Một số kiến nghị vĩ mô

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội (Trang 47 - 52)

Thứ nhất là nhà nước cần tiếp tục giữ vững sự ổn định chính trị, an ninh trật tự. Nếu như tình hình chính trị bất ổn, an ninh không đảm bảo thì các doanh nghiệp không thể yên tâm tiến hành kinh doanh. Thái Lan là một trong những ví dụ điển hình. Trong thời gian gần đây tình hình Thái Lan hết sức bất ổn. Các đảng phái chính trị tiến hành các hoạt động nhằn lật đổ đối thủ giành chính quyền. Các cuộc biểu tình thường xuyên nổ ra khiến hoạt động kinh doanh hàng hoá và dich vụ gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là ngành du lịch. Các hệ thống phân phối ở nhiều nơi phải đóng cửa vì lo ngại bị dòng người biểu tình đập phá. Các nhà đầu tư không dám đầu tư vào Thái Lan, nền kinh tế bị thiệt hại rất lớn. Thực tế đất nước ta nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng mà tình hình chính trị trong nước luôn ổn định, an ninh được giữ vững tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt mức cao và thu hút được lượng vốn đầu tư rất lớn. Cùng với đó hoạt động kinh tế thương mại diễn ra sôi động đã tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống phân phối bán lẻ phát triển mạnh trong đó mặt hàng thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

Thứ hai là xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh của hệ thống phân phối bán lẻ. Luật doanh nghiệp 2005 đã tao điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thành lập và tiến hành sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên bên cạnh đó thì trong hệ thống luật của chúng ta vẫn có sự chồng chéo, nhiều văn bản luật không thống nhất và thiếu tính chặt chẽ đã gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp. Các thủ tục hành chính còn phiền hà, rắc rối gây phiền hà, mất thời gian trong việc cấp phép các dự

án lớn. Điều này không những mất thời gian của doanh nghiệp mà còn làm tăng chi phí, mất đi cơ hội kinh doanh. Đặc biệt khi đã là thành viên của WTO thì các luật ban hành ra phải phù hợp với luật quốc tế và cam kết khi gia nhập WTO. Chính phủ cần rà soát lại các luật cũ ,chỉnh sửa hoặc ban hành mới các điều luật tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước phát triển mà không vi phạm cam kết trong tiến trình hội nhập.

Thứ ba là cần xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích , hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối bán lẻ đặc biệt là hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại. Thực tế giá đất ở Hà Nội rất cao và chi phí cho việc đầu tư diện tích mặt bằng để có thể tiến hành kinh doanh là rất lớn. Thành phố cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nước tiếp cận nhanh, ít chi phí với đất đai. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp làm ăn lâu dài trên diện tích đất mà họ đang sử dụng để họ có thể yên tâm đầu tư phát triển kinh tế.

Nhà nước cần tạo điều kiện công bằng cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, không phân biệt đối sử. Chính phủ cần có chính sách ưu đãi về thuế, về lãi suất… nhằm khuyến khích đầu tư phát triển đặc biệt trong tình trạng suy thoái kinh tế như hiện nay. Chính phủ đã quyết định chi ra 1tỷ dola để kích cầu, thúc đẩy kinh tế phát triển và đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp có khoản nợ trước đó và cụ thể là vào năm 2008, lãi suất lên tới 20%/năm thì vẫn chưa được tiếp cận nguồn vốn này. Nguyên nhân là do quy định phải trả hết nợ cũ thì doanh nghiệp mới được vay mới gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cùng với thành phố, nhà nước cần ban hành những chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng phân phối bán lẻ. Chính phủ cần hỗ trợ xây dựng hạ tầng giao thông thuận lợi như việc san lấp mặt bằng, làm đường, cầu cống để khuyến khích doanh nghiệp mở rộng mạng lưới ra khu vực ngoại thành, tạo sự phát triển đồng đều giữa các khu vực trên địa bàn thủ đô.

Bên cạnh đó chính phủ cần hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp. Thực trạng đội ngũ nhân viên trong các hệ thống phân phối bán lẻ phần lớn là chưa qua đào tạo hoặc được đào tạo chưa bài bản, thiếu tính chuyên nghiệp. Chính phủ có thể hỗ trợ học phí đào tạo cho đội ngũ nhân viên này góp phần giảm bớt khó khăn về chi phí cho các doanh nghiệp.

