Phát triển các trung tâm thương mại, các siêu thị và chuỗi hệ thống

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội (Trang 42 - 45)

các cửa hàng hiện đại.

Giải pháp phát triển hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại này có nội dung quan trọng nhất chính là việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước.

Thứ nhất là việc lựa chọn địa điểm xây dựng, hình thức siêu thị, cửa hàng sao cho phù hợp. Hà Nội có điều kiện giao thông vận tải tương đối phát triển, mật độ dân cư đông đúc, thu nhập cao so với trung bình cả nước. Các doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu thị trường, xem xét các khách hàng mục tiêu của mình là những ai? Ở khu vực nào? Để lựa chọn vị trí và hình thức siêu thị sẽ xây dựng. Bên cạnh đó quyết định đưa ra còn phải được căn cứ vào khả năng tài chính của doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh. Nếu như tiềm lực tài chính còn nhỏ yếu mà chi phí mặt bằng ở các khu vực trung

tâm quá cao thì có thể xem xét xây dựng ở khu vực xa trung tâm hơn để giảm chi phí. Nếu như trên một địa bàn nhỏ mà có nhiều hệ thống phân phối của các doanh nghiệp khác thì cần cân nhắc và có thể chuyển sang một khu vực khác hoặc một hình thức khác phù hợp.

Thứ hai là mở rộng quy mô và mạng lưới, đầu tư cơ sở hạ tầng các siêu thị, các cửa hàng tiện ích. Thực tế hiện nay quy mô các siêu thị của các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế chủ yếu là các siêu thị loại vừa và nhỏ chưa đáp ứng được các yêu cầu. Cần có sự quy hoạch và mở rộng khu vực để xe, nhà kho, khu vận chuyển hàng hoá nội bộ…. Bên cạnh đó cần phát triển mạng lưới phân phối rộng khắp. Hiện nay các siêu thị lớn, các cửa hàng tiện ích chủ yếu tập trung ở khu vực nội thành, hệ thống siêu thị ở ngoại thành chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và việc đô thị hoá diễn ra nhanh chóng khiến khu vực ngoại thành trở nên rất có tiềm năng phát triển hệ thống phân phối bán lẻ thực phẩm hiện đại. Các doanh nghiệp cần có chiến lược cụ thể để khai thác thị trường tiềm năng này.

Thứ ba là cần đầu tư các trang thiết bị hiện đại, áp dụng các phương thức kinh doanh mới đồng thời có chiến lược về sản phẩm. Là một hình thức phân phối bán lẻ hiện đại đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư các trang thiết bị hiện đại nhằm tăng tính chuyên nghiệp và tạo thuận lợi trong quá trình kinh doanh. Ví dụ như: thang máy, các máy thanh toán điện tử… Các sản phẩm cũng cần được nâng cao chất lượng nhằm đáp úng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Số lượng quy cách chủng loại hàng hoá cần dồi dào, phong phú để tăng thêm sự lựa chọn cho khách hàng. Thực tế hiện nay giá cả thực phẩm trong các siêu thị thường cao hơn giá ngoài chợ do đó cần có chiến lược giá phù hợp với thị trường và thu nhập người dân. Bên cạnh chiến lược sản phẩm doanh nghiệp cần áp dụng các hình thức kinh doanh, hình thức phân phối mới như: Tiến hành thương mại điện tử hoặc cung cấp dịch vụ mang thực phẩm tới tận nhà sẽ giúp tăng tính tiện ích, tiết kiệm thời gian và công sức của khách hàng.

Thứ tư là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả quản lý, phát huy tối đa nội lực, tranh thủ các ngoại lực để phát triển hoạt động kinh doanh. Trong các siêu thị của Việt Nam thì đội ngũ nhân viên bán hàng trực tiếp phần lớn là chưa qua đào tạo hoặc đào tạo thiếu bài bản. Trong quá trình bán hàng không chỉ đơn thuần cần các kiến thức về nghiệp vụ, về sản phẩm mà cần có kĩ năng giao tiếp ứng sử với khách hàng. Chúng ta cần đào tạo đội ngũ nhân viên để nâng cao trình độ, tính chuyên nghiệp của họ. Không chỉ các nhân viên mà các nhà quản lý cũng cần học hỏi, trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm để tổ chức quản lý tốt hơn hệ thống của mình. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cần phát huy tối đa các nguồn lực hiện có, tranh thủ các ngoại lực để phát triển. Do tình trạng suy thoái kinh tế thế giới hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến hoạt động phát triển kinh tế đất nước, chính phủ đã đưa ra gói kích cầu trị giá 1tỷ dola. Các doanh nghiệp cần tranh thủ nguồn vốn vay ưu đãi, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này để phát triển hoạt động kinh doanh.

Thứ năm là phát triển các dịch vụ logistics phục vụ cho các hoạt động bán lẻ. Thực tế tại Việt Nam hoạt động hậu cần cho hệ thống phân phối của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ chưa phát triển hoặc phát triển chưa đồng bộ. Các kho bảo quản, các phưong tiện vận chuyển… chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Các doanh nghiệp cần đầu tư phát triển các kho bãi để dự trữ hàng hoá, các phương tiện vận chuyển nhằm tạo thuận lợi cho quá trình phân phối sản phẩm. Bên cạnh việc phát triển các kho vận thì các doanh nghiệp cần chú trọng đến việc tạo nguồn cung cấp thực phẩm ổn định và có chất lượng tốt.

Thứ sáu là cần phát triển thương hiệu nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Hoạt động phát triển thương hiệu đã được các doanh nghiệp nước ngoài chú trọng từ lâu nhưng tại Việt Nam các doanh nghiệp thực hiện vẫn chưa thực sự tốt, chưa định vị được trong tâm trí khách hàng. Các doanh nghiệp cần tăng cường hoạt động quảng cáo, thực hiện các biện pháp quan hệ

công chúng (PR) nhắm đến các khách hàng mục tiêu và các nhóm khác có quyền lợi liên quan như các nhà cung cấp, các tổ chức chính trị xã hội… Đồng thời cần tăng cường quảng bá thương hiệu nhằm tạo ra sự nhận thức hiểu biết của khách hàng về doanh nghiệp từ đó đưa tới quyết định mua hàng.

Giải pháp cuối cùng đưa ra là tiến hành liên doanh, liên kết để tạo sức mạnh. 1-1-2009 là thời hạn nước ta mở cửa thị trường bán lẻ hàng hóa. Hiện tại Việt Nam đã có một số doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài thành lập hệ thống siêu thị như Big C, Metro. Các siêu thị này có quy mô lớn này đã đạt được nhiều thành công và thị phần của các doanh nghiệp trong nước bị giảm. Trong thời gian tới chúng ta còn phải cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới như Wall Mart, Lotte.. có tiềm lực về vốn và có kinh nghiệm, trình độ quản lý cao. Các doanh nghiệp trong nứớc cần liên kết thành một hệ thống các siêu thị rộng khắp, mở rộng quy mô, tăng tiềm lực về vốn nâng cao khả năng cạnh tranh. Có thể thành lập các hiệp hội doanh nghiệp hay hiệp hội siêu thị. Bên cạnh đó chúng ta cũng có thể liên doanh với các tập đoàn của nước ngoài , chia sẻ một phần thị trường để cùng phát triển.

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w