Nguy cơ rủi ro từ điều kiện kỹ thuật công nghệ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp mỏ, áp dụng cho một doanh nghiệp khai thác than lộ thiên vùng Quảng Ninh (Trang 84 - 95)

Trên cơ sở đặc điểm địa chất mỏ và trình tự khai thác trong những năm qua và hiện nay, tại công ty đang áp dụng hệ thống khai thác có vận tải, đất đá đổ ra bãi thải ngoài (đất đá đợc chuyển bằng ô tô tự đổ ra bãi thải Đông Cao

Sơn, Đông Bắc Cọc 6). Tuy nhiên hiện nay diện đổ thải của công ty than Cọc 6 gặp nhiều khó khăn.

Toàn bộ công tác xúc bốc hiện nay của công ty đợc cơ giới hoá bằng các loại máy xúc cáp gầu thuận và máy xúc thuỷ lực gầu ngợc (để xúc than, đào hố bơm và hào tháo khô). Khâu khoan lỗ nổ mìn đợc thực hiện bằng máy khoan xoay cầu với đờng kính lỗ khoan 250mm và khoan đập cáp với đờng kính 200mm. Đất đá đợc vận chuyển bằng ô tô tự đổ trọng tải 30 đến 36 tấn, còn vận chuyển than thực hiện bằng ô tô tự đổ trọng tải 12 đến 30 tấn kết hợp với vận tải băng tải.

Các máy móc thiết bị của công ty hiện nay hầu nh đã hết khấu hao nhng vẫn đợc phục hồi, sửa chữa lại để tận dụng cho sản xuất. Một số máy móc thiết bị đợc đầu t mới có cải tiến về kỹ thuật, năng suất cao, hao phí vật liệu ít, khả năng hoạt động tơng đối tốt (CAT, PC - 650, PC - 750). Thiết bị xúc bốc hiện nay của mỏ đa số là chạy điện, có tuổi thọ trên 10 năm nên tình trạng kỹ thuật chỉ đạt loại B và C, một số đang chờ tháo dỡ và chỉ có thể sử dụng để bốc xúc đất đá đổ ra bãi thải.

Đặc điểm cấu tạo địa chất chủ yếu của vỉa dày (2) là vỉa có chiều dày lớn, cấu tạo phức tạp gồm nhiều lớp than và đá kẹp nằm xen kẽ nhau. Do đặc điểm thế nằm cắm ngợc địa hình và chiều dày lớn, nên không thể mở vỉa bằng hào bám vách khai thác từ vách sang trụ.

Sơ đồ công nghệ sản xuất của công ty than Cọc 6 đợc mô tả ở hình 3.2. Khoan Nổ mìn Xúc than Than Xúc đất Đất đá Bơm nước moong Vận chuyển than Vận chuyển đất đá

Bun ke, băng tải than Kho

than tồn Bãi thải đất đá

Sàng tuyển tại công ty Máng ga giao cho tuyển than Cửa Ông Bãi sàng gia công lại Than tận thu Đá bã sàng Cảng tiêu thụ nội địa

Bảng 3.3. Thống kê máy móc thiết bị chủ yếu của công ty than Cọc 6 (tính đến ngày 31/12/2003)

TT Tên thiết bị Mã hiệu ĐVT Số lợng

1 Máy khoan xoay cầu СБЩ 250 Cái 6

2 Máy khoan đứng 2H-125, 2H-135 Cái 2

3 Máy xúc lốp EO 2612 Cái 5

4 Máy xúc ЭКГ - 4,6m3 ЭКГ - 4,6 Cái 6

5 Máy xúc ЭКГ - 5A ЭКГ - 5A Cái 8

6 Máy xúc thuỷ lực PC - 650, 750, CAT Cái 3

7 Máy gạt xích D85A, CADET 250 Cái 21

8 Máy gạt lốp CAT Cái 5

9 Ô tô Bellaz 540 A 540A Cái 41

10 Ô tô Bellaz 7526 7526 Cái 5

11 Ô tô Bellaz 7522 7522 Cái 23

12 Ô tô Komatsu HD - 320, HD - 325 Cái 60

13 Ô tô Caterpillar CAT 270 Cái 15

14 Xe Kamaz 5511, 5320 Cái 12

15 Xe Huyndai HD 270 Cái 15

16 Ô tô phục vụ khác Cái 21

17 Máy tiện TK 62, TUR 50 Cái 14

18 Cần cẩu Cái 7

19 Băng sàng cào Hệ thống 5

20 Hệ thống bơm nớc Hệ thống 10

21 Máy ép hơi RCB 112, N13 Cái 4

22 Cầu trục Palăng 5T, E131 - 10 Cái 2

Hình 3.3: Hình ảnh hào mở vỉa (hào trong) của công ty than Cọc 6

Hiện nay công ty than Cọc 6 đã chọn mở vỉa bằng hào trong, loại hào đối hớng hai chiều với khai trờng hẹp, khai thác xuống sâu. Hào mở vỉa bám vách vỉa chạy dọc theo đờng phơng, các công trình bố trí về hai phía.

