Tình hình ứng dụng CNTT trong các đơn vị

Một phần của tài liệu Đề án khảo sát, đánh giá hiện trạng Bưu chính, Viễn thông Và CNTT tỉnh Nghệ An đến hết năm 2005 (Trang 34 - 36)

I. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

3.Tình hình ứng dụng CNTT trong các đơn vị

3.1. Ứng dụng CNTT tại các huyện

Có 3 UBND huyện có trang Web riêng, đạt 15.7%. Đó là trang thông tin điện tử thành phố Vinh (www.vinhcity.gov.vn), thị xã Cửa Lò (www.txcualo.gov.vn), Huyện Nam Đàn (www.namdan.gov.vn). Một số một số xã cũng xây dựng Website nhằm quảng bá các sản phẩm rau quả lên mạng như xã Quỳnh Lương – Quỳnh Lưu (www.quynhluong.gov.vn), xã Nghĩa Sơn - Nghĩa Đàn (www.rauqua19-5nghean.com.vn), Đây là môi trường thuận lợi một mặt nhằm giới thiệu quê hương, con người Xứ Nghệ, mặt khác quảng bá thông tin về tình hình kinh tế xã hội, nhu cầu kêu gọi đầu tư, chính sách ưu đãi của đơn vị cho các đối tác trong và ngoài nước.

Hiện không có huyện nào sử dụng các phần mềm riêng trong mạng LAN. Trong tổng số huyện có kết nối mạng WAN của tỉnh, số phần mềm dùng trong mạng WAN là:38. Thuộc 4 phần mềm của 112 gồm: QL công văn, Thư điện tử, tổng hợp kinh tế - xã hội, Quản lý điều hành tác nghiệp. Thời gian bắt đầu sử

dụng: Chủ yếu là năm 2005, và phần lớn các phần mềm này đang hỏng hoặc chưa được sử dụng.

Việc sử dụng các phần mềm trong mạng LAN của các huyện chưa được chú trọng, mặc dù nhu cầu sử dụng là rất lớn. Các huyện cũng rất muốn đầu tư trang bị các phần mềm phục vụ chuyên môn nhưng gặp rất nhiều khó khăn, một mặt không có kinh phí mặt khác không có người sử dụng, vận hành mạng máy tính, mặt bằng về khả năng sử dụng máy tính không đồng đều... Hiện chỉ có UBND TP Vinh và thị xã Cửa Lò có sử dụng các phần mềm phục vụ chuyên môn, chiếm 10.5%, với tổng số 11 phần mềm, trong đó UBND TP Vinh có 7 phần mềm (Quản lý tài chính trường học; Quản lý giáo viên trường học; Quản lý hồ sơ đăng kí kinh doanh; Quản lý đối tượng chính sách người có công; Quản lý thẻ khám chữa bệnh trẻ em; Quản lý cơ sở dữ liệu dân cư; Quản lý thông tin địa lý GIS).

Hiện Ban điều hành Đề án 112 đã triển khai các phần mềm dùng chung trong mạng WAN tại 15 huyện này, với tổng số 33 phần mềm (thuộc các phần mềm Hệ thốngquản lý văn bản và hồ sơ công việc, Hệ thống thông tin tổng hợp kinh tế-xã hội, Trang thông tin điện tử phục vụ điều hành tác nghiệp). Và các huyện cũng mới cài đặt (chủ yếu là từ năm 2005). Nhưng qua khảo sát cho thấy phần lớn là đang hỏng, chưa sử dụng. Một phần là do đơn vị chưa có người vận hành, sử dụng (tuy Ban đề án đã đào tạo bổ sung nhưng khả năng tiếp thu sử dụng của các cán bộ vẫn còn hạn chế). Các huyện thì đều cho rằng phần mềm khó sử dụng và nhiều lỗi.

3.2. Ứng dụng CNTT tại các Sở, Ban, Ngành:

Các Sở, Ban, Ngành đã bắt đầu chú trọng xây dựng trang Web riêng cho đơn vị, hiện có khá nhiều đơn vị đang có dự án xây dựng. Tuy nhiên số liệu khảo sát cho thấy mới có 3/28 đơn vị khảo sát có Website, đạt 10.7%. Có13/28 đơn vị có Email riêng, đạt 46.4%. nhưng các đơn vị đều đánh giá là rất ít trao đổi thông tin qua Email riêng của đơn vị mà chủ yếu qua Email của cá nhân.

Có 14/28 đơn vị khảo sát sử dụng các phần mềm trong mạng LAN phục vụ chuyên môn, chiếm 50% so với tổng đơn vị khảo sát, với tổng số 55 chương trình. Điển hình là Sở LĐTB&XH, Kho bạc Nhà nước, Sở y tế, Sở Xây dựng, Công an tỉnh....Riêng Sở LĐTB&XH sử dụng có hiệu quả 7 phần mềm.

Số các sở, ban, ngành đã kết nối mạng WAN: 17/28 , đạt 60.7% . Ban đề án cũng đã triển khai cài đặt các phần mềm dùng trong mạng WAN tại 12/28 đơn vị, với tổng số 26 phần mềm (thuộc các phần mềm Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc, Hệ thống thông tin tổng hợp kinh tế-xã hội, Trang thông tin điện tử phục vụ điều hành tác nghiệp). Và các Sở, Ban, Ngành cũng mới cài đặt trong thời gian gần đây (chủ yếu là từ năm 2005). Nhưng qua khảo sát cho thấy phần lớn là đang hỏng, chưa sử dụng, nguyên nhân tương tự như các huyện.

Một phần của tài liệu Đề án khảo sát, đánh giá hiện trạng Bưu chính, Viễn thông Và CNTT tỉnh Nghệ An đến hết năm 2005 (Trang 34 - 36)