Dự báo thị trường thực phẩm Hà Nội

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội (Trang 39 - 40)

Vào tháng 11 năm 2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế nhưng cũng xuất hiện thêm nhiều thách thức mới. Nhờ những chính sách hợp lý, tận dụng tốt những điều kiện thuận lợi trong nước và quốc tê, nền kinh tế nước ta trong 2 năm 2006 và 2007 đã tăng trưởng với tốc độ nhanh. Hoà chung nhịp phát triển của đất nước, thủ đô Hà Nội cũng có bước phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng trên 11%. Tuy nhiên vào những tháng cuối năm 2008, đầu 2009 tình hình kinh tế có nhiều biến động theo chiều hướng xấu. Các nước trên thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế mà khởi đầu là Mỹ. Việt Nam cũng đã chịu tác động ảnh hưởng lớn, hàng hoá không thể xuất khẩu, các nhà máy xí nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, người lao động mất việc làm. Theo dự báo của chính phủ thì tốc độ tăng trưởng cả nước trong năm 2009 chỉ đạt khoảng 5% thậm chí có thể thấp hơn. Kinh tế thủ đô Hà Nội đã bị sụt giảm nghiêm trọng khiến cho thu nhập của người lao động giảm, đời sống gặp nhiều khó khăn. Suy thoái kinh tế đã tác động rất lớn đến thị trường hàng hóa và đặc biệt là mặt hàng thực phẩm.

Xu hướng tiêu dùng của đại bộ phận người dân là tiết kiệm. Các mặt hàng thực phẩm được tiêu thụ mạnh là các loại hàng bình dân, giá rẻ, các mặt hàng cao cấp có sức tiêu thụ giảm mạnh. Suy thoái kinh tế đã tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của các hệ thống phân phối bán lẻ thực phẩm nhất là các hệ thống bán lẻ hiện đại do giá của các hệ thống này thường cao hơn so với chợ và các hàng quán nhỏ lẻ. Doanh thu bị giảm mạnh và hàng hoá tồn kho không bán được buộc các doanh nghiệp phải có chiến lược giảm giá,

khuyến mại, kích cầu mua sắm. Trước tình hình suy thoái kinh tế trầm trọng, chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, nhiều biện pháp để thúc đẩy kinh tế phát triển đặc biệt là gói kích cầu 1tỷ dola. Hàng loạt các hành động được thực hiện như: giảm lãi suất, tăng lương…nhằm vực dậy nền kinh tế. Nhờ những hành động của chính phủ, nền kinh tế cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng đang có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên theo dự báo của nhiều chuyên gia thì người tiêu dùng vẫn còn tâm lý e ngại và tiết kiệm. Từ đó có thể dự đoán rằng đa số người dân thủ đô sẽ tiêu dùng các sản phẩm bình dân, giá cả vừa phải. Mặt khác 1-1-2009 là thời điểm Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ. Các doanh nghiệp của ta sẽ phải cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới có tiềm lực về vốn và trình độ quản lý cao. Chính vì vậy thị trường phân phối bán lẻ hàng hoá nói chung và mặt hàng thực phẩm nói riêng sẽ diễn ra sự cạnh tranh hết sức khốc liệt.

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w