Thực trạng nguồn nhân lực về CNTT

Một phần của tài liệu Đề án khảo sát, đánh giá hiện trạng Bưu chính, Viễn thông Và CNTT tỉnh Nghệ An đến hết năm 2005 (Trang 33 - 34)

I. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

2. Thực trạng nguồn nhân lực về CNTT

2.1. Nguồn nhân lực CNTT ở các huyện:

Tổng số cán bộ làm việc tại 19 UBND huyện khoảng 1574 người, trung bình mỗi đơn vị có 83 người. Tổng số cán bộ liên quan CNTT của 19 huyện là 21 người, đạt 1.3% so với tổng số cán bộ (gồm: Nam Đàn(1), Đô Lương(1), Thanh Chương(4), Anh Sơn(3), Kỳ Sơn(1), Vinh(7), Cửa Lò(4)).

Tổng số người đã được đào tạo bổ sung về công nghệ thông tin ở 19 huyện (biết sử dụng máy tính, Internet) là 809 người, đạt 51.4% so với tổng số cán bộ của 19 huyện.

Trong đó: Số lượng đào tạo tại chỗ: Là chủ yếu, chiếm 90%. Nội dung các chương trình đào tạo: Tin học văn phòng; sử dụng các chương trình thuộc đề án 112...Đánh giá hiệu quả đào tạo: Theo đánh giá chung là tốt, có 79% huyện đánh giá tốt, 15.8% đơn vị đánh giá Trung bình, 5.2% đánh giá không đáp ứng.

Hiện nay, 100% các huyện chưa có trung tâm CNTT hoặc 1 tổ chức nào giúp đỡ quản lý, duy trì hệ thống của đơn vị. Một số huyện có thành lập bộ phận phụ trách, kiêm nhiệm như: Nghĩa Đàn, Quỳnh Lưu, Tân Kỳ(1 người), Anh Sơn(3 người), Con Cuông(4 người).

2.2. Nguồn nhân lực CNTT ở các Sở, Ban, Ngành:

Theo số liệu, bình quân mỗi đơn vị khoảng 50,2 cán bộ, trong đó số cán bộ liên quan đến CNTT của các đơn vị chiếm 10,7%. So với các huyện thì việc đào tạo nhân lực CNTT cũng được các sở, ban, ngành quan tâm hơn: có khoảng 72% số cán bộ của mỗi đơn vị đã được đào tạo bổ sung về công nghệ thông tin (biết sử dụng máy tính, Internet).

Trong đó: Số lượng đào tạo tại chỗ là chủ yếu, chiếm 75%. Nội dung các chương trình đào tạo: Tin học văn phòng; Quản trị mạng, sử dụng các chương trình thuộc đề án 112...Đánh giá hiệu quả đào tạo: 75% đơn vị khảo sát đánh giá tốt, 25% đơn vị đánh giá trung bình.

Các đơn vị đã rất cố gắng trong việc đào tạo bổ sung nhân lực CNTT phục vụ công tác, thích ứng với đòi hỏi của thực tiễn. Tuy nhiên cũng có nhiều đơn vị đầu tư CSHT khá tốt nhưng hiệu quả vẫn chưa cao, nguyên nhân là do các đơn vị thường chỉ dừng lại ở mức độ sử dụng Tin học vào hoạt động văn phòng như soạn thảo văn bản ...Chưa khai thác tối đa cơ sở vật chất và hạ tầng CNTT của đơn vị mình.

Hiện nay, có 9/28 đơn vị có trung tâm CNTT, đạt 32%. Một số trung tâm vận hành tốt hệ thống mạng của đơn vị, nhưng cũng có một số trung tâm các thành viên không phải chuyên ngành CNTT nên việc đảm bảo, duy trì hệ thống rất khó khăn. Xu thế các đơn vị cũng đang quan tâm đến việc thành lập tổ chức này.

Một phần của tài liệu Đề án khảo sát, đánh giá hiện trạng Bưu chính, Viễn thông Và CNTT tỉnh Nghệ An đến hết năm 2005 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w