Khái niệm du lịch

Một phần của tài liệu tác động của du lich tơi đời sống văn hóa xã hội của người thái mai chau (Trang 28 - 37)

2. Giới thiệu lịch sử hình thành của người Thái Việt Nam và người Thái ở Mai Châu – Hòa Bình.

2.2.2. Khái niệm du lịch

Ngày nay, du lịch được coi như là một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn cả ở Việt Nam. Tuy nhiên cho đến nay, không biết bao nhiêu nhận thức về du lịch vẫn chưa được thống nhất. Do hoàn cảnh khác nhau góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người lại có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Đúng như một chuyên gia đã từng nhận định:” có bấy nhiêu tác giả nghiên cứu về du lịch thì có bấy

nhiêu định nghĩa”

Theo từ điển bách khoa về du lịch:

Du lịch là tập hợp các hoạt động tích cực của con người nhằm thực hiệnmột dạng hành trình, là một công nghiệp liên kết nhằm thỏa mãn các nhucầu của khách du lịch…Du lịch là cuộc hành trình mà một bên là người khởi hành với mục đích đã được chọn trước và một bên là những công cụ làm thỏa mãn các nhu cầu của họ”.

Định nghĩa của Đại học kinh tế Praha (Cộng hòa Séc):

“Du lịch là tập hợp các hoạt động kỹ thuật, kinh tế và tổ chức liên quan đến cuộc hành trình của con người và việc lưu trú của họ ngoài nơi ở thường xuyên với nhiều mục đích khác nhau, loại trừ mục đích hành nghề và thăm viếng có tổ chức thường kỳ”.

liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.

2.2. Các loại hình du lịch tại Mai Châu-Hòa Bình.

Du lịch thiên nhiên

Được coi là hoạt động du lịch đưa du khách về những nơi có môi trường tự nhiên trong lành, cảnh quan tự nhiên hấp dẫn…nhằm thỏa mãn nhu cầu đặc trưng của họ.

Mai Châu là 1 huyện miền núi của tỉnh Hòa Bình. Mai Châu nằm trong 1 thung lũng có địa hình lòng chảo, cảnh quan tự nhiên hấp dẫn, bình yên và trong lành, đó là vùng đất lí tưởng đối với những du khách muốn tránh xa cái ồn ào, căng thẳng và không khí ô nhiểm của thành phố với mong muốn tận hưởng sự yên bình, không khí trong lành và cảm nhận sự chân thành, nồng nhiệt và ấm áp giàu tình cảm của con người nơi đây(hình ảnh minh họa).

Bản Lác là bản du lịch đặc trưng nhất của huyện Mai Châu.Cái nhìn chung nhất về Mai Châu có thể được khám phá và tìm hiểu qua truyền thông và bề dày văn hóa cổ của bản Lác.Ba bản :bản Lác, bán Văn, bản Poom Coong la 3 bản nối tiêng làm du lịch lâu đời nhất Mai Châu Người dân bản chủ yếu là người Thái

Bản Lác và bản Pom Coong là hai trong 3 bản làm du lịch sớm nhất ở huyện Mai Châu với môi trường xung quanh bản trong lành, an toan tốt cho sức khỏe và phục hồi chức năng, khí hậu mát mẻ suốt 4 mùa quanh năm, khung cảnh yên tĩnh, thanh bình.Do vậy nơi đây được khá nhiều du khách lựa chọn là điểm đến lý tưởng của mình trong các kì nghỉ. Hiện

do điều kiện thuân lơih về môi trường tự nhiên,thiên nhiên hùng vĩ đa dạng phong phú.

Ngoài ra huyện còn có một số điểm du lịch sinh được hình thành, xây dựng và phát triển đã thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách, như: Khu du lịch suối khoáng Kim Bôi, khu du lịch V-resort, Thác bạc Long Cung huyện Kim Bôi; khu du lịch Trang trại vịt cổ xanh, , khu du lịch trượt cỏ Minh Hạnh huyện Lương Sơn; khu du lịch thác Thăng Thiên huyện Kỳ Sơn;