Đối với các vỉa than có góc cắm từ 20 đến 50o không thể áp dụng sơ đồ khấu than hỗn hợp máy xúc kết hợp với xe gạt nên việc bóc tách các lớp có chiều dày nhỏ dới 0,2 - 0,5 mét sẽ rất khó khăn và tổn thất lên tới 70%.

Trong thời gian tới công ty sẽ áp dụng hệ thống khai thác xuống sâu, dọc, một bờ công tác, đất đá đổ bãi thải ngoài kết hợp bãi thải trong, công nghệ khấu theo lớp đứng. Các thiết bị hiện có vẫn tiếp tục đợc sử dụng, song có đầu t thay thế dần các thiết bị cũ hiện nay với những thiết bị tiên tiến cơ động nh máy xúc thuỷ lực dung tích gầu từ 6 đến 8 m3, máy khoan xoay cầu thuỷ lực đờng kính mũi khoan từ 250 đến 300mm, ô tô tự đổ trọng tải lớn v.v... để khoan nổ, xúc bốc, vận tải đất đá; máy xúc thuỷ lực gầu ngợc dung tích từ 3 đến 5 m3, ô tô tải trọng 32 đến 40 tấn để đào sâu đáy mỏ, khai thác chọn lọc và vận tải than.

Bảng 3.4. Số lợng máy móc thiết bị sử dụng

(dự kiến 2006)

TT Số lợng thiết bị chủ yếu ĐVT Số lợng

1 Máy xúc gầu thuận 4,6 ữ 5m3 Cái 11

2 Máy xúc thuỷ lực có E = 5 ữ7 m3 Cái 6

3 Máy xúc thuỷ lực có E = 2,8 ữ4,5 m3 Cái 5

4 Ô tô tự đổ : 27 - 42T Cái 84

5 Ô tô tự đổ : 50 - 60T Cái 20

6 Máy khoan thuỷ lực đờng kính mũi khoan d = 120 -150 mm Cái 4 7 Máy khoan xoay cầu đờng kính mũi khoan d = 150 -250 mm Cái 4

8 Xe gạt công suất 200 - 250CV Cái 18

Qua các mô tả và đánh giá trên cho thấy mỏ than Cọc 6 ít gặp các rủi ro từ điều kiện kỹ thuật công nghệ.

3.1.3. Các nguy cơ rủi ro từ điều kiện kinh tế - xã hội

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty than Cọc 6 trong một số năm qua đợc tập hợp ở bảng 3.3.

Trong những năm qua để đáp ứng cho nhu cầu của nền kinh tế, công ty than Cọc 6 đã có những bớc phát triển cả về chất và lợng. Sản lợng khai thác và tiêu thụ liên tục tăng. Khối lợng đất đá bóc đảm bảo cho yêu cầu sản xuất. Năm 2003 tổng doanh thu tăng 2,68 lần so với năm 1999. Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, công ty đã dần dần ổn định sản xuất, đạt mức lợi nhuận sau thuế cao, năm sau gấp khoảng 1,5 đến 2 lần năm trớc. Số l- ợng lao động đạt ở mức ổn định, không có sự biến động lớn.

Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu kinh tế của công ty than Cọc 6 giai đoạn 1999 - 2003 Chỉ tiêu và đơn vị tính Năm 1999 2000 2001 2002 2003 Than sản xuất, tấn 1.107.326 1.389.966 1.647.847 1.937.323 2.133.124 Khối lợng đất đá bóc, m3 3.530.405 4.473.745 7.016.540 9.122.050 12.584.159 Than tiêu thụ, tấn 1.258.753 1.235.913 1.596.990 1.920.509 2.003.373 Giá bán, đồng/tấn 164.653 186.048 198.061 206.299 258.867 Giá thành, đồng/tấn 135.722 153.947 186.900 198.709 211.885 Tổng doanh thu, ngàn đồng 193370267 231465278 334941172 400250683 518607760

Doanh thu than,

ngàn đồng 191732730 229939911 316301676 396199569 493425810

Doanh thu khác,

ngàn đồng 1.637.537 1.525.367 18.639.496 4.051.114 25.181.950

Lợi nhuận sau

thuế, ngàn đồng 353.000 2.813.835 4.878.500 8.550.000 11.545.526

Số công nhân,

ngời 4.582 4.453 4.337 4.553 4.313

Tuy nhiên, trong cơ cấu sản phẩm của công ty than Cọc 6, tỉ lệ than cục khá thấp, còn chủ yếu là cám 6 phục vụ ngành điện và bán cho các hộ lẻ nên doanh thu từ than không cao. Các khách hàng của công ty đa số là khách hàng truyền thống, đối với khách hàng xuất khẩu và 4 hộ chính (điện, đạm, giấy, xi măng) công ty bán qua Công ty tuyển than Cửa Ông, còn lại các hộ lẻ thì tự tiêu thụ. Các hộ này đa số cũng thuộc Tổng công ty than Việt Nam. Các đơn vị tiêu thụ ngoài Tổng công ty và tiêu thụ nội bộ chiếm từ 10 - 15% sản lợng than tiêu thụ của doanh nghiệp.

Về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, theo dõi từ năm 2000 trở lại đây cho thấy giá thành sản phẩm ngày càng tăng, cơ cấu giá thành tăng chủ

yếu ở nhiên vật liệu, động lực, chi phí thuê ngoài và chi phí khác, còn chi phí nhân công và chi phí khấu hao lại có xu hớng giảm tỷ trọng.

Tình hình tài chính của công ty không mấy khả quan, thờng xuyên thiếu vốn phục vụ sản xuất và phải đi chiếm dụng từ bên ngoài, tỷ suất tự tài trợ ở mức trung bình, trong khoảng 33% đến 45%. Khả năng thanh toán ở mức kém, thể hiện ở hệ số thanh toán nhanh ở vào khoảng 0,2 - 0,5, còn hệ số thanh toán ngắn hạn ở vào mức dới 1. Điều này cho thấy khả năng công ty thanh toán nợ là không tốt. Theo dõi trên bảng cân đối kế toán giai đoạn 1999 - 2003 cho thấy hàng tồn kho của công ty so với tài sản lu động ở vào mức từ 45 đến 50 %, đây là một mức khá cao so với các công ty có cùng công nghệ khai thác ở trong vùng (hệ số quay vòng của hàng tồn kho tuy còn thấp nhng 2 gần đây đã đợc cải thiện). Tơng tự, các khoản phải thu, nhất là khoản phải thu của khách hàng, cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tài sản lu động, tốc độ quay vòng các khoản phải thu không cao nhng đã đợc cải thiện từ mức 5,73 vòng/năm vào năm 1999 lên đến 17,62 vòng/năm vào năm 2003; số ngày doanh thu cha thu còn khá lớn, trung bình hơn 40 ngày trong giai đoạn 1999 đến 2003.

Theo phân bổ của Tổng công ty than Việt Nam, thị trờng tiêu thụ than của Công ty than Cọc 6 bao gồm:

- Than cục A và cám A xuất khẩu cho các khách hàng của Tổng công ty than Việt Nam gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và Tây Âu v.v...

- Than cám và cục thờng bán cho các hộ tiêu thụ trong nớc gồm giấy Bãi Bằng, đạm Hà Bắc, xi măng, nhiệt điện và vật liệu xây dựng

Theo Tổng sơ đồ và chiến lợc than Việt Nam đến năm 2010 và dự báo đến năm 2020, từ 2006 nhu cầu than cho nhiệt điện và xi măng bắt đầu tăng mạnh, đến 2010 nhu cầu than cho nhiệt điện tăng 3,5 lần và xi măng tăng 2,3 lần so với hiện nay, nên trong thời gian tới công ty than Cọc 6 dự kiến giảm l- ợng than bán cho Cửa Ông, tăng năng lực sàng và nghiền than đạt chất lợng cấp cho nhiệt điện (cám 5 và 6). Các sản phẩm than sạch qua sàng tuyển ở Cửa

Ông cũng nh sàng mỏ đều phải đảm bảo theo quy định nhà nớc đối với than vùng Hòn Gai - Cẩm Phả theo TