Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa của người Thái ở Mai Châu.

Một phần của tài liệu tác động của du lich tơi đời sống văn hóa xã hội của người thái mai chau (Trang 39 - 47)

2. Giới thiệu lịch sử hình thành của người Thái Việt Nam và người Thái ở Mai Châu – Hòa Bình.

2.3.2.Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa của người Thái ở Mai Châu.

Mai Châu.

Đánh giá chung:

Tác động tích cực

Một trong những mục tiêu hàng đầu của du lịch cộng đồng là xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của người dân. Nhờ phát triển du lịch, cuộc sống của người dân ở Mai Châu đã có nhiều thay đổi. Trước hết, hoạt động du lịch giúp người dân khôi phục lại những ngành nghề thủ công truyền thống đã bị mai một, giải quyết vấn đề việc làm, tăng doanh thu từ việc cung cấp các loại hình dịch vụ... Hiện nay, một số hộ gia đình ở các bản đã đăng ký kinh doanh nhà nghỉ (bản Lác 27 hộ, bản Pom Coọng 12, bản Văn 3). Mức thu lưu trú qua đêm 20.000 đồng/đêm đối với khách nội địa và khách nước ngoài là 50.000 đồng/đêm. Mỗi nhà nghỉ trung bình chứa được 20 - 30 khách, nhà nghỉ lớn có khả năng chứa được 30 - 50 khách/đêm.

Du lịch phát triển cũng ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế của vùng, thúc đẩy phát triển trồng trọt và chăn nuôi tại địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức của du khách. Từ đây hình thành cơ cấu sản xuất thực phẩm phục vụ du lịch.

Văn hóa là bản sắc riêng của mỗi cộng đồng dân cư. Hoạt động du lịch ở Mai Châu đã góp phần quan trọng vào việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của người Thái. Trong bản hiện nay, đa số các gia đình vẫn sống trong ngôi nhà sàn truyền thống rộng rãi, sạch sẽ, bậc cầu thang lên vẫn tôn trọng quy tắc số lẻ. Bên trong có đầy đủ chăn, đệm, gối được gấp ngăn nắp, gọn gàng. Các món ăn đặc trưng như cơm lam, rượu cần... vẫn được người Thái chế biến. Người dân ở đây vẫn duy trì nghề trồng dâu nuôi tằm để dệt thổ cẩm với khoảng hơn 40 khung cửi. Ngoài ra, còn tận dụng những vật liệu sẵn có ở địa phương để sản xuất những mặt hàng lưu niệm bán cho khách.

Các giá trị văn hóa tinh thần như cưới hỏi, tang ma, văn nghệ, lối sống trong gia đình, quan hệ xã hội của người Thái về cơ bản vẫn còn được gìn giữ. Các đội văn nghệ của bản vẫn thường xuyên tập luyện các làn điệu múa, dân ca truyền thống như: múa xòe; nhảy sạp, hát mo, hát đối đáp giao duyên... Hiện nay, bản Lác có 4 đội văn nghệ thường xuyên biểu diễn phục vụ khách khi có yêu cầu. Bên cạnh đó, các mối quan hệ làng bản vẫn được duy trì ổn định, các hộ gia đình ứng xử thân thiện, giúp đỡ nhau trong việc đón tiếp khách.

Cảnh quan môi trường xanh, sạch, thoáng mát, khí hậu trong lành cũng chính là một trong những yếu tố thu hút khách đến Mai Châu. Hiện nay, đường đi trong bản đã bê tông hóa, được quét dọn sạch sẽ, thùng chứa rác đặt dọc đường đi. Các gia đình đều xây dựng hệ thống nhà vệ sinh tự hoại và nhà tắm tiện nghi.

Những ngôi nhà sàn truyền thống của người Thái ở Mai Châu đã bị biến đổi khá nhiều. Trong ngôi nhà truyền thống của người Thái bếp đun được đặt ở giữa nhà. Nhưng hiện nay, để có diện tích sàn phục vụ khách du lịch, bếp lửa đã được chuyển hẳn sang một gian nhà khác phía sau. Một số gia đình còn để bếp trên sàn nhưng chỉ là mô hình, không được sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày. Đa số các hộ gia đình đều xây những phòng nhỏ ở phía dưới gầm sàn, chuyển mọi hoạt động sinh hoạt xuống đây để bên trên làm nơi lưu trú cho khách. Do đó, tạo cho ngôi nhà sàn có hình dáng hai tầng, bên dưới được xây bằng gạch, phía trên lại mang dáng truyền thống. Thậm chí, một số gia đình ngăn sàn nhà thành những phòng nhỏ có lắp điều hòa. Theo kiến trúc nhà truyền thống, phía dưới chân cầu thang phải có mó nước (dụng cụ đựng nước bằng tre, nứa) để khách rửa chân trước khi đi lên trên, hay những cột gỗ được thay thế bằng bê tông... Những thay đổi này đáp ứng được nhu cầu lưu trú của khách nhưng đã làm phá vỡ lối kiến trúc nhà sàn truyền thống của cộng đồng.

Hiện nay, khi đến Mai Châu tham quan, du khách hiếm khi nhìn thấy những cô gái Thái mặc trang phục truyền thống. Thay vào đó là những bộ trang phục mới lạ và phổ biến của người Kinh. Họ chỉ mặc trang phục truyền thống vào một số ngày lễ trong năm hay khi biểu diễn văn nghệ cho khách du lịch. Điều này vô hình chung đã làm mất đi một phần giá trị bản sắc văn hóa dân tộc.

Du lịch phát triển nhanh, nhưng không có quy hoạch cụ thể dẫn đến phá vỡ cảnh quan, làm cho bản làng mang dáng dấp của một khu phố thị.

đơn sơ, bình dị vốn có của nó. Bên cạnh đó, lượng rác thải ngày càng lớn và vấn đề xử lý gặp rất nhiều khó khăn do chưa có sự quan tâm đúng mức của chính quyền địa phương.

2.3.2.1.Tác động của du lịch tới nhà cửa.

Điểm khác biệt nhất của nhà cửa người Thái so với người Việt và Hán là họ xây nhà sàn.Theo truyền thống, người Thái ở nhà sàn như họ đã xác định trong thành ngữ: "Nhà có gác, sàn có cột" (Hươn mi hạn quản mí xau). Nhà sàn của người Thái mang một nét đẹp riêng biệt, đơn sơ nhưng cũng không kém phần bề thế, sang trọng.

Trong ngôi nhà của người Thái xưa kia luôn có hai bếp lửa, một bếp dành cho người già và một bếp dành cho phụ nữ, nhưng ngày nay nhà sàn của người Thái chỉ còn lại một bếp lửa dành cho tất cả mọi người. Cầu thang lên nhà cũng là hai, một dành cho đàn ông, một cho đàn bà. Để trang trí nhà, người Thái khắc nhiều hoa văn họa tiết tinh xảo trên bậu cửa sổ, trên các tấm ván hình răng cưa làm chấn song cửa sổ, trên “khau cút” (hai tấm ván đóng chéo nhau hình chữ X trên đòn nóc). Các bản người Thái

thường sống quần tụ ở dưới chân núi đồi, nơi những dòng suối uốn mình chảy qua.

Ngôi nhà sàn được cấu trúc bởi các loại cây thân gỗ và các loại cây như tre, vầu, nứa... lợp bằng cỏ gianh. Nếu ai đó đã quen với nếp sống thủ công nghiệp mà chưa một lần được nhìn ngắm ngôi nhà của người dân tộc Thái thì khi được tận mắt ngắm nhìn sẽ không sao tránh khỏi ngạc nhiên, vì đó là một ngôi nhà sàn khá đồ sộ như nhà của các gia đình quý tộc ngày xưa mà "không phải dùng đến một mẩu sắt nhỏ nào trong thiết kế xây dựng".

Thay vào những cái đinh là cả một hệ thống dây chằng, buộc thắt khá công phu và tinh xảo bằng lạt, tre, giang và mây, hoặc vỏ những cây chuyên dùng như năng hu, năng xa, năng xiểu. Khi làm nhà, để nối cái cột kèo, người Kinh thường lắp mộng thắt, còn nhà sàn người Thái sử dụng những đòn dầm xuyên suốt qua các lỗ đục của các cột. Kiểu kiến trúc có vẻ đơn sơ nhưng lại rất chắc chắn, nó đủ lực để chống nắng, mưa, gió, bão và đặc biệt là động đất như hiện nay. Thậm chí có những nếp nhà sàn tồn tại tới hàng trăm năm. Chính vẻ đẹp khác biệt của ngôi nhà mang đậm nét văn hóa truyền thống ấy đã đem đến nguồn cảm hứng sáng tác cho một số thi sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ...

Bố cục trong nhà của người Thái ở Mai Châu phản ánh một trật tự xã hội mang tính phụ quyền thời xa xưa, đồng thời cũng thể hiện tính hợp lý cao độ của một nền nông nghiệp trồng lúa. Trong nhà cũng rất ít đồ đạc, không giường tủ, bàn ghế.

Từ khi du lịch phát triển vào đến nơi đây thì nhà cửa của người dân trong các bản cũng có nhiều sự thay đổi người Thái đã áp dụng những khoa học kỹ thuật để tự cải tiến và thay đổi kiến trúc nhà ở của mình. Sự cải tiến và thay đổi ấy phần lớn do ảnh hưởng bởi cách làm nhà của người Kinh. Nhà sàn được kê và lắp ghép theo phương pháp nối dầm vào cột bằng mộng thắt. Sự giao thoa văn hóa giữa hai dân tộc đã tạo ra các kiểu nhà sàn đẹp đẽ và bề thế vô cùng. Ngày nay, ở nhiều nơi, đặc biệt là dọc theo đường quốc lộ và ven thị trấn, thành phố, đã có nhiều nhà sàn lắp cầu phong litô lợp ngói (vì cỏ gianh ngày càng hiếm). Mọi người đang đua nhau xây dựng nhà ngói hai, ba,... tầng hoặc các kiểu nhà có mái bằng xi- măng cốt thép. Bởi vậy, bước tới các bản Thái, nhất là vùng dọc quốc lộ

có cấu trúc theo cung cách truyền thống một cách rõ rệt. .Tuy nhiên thì hiện tại ở các bản người Thái ở Mai Châu vẫn giữ được nhiều những ngôi nhà truyền thống của dân tộc mình với những ngôi nhà sàn bằng tre mai, chẻ ghép phẳng và mái bằng cỏ tranh, cột nhà.Cụ thể ở ba bản như sau: Bản Lác vẫn giữ được nhiều ngôi nhà sàn truyền thống với 105/114 (chiếm 92,1%) cột gỗ, sàn nhà bằng tre mai chẻ ghép phẳng có 100/114 (chiếm 87,7%), đặc biệt vẫn còn giữ được 49/114 mái nhà cỏ tranh (chiếm 43%). Trong bản hiện nay còn lưu giữ được hai ngôi nhà sàn mang đúng bản chất nguyên sơ của người Thái.

Bản Pom Cọong có 68/85 ngôi nhà cột gỗ (chiếm 80%), 66/85 sàn nhà bằng tre mai (chiếm 77,6%). Tuy vậy bản Pom Coọng còn ít nhà lợp mái bằng cỏ tranh, chỉ còn 12/85 (chiếm 14,1%)

Bản Văn cũng còn nhiều nhà truyền thống nhưng số lượng mái nhà lợp bằng cỏ tranh còn rất ít.

2.3.2.2. Tác động của du lịch tới trang phục.

Trang phục chứa những thông tin về sắc thái văn hóa tộc người, là dấu

hiệu nói lên rằng Tôi là ai?, thuộc dân tộc nào?, Địa phương nào? Do vậy trang phục khi không còn mang dấu hiệu đó nữa thì cũng có nghĩa là đó không phải là trang phục của dân tộc.Các sắc thái riêng trên trang phục thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau như kiểu cắt may, màu sắc và trang trí trên trang phục, thói quen và phong tục liên quan tới ăn mặc. Chính vì vậy trang phục của người Thái cũng cõ những nét đặc trưng riêng:

- Nam giới: Có áo ngắn và áo dài. Áo ngắn may bằng cách ghép 4 thân, hai thân trước và hai thân sau, xẻ ngực, hai bên nẹp áo có đính hàng cúc

vải. cổ áo tròn, cao độ 2cm. Áo dài quá đầu gối, xẻ tà, may bằng vải mộc hoặc lụa, sa tanh. Quần ống đứng và rộng, dài đến gót chân may bằng vải bông , nhuộm chàm hoặc nâu. Ngoài ra còn có khăn chít đầu và dải thắt lưng.

- Nữ giới: Cũng có hai loại là áo ngắn và áo dài.

Áo ngắn: Là chiếc áo mặc thường ngày của phụ nữ, áo ngắn có cổ tròn viền nhỏ xẻ hai bên vai để chui đầu khi mặc áo. Tay áo may bó sát lấy cánh tay. Thân áo dài khoảng 20 - 30 cm. Khi mặc, áo bỏ vào phía trong cạp váy. áo thường có màu xanh, màu đỏ, màu trắng, màu tím, thường dùng cho các phụ nữ cao niên.