Du lịch văn hóa – sinh thái: là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn

hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

Mai Châu được du khách trong và ngoài nước biết đến là điểm du lịch về văn hoá qua những bản làng. Bản Lác xã Chiềng Châu, bản Văn, bản Pom Coọng (thị trấn Mai Châu)... là nơi còn lưu giữ được nguyên vẹn những nếp nhà sàn truyền thống của dân tộc Thái đã hình thành nên các điểm du lịch để phục vụ du khách. Đến với Mai Châu ngoài việc được tận hưởng không khí trong lành, ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ và tiếp nhận những tình cảm nồng ấm, thân thiện của người dân nơi đây, du khách còn có điều kiện để tìm hiểu nét văn hoá đặc trưng của dân tộc Thái, Mông qua các hoạt động sinh hoạt văn hoá cộng đồng của người xưa trong các lễ hội: "Cầu mưa". "Xên bản xên Mường", "Chá chiêng" của dân tộc Thái và lễ hội "Gầu tào" của dân tộc Mông... Đêm đến bên bếp lửa hồng, hoà trong tiếng nhạc rộn ràng thôi thúc của điệu "Xoè trống chiêng", hay dịu dàng tươi trẻ trong "Mùa xuân bản Thái"... du khác còn được những già kể lại truyện xưa, hay truyền lại một vài trong số hơn 300 câu tục ngữ phản ánh đời sống văn hoá tinh thần của người

dân.Để những tiềm năng sẵn có trở thành thế mạnh có thể khai thác, huyện đã xây dựng kế hoạch dài hạn nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá, di tích lịch của địa phương như: kiến trúc nhà ở, văn hóa văn nghệ dân gian, trang phục, văn hóa ẩm thực để đầu tư, tôn tạo, giữ gìn trở thành sản phẩm văn hoá du lịch. Đồng thời, lập quy hoạch xây dựng các điểm bản làng du lịch mới, đầu tư cơ sở hạ tầng, thành lập các đội văn nghệ dân gian và khôi phục các lễ hội truyền thống để phục vụ du khách.

Du lịch cộng đồng : là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người

dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được môi trường chung thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương (phong cảnh, văn hoá…) Du lịch cộng đồng dựa trên sự tò mò, mong muốn của khách du lịch để tìm hiểu thêm về cuộc sống hàng ngày của người dân từ các nền văn hóa khác nhau. Du lịch cộng đồng thường liên kết với người dân thành thị đến các vùng nông thôn để thưởng thức cuộc sống tại đó trong một khoảng thời gian nhất định.

Hiện nay hoạt động du lịch ở Mai Châu đang phát triển khá mạnh ,mà loại hình du lịch phát triển mạnh nhất ở đây chính là du lịch cộng đồng. Du lịch công đồng đã có vị trí nhất định và dấu ấn riêng trên bản đồ du lịch của huyện Mai Châu cũng như tỉnh Hòa Bình.Nói đến du lịch cộng đồng thì chúng ta không thể không kể đến khu vực bản Lác-Mai

Châu.Theo già làng Hà Công Nhấm, năm nay 85 tuổi, bản Lác được hình thành từ thời nhà Trần - thế kỷ 13, chủ yếu sống bằng nghề lúa nương và

với các dòng họ: Hà, Lò, Vi, Mác, Lộc. Phụ nữ Thái mặc áo cánh ngắn ôm chặt thân, bỏ vào trong cạp váy. Cổ áo phụ nữ Thái trắng hình chữ V, còn Thái đen là cổ tròn. Khăn piêu đội đầu của phụ nữ Thái đen có nhiều hoa văn trang trí còn người Thái trắng thì không. Phụ nữ có chồng búi tóc trên đỉnh đầu. Khi chồng chết, thì búi thấp xuống sau gáy. Chưa có chồng thì tóc thả tự nhiên.

Nhà sàn của người Thái luôn cao ráo, thoáng mát và sạch sẽ. Hiện nay các bạn trẻ người Thái có khuynh hướng tách nhà ở riêng nhưng gia đình nào cũng cố làm nhà to và đẹp, trước là để ở cho sướng thân, sau là đón bà con, bạn bè đến chơi thoải mái. Dù phải qua dốc Cun quanh co và đèo Thung Nhuối hiểm trở, nhưng nhờ nằm sát quốc lộ 6 đi Sơn La nên từ lâu bản Lác là điểm hẹn kỳ thú của du khách nước ngoài. Nhiều người năn nỉ xin được ngủ lại trong bản nhưng đều bị từ chối vì chính quyền chưa cho phép. Khách về mà tiếc ngẩn ngơ. Đến năm 1993, sau nhiều lần khẩn thiết đề nghị, tỉnh Hòa Bình mới cho phép dân bản Lác mở cửa đón khách qua đêm. Lâu nay, bản chỉ nhộn nhịp vào dịp lễ, tết, bây giờ thì quanh năm tấp nập, khách khứa ra vào như trẩy hội. Chẳng cần quảng cáo, cứ “talk to talk” truyền miệng mà nhiều lúc khách đông hơn chủ nhà. Có cầu là có cung. Cả bản rủ nhau làm đẹp nhà cửa, dọn dẹp bản làng đón khách. Từng nhà thu xếp lại chỗ ở cho gọn gàng, làm thêm nhà vệ sinh, nhà tắm nước nóng - lạnh. Rồi trang bị thêm nệm, gối, chiếu, mùng, chén, đĩa, ly, tách... Cứ như cả bản Lác là của khách du lịch. Cứ như cả bản chỉ dành đón khách.Bản Lác có đường nhựa đến tận từng nhà. Hai bên đường cảnh đẹp đến sững sờ. Ruộng nương thay áo theo thời vụ giữa nhấp nhô đồi núi. Bản như cô sơn nữ dịu dàng, e ấp bên những dãy núi

kiêu hãnh tựa chàng dũng sĩ bốn mùa chở che. Cả bản có 116 hộ thì 31 hộ nhường bớt nhà làm homestay. Tầng trên khách ở cùng với chủ nhà. Tầng trệt là nơi sản xuất, trưng bày, bán sản phẩm thổ cẩm và nhà bếp. Có thêm hơn 40 nhà khác không đón khách ngủ lại nhưng là điểm tham quan các xưởng dệt thổ cẩm, làm hàng lưu niệm. Khi phụ nữ đan, dệt thì cánh đàn ông tranh thủ làm cung, nỏ, mõ trâu, lục lạc, tù và, phách gỗ, nhịp tre... làm quà cho khách. Ở đây không có khái niệm chủ - khách, thay vào đó là tình cảm chân chất của dân bản, đón khách như đón người thân ở xa về chơi.Du lịch là nguồn thu chủ yếu mang đến sự sung túc cho bản Lác. Nhiều nhà sắm được xe hơi nhưng không để dưới nhà mà phải gửi vào bãi. Xe chủ, xe khách đều vậy. Bản Lác làm du lịch kiểu gia đình nhưng rất khoa học. Chủ nhà cũng là nhân viên phục vụ, đầu bếp và cả diễn viên nghệ thuật. Con trai con gái trong bản hiếu khách, giỏi nấu ăn, hát hay, múa dẻo, lại đẹp như... diễn viên. Sau bữa ăn chiều, loáng một cái, như có phép lạ, các nhân viên phục vụ biến hóa thành những diễn viên múa xòe, múa sạp, múa cồng chiêng, giã gạo, đợi bạn, hát “khap tay”... lúng liếng đưa tình. Ngoài tiếng Việt và tiếng Thái - gần giống tiếng Thái Lan và Lào, nhiều người ở bản còn nói được tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hoa.

Bản Lác là khu du lịch mẫu mực về đặc trưng văn hóa và sinh thái thuần Việt với “5 không” ấn tượng: Không ăn xin; Không bán hàng rong; Không nhậu nhẹt; Không karaoke; Không trộm cắp. Nửa đêm trăng tràn vào cửa sổ, tôi giật mình thức giấc, cùng trăng rảo chơi quanh bản. Trong bảng lảng sương giăng, các cửa hàng vẫn y nguyên như ban ngày. Không

có điều băn khoăn là bất đầu thấy hàng Trung Quốc trà trộn trong các cửa hàng. Từ túi xách, búp bê và cả đồ chơi đủ loại. Phải giữ được sự thuần khiết của hàng lưu niệm Mai Châu trước khi quá muộn. Rất cần phục hồi lại bếp lửa chính giữa nhà, để chủ - khách quây quần trò chuyện. Càng cần thiết phải giữ bằng được tập tục chủ múc nước rửa chân cho khách trước khi lên nhà sàn như một nét văn hóa đặc trưng. Đó chính là cái hồn của dân tộc

Du lịch kết hợp:

Đây là 1 loại hình du lịch mới mẻ song cũng đang được các du khách ưa chuộng bởi tính năng đa dạng của loại hình du lich này đáp ứng được nhu cầu khác nhau của nhiều người.Một cách khái quát nhất về du lịch kết hợp đó là 1 hình thức kết hợp giữa tham quan nghỉ dưỡng vơi nhiều hoạt động nhiều mục đích khác nhau như :du lịch kết hợp với học tập,nghiên cứu ;du lịch kết hợp với nghỉ dưỡng phục hồi chức năng,hay du lịch kết hợp với giao lưu văn hóa,thể thao,thi đấu...Đây là một loại du lịch đa tính năng, giúp chúng ta có thể vùa thư giãn,vừa học tập làm việc 1 cách hiêụ quả mà không sợ mệt mỏi hay căng thẳng.Ở Mai Châu, hiện loại hình du lịch nay đang rất được yêu thích, đặc biệt là du lịch kết hợp với mục đích học tập, du lịch kết hợp với nghỉ dưỡng phục hồi chức năng và du lịch kết hợp giao lưu văn hóa nghệ thuật