Thứ tư là chính phủ cần có biện pháp phát triển ngành nông nghiệp để tạo ra nguồn cung về thực phẩm đặc biệt là các sản phẩm có chất lượng. Thực phẩm bán trong các hệ thống phân phối bao gồm các sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu trong đó các sản phẩm sản xuất trong nước chiếm tỉ lệ lớn. Nhà nước cần đầu tư phát triển các vùng sản xuất thực phẩm có chất lượng, trồng rau an toàn … đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Thực tế hiện nay chất lượng thực phẩm, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đặt ra hết sức cấp bách. Chúng ta cần thực hiện tốt công tác kiểm định chất lượng, kiểm dịch ngay tại nguồn để tránh lây lan các dịch bệnh nguy hiểm. Cần có sự phối hợp giữa 4 nhà đó là : Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và người nông dân. Cần đầu tư nguồn giống tốt, các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, phân bón đạt tiêu chuẩn… để tăng năng suất và chất lượng thực phẩm. Nghiêm cấm các hành vi sử dụng các hoá chất độc hại, các loại thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc kích thích gây nguy hiểm cho người tiêu dùng. Thực hiện tốt các biện pháp này không những phát triển ngành nông nghiệp theo chiều sâu, tăng thu nhập cho nhân dân mà còn đảm bảo nguồn cung thực phẩm ổn định, có chất lượng cho các hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm.

Kiến nghị cuối cùng đưa ra là cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ ngành, cơ quan chức năng. Chính phủ nên có sự tham khảo bài học kinh nghiệm phát triển hệ thống phân phối bán lẻ từ các nước phát triển như Mỹ, Pháp… Hay từ các nước đang phát triển và mới nổi như Trung Quốc, Thái Lan, Malayxia… Để từ đó đưa ra các hành động cụ thể. Thực tế tại các nước này thì chính phủ luôn tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển thông qua các chính sách ưu đãi, khuyến khích, hỗ trợ… Trong đó luôn có sự đồng

bộ giữa các hoạt động của các cơ quan. Sau khi tham khảo và xem xét tình hình cụ thể cụ thể của Việt Nam, chúng ta sẽ có những kế hoạch hành động đúng đắn. Sở kế hoạch và đầu tư đẩy nhanh quá trình thẩm định và cấp phép cho các dự án, Bộ giao thông vận tải , bộ xây dựng đầu tư cơ sở hạ tầng, bộ giáo dục nâng cao trình độ cho người lao động … Nền kinh tế nói chung và hệ thống phân phối bán lẻ thực phẩm trên địa bàn Hà Nội nói riêng chỉ có thể thực sự phát triển khi có sự cố gắng từ cả hai phía là nhà nước và doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nước ta đã tận dụng được nhiều cơ hội mới, nền kinh tế đã có bước tăng trưởng khá trong nhiều năm. Hệ thống phân phối bán lẻ trên cả nước đã có bước phát triển nhanh chóng đặc biệt là hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…. Bên cạnh những thuận lợi là những khó khăn mà các doanh nghiệp bán lẻ trong nước đang và sẽ gặp phải. Theo cam kết khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì 1-1-2009 là thời hạn chúng ta phải mở cửa thị trường bán lẻ trong nước. Các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới như Wall Mart, Lotte… với tiềm lực mạnh về vốn, giỏi về trình độ quản lý sẽ tham gia vào thị trường bán lẻ Việt Nam. Tình hình cạnh tranh sẽ trở nên vô cùng gay gắt đòi hỏi hệ thống phân phối bán lẻ phải có hướng đi và hành động đúng đắn.

Trong đề tài em đã tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản về hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm, phân tích các thực trạng hệ thống phân phối bán lẻ thực phẩm trên địa bàn Hà Nội cũ, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hệ thống này. Hiện nay tình trạng suy thoái kinh tế đang xảy ra đã tác động xấu tới nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, biện pháp để sớm đưa nền kinh tế thoát ra khỏi suy thoái. Tuy nhiên việc phát triển nền kinh tế không thể chỉ dựa vào chỉ dựa vào ý muốn chủ quan, hành động đơn lẻ của nhà nước hay doanh nghiệp mà cần có sự kết hợp nỗ lực từ cả hai phía. Hy vọng rằng hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội nói riêng, các doanh nghiệp kinh doanh nói chung sẽ tận dụng những cơ hội, giảm thiểu nguy cơ, vượt qua khó khăn thách thức để góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. Giáo trình kinh tế thương mại. Nxb ĐH Kinh tế Quốc dân (2008) , GS.TS. Phạm Đình Đào ; GS.TS. Hoàng Đức Thân

2. Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại. Nxb Lao động - xã hội (2005), PGS.TS. Hoàng Minh Đường; PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc 2. Đề tài nghiên cứu khoa học: “Phát triển hệ thống phân phối bán lẻ Việt

Nam trong quá trình hội nhập WTO”

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Phan Tố Uyên

4. “Siêu thị phương thức kinh doanh bán lẻ hiện đại ở Việt Nam” ; Nxb Lao động – xã hội (2006) , TS. Nguyễn Thị Nhiễu

5. Niên giám thống kê Hà Nội 2007 Nxb Thống kê. 6. Tạp chí Kinh tế phát triển Số 135 Tháng 5/2008 7. Báo cáo kinh tế xã hội cục thống kê Hà Nội 2008

8. http://www.Google.com 9. http://www.Hanoitrade.com 10. http://www.Mot.gov.vn 11. http://www.Hapromart.com 12. http://www.hanoinet.vn 13. http://www.hatrade.com 14. http://www.vnecon.com 15. http://www.gso.gov.vn 16. http://www.fivimart.com

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội (Trang 47 - 52)