Áo dài: May dài quá đầu gối, xẻ ngực, không cài khuy, không xẻ tà, màu đen hoặc màu xanh chàm. áo dài thường được mặc ra bên ngoài cho ấm. Thường ngày, phụ nữ Thái ở Mai Châu thắt một dải khăn trắng ngang thắt lưng rộng khoảng 20 cm, đầu khăn buông xuống bên hông trái. Ngoài ra còn có khăn chít đầu và đồ trang sức như xà tích, vòng bạc đeo cổ và đeo tay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trang phục của người Thái ở Mai Châu được phân biệt theo lứa tuổi, giới tính, trang phục ngày thường, trang phục ngày lễ.

Ngày nay về cơ bản dưới tác động của kinh tế xã hội đặc biệt là từ khi du lịch phát triển ở nơi đây do có sự giao lưu, ảnh hưởng của của khách quốc tế và các dân tộc khác trong nước đã làm cho những bộ trang phục ở nơi đây thay đổi đi rất nhiều, theo lối ăn mặc của người Kinh nhất là ở thị trấn. Một mặt nó phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội bây giờ, đáp ứng được sự hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, tiện lợi cho đi lại và làm việc. Mặt khác trang phục thay đổi cũng mất dần đi bản sắc văn hóa

nhìn nhận về đạo đức khác nhau, một số du khách không thấy những hành động, cử chỉ, cách ăn mặc,… của mình là không phù hợp với phong tục truyền thống của cư dân nơi đến du lịch. Điều đó hoặc sẽ là một gương xấu được một số thanh niên bản địa thiếu bản lĩnh bắt chước vì cho là “hiện đại”, “mốt”, “văn minh”, hoặc sẽ gây cho người dân một ấn tượng không đẹp về dân tộc có những người khách đó. Cũng xin lưu ý là không chỉ du khách xâm phạm đến thuần phong mỹ tục mà ngưới bản xứ cũng có một phần trách nhiệm trong vấn đề này. Do có những di biệt về tôn giáo, văn hóa, chính trị cho nên có thể xảy ra sự hiểu lầm, thậm chí dẫn đến hiềm khích, tạo nên căng thẳng giữa chủ và khách.

Nhìn chung theo thời gian, thái độ của người dân sở tại đối với du khách thay đổi dần từ tích cực sang tiêu cực.

Vào giai đoạn đầu khi những du khách đầu tiên xuất hiện, người dân địa phương tỏ ra vô cùng cao hứng. Du khách được tiếp đón nồng nhiệt, nhiều khi thái quá, với tất cả lòng quý trọng và mến khách của chủ. Theo thời gian, ngược với sự gia tăng của nguồn khách, tình cảm nồng hậu mà du khách đón chờ giảm dần. Quan hệ tình cảm giữa du khách và dân địa phương ngày càng trở nên nguội lạnh và thay vào quan hệ tình cảm đó là quan hệ buôn bán. Đại đa số du khách được tiếp đón với nghi lễ xã giao. Những cảm giác khó chịu đối với du khách xuất hiện. Sự có mặt của quá nhiều du khách tại địa phương đã ảnh hưởng đến tâm lý người địa phương, làm cho không ít người khó chịu. Nếu vào giai đoạn đầu, những hành vi, cách biểu cảm khác lạ của du khách làm cho người dân thấy ngộ nghĩnh và buồn cười thì nay có thể cũng với hành động ấy của du khách lại bị xem là lố bịch. Nếu như vào giai đoạn đầu, do cơ sở vật chất kỹ thuật chưa có, du khách được tiếp đón ở những điều kiện sẵn có ở địa phương như nhà dân, quán bình dân thì nay họ dần dần bị cô lập

trong các điều kiện được tạo nên để phục vụ riêng cho họ. Điều kiện tiếp xúc, giao tiếp cộng đồng giảm và do vậy sự cảm thông, đồng cảm cũng hạn chế rất nhiều. Tồi tệ hơn là khi xuất hiện tư tưởng và hành động chống đối du khách.

Hiện nay nam giới ở tất cả các bản người Thái ít sử dụng trang phục truyền thống, còn phụ nữ lại sử dụng trang phục truyền thống thường xuyên để tiếp khách du lịch còn ngày thường họ mặc trang phục như người Kinh. Các bản du lịch phát triển có tỷ lệ cao hơn hẳn so với các bản du lịch chưa phát triển. Các thanh thiếu niên nữ ở các bản có du lịch phát triển mạnh mặc trang phục truyền thống thường xuyên hơn so với các bản du lịch còn chưa phát triển

Một phần của tài liệu tác động của du lich tơi đời sống văn hóa xã hội của người thái mai chau (Trang 39 - 47)