2.Thực trạng về hoạt động du lịch và tác động của nó tới người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình

2.3.1.Thực trạng về hoạt động du lịch của người Thái ở Mai Châu – Hòa Bình

Cùng với sự phát triển của các huyện, thành phố trong tỉnh, Mai Châu hiện nay đang bước vào công cuộc đổi mới, phát triển với các chính sách

thu hút và khuyến khích đầu tư trong các thành phần kinh tế. Những năm gần đây, kinh tế của huyện đã có bước tăng trưởng khá, đạt được nhiều thành tựu đáng kể, tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, du lịch và các ngành sản xuất đều tăng, đời sống của nhân dân các dân tộc trong huyện ổn định và từng bước được nâng lên. Đặc biệt là hoạt động du lịch trên địa bàn huyện trong những năm gần đây đã có sự phát triển, tổng doanh thu du lịch năm 2005 đạt trên 1,8 tỉ đồng đến năm 2010 đạt trên 9 tỉ đồng, năm 2011 đạt gần 8 tỉ đồng đã góp phần tích cực vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách nhà nước, nâng cao đời sống cho người dân.

Hiện tại Hòa Bình có 87 doanh nghiệp, chi nhánh có đăng kí kinh doanh du lịch. Có 133 khách sạn, nhà nghỉ, nhà sàn du lịch cộng đồng kinh doanh lưu trú du lịch, tổng số 1.251 phòng, 2.326 giường.

Tốc độ tăng trưởng GDP du lịch tăng cao, tăng bình quân hàng năm 27,9%, GDP du lịch so với GDP chung toàn tỉnh tăng từ 1,89% năm 2001 lên 2,64% năm 2005. Trong năm 2006, thu nhập của ngành du lịch tỉnh đạt 86,075 tỉ đồng.

Trong 6 tháng đầu năm 2012 huyện Mai Châu đã đón 2.535 đoàn và 15.412 lượt người đến tham quan du lịch tại Mai Châu, trong đó khách quốc tế 1.008 đoàn, 4.330 lượt người, khách nội địa là 1.527 đoàn với 11.082 lượt người. Tổng doanh thu từ du lịch đạt 1.185.281.000 vnd.

2.3.1.1. Bản Lác

Có 114 hộ gia đình, trong đó có 36 hộ tham gia hoạt động kinh doanh du lịch, chiếm 31,6%. Bản Lác đi vào kinh doanh hoạt động du lịch từ năm 1960, đến năm 1995 thì đi vào kinh doanh du lịch thương mại. Hiện nay bản Lác vẫn giữ được nhiều ngôi nhà sàn truyền thống với 105/114

(chiếm 87,7%), đặc biệt vẫn còn giữ được 49/114 mái nhà cỏ tranh (chiếm 43%). Trong bản hiện nay còn lưu giữ được hai ngôi nhà sàn mang đúng bản chất nguyên sơ của người Thái.

Trước kia trong bản làm du lịch chủ yếu phục vụ nhà nước. Từ năm 1993, 1994 mới có thu tiền, đến năm 1999, nhà nước ban hành thuế giá trị gia tăng thì cho phép người dân kinh doanh du lịch tự thu tiền của khách và đóng thuế. Khách trước kia chủ yếu là đón khách nước ngoài, các đại sứ quán các nước Thái, Pháp và các vị lãnh đạo trong chính phủ. Đến nay thì lượng khách du lịch nước ngoài và trong nước tương đối cân bằng.

Hoạt động kinh doanh du lịch diễn ra an toàn, trong bản không có hiện tượng trộm cắp, người dân ngủ mà không cần đóng cửa, ứng xử của người dân đối với khách là rất tốt, làm hài lòng khách đến thăm.

Tuy nhiên cho đến nay, hoạt động kinh doanh du lịch vẫn còn nhiều phần mang tính tự phát, công tác hỗ trợ, hướng dẫn người dân bản làm du lịch của đảng ủy, chính quyền địa phương còn chưa được quan tâm nhiều.

Bản Lác Mai Châu- Hòa Bình

Một phần của tài liệu tác động của du lich tơi đời sống văn hóa xã hội của người thái mai chau (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w