó là sự phát triển của khoa học công nghệ thì hệ thống giao thông lại càng phong phú đa dang về chủng loại phương tiện. Tuy vậy bên cạnh những lợi ích to lớn của hệ thống giao thông cũng nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường do nó mang lại. Sự phát triển của các phương tiện giao thông cơ giới sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã làm ô nhiễm môi trường không khí tại những nơi tập trung dân cư và công nghiệp, cộng thêm các tác động khác liên quan tới tính mạng của con người do vận hành chúng. Do vậy, chuyên đề "Bước đầu đánh giá ảnh hưởng và xác định thiệt hại kinh tế do hoạt động giao thông tại Hà Nội " muốn tìm hiểu sâu thêm về tác động của giao thông tới chất lượng môi trường sống của con người để có một cái nhìn đúng đắn, sâu sắc hơn về vấn

đề này. Trong phạm vi đề tài này mới xem xét tới một số tác động chủ yếu của quá trình vận hành các phương tiện giao thông đô thị có ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân như thế nào.

Toàn bộ chuyên đề được chia làm ba phần:

Phần thứ nhất giới thiệu một số khái niệm về môi trường và các vấn đề môi trường có liên quan tới đề tài, đồng thời nêu một số phương pháp xác định các ảnh hưởng tới môi trường dưới góc độ kinh tế cũng như các kinh nghiệm của các nước khác trong việc đánh giá thiệt hại.

Phần thứ hai trình bày về thực trạng giao thông Hà Nội, những ảnh hưởng của giao thông đối với môi trường thành phố để từ đó cung cấp các số liệu phân tích cho phần sau.

Phần thứ ba trình bày các thiệt hại do giao thông đối với môi trường sống của con người dưới góc độ kinh tế (lượng hóa bằng tiền) nhằm đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để quản lý, kiểm soát giao thông, giảm bớt phát thải ô nhiễm và đảm bảo an toàn giao thông để đạt một mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng môi trường sống của con người.

Mặc dù với những hiểu biết còn hạn chế cũng như những khó khăn trong tìm kiếm những số liệu thực tế có liên quan tới vấn đề nghiên cứu mà có thể trong chuyên đề còn có những hạn chế về nội dung cũng như phương pháp nghiên cứu nhưng mục đích của chuyên đề là vận dụng những kiến thức đã học để tìm hiểu rõ hơn về một vấn đề môi trường trong thực tế xã hội.

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Bước đầu xác định thiệt hại kinh tế do hoạt động giao thông đối với môi trường thành phố Hà Nội (Trang 70 - 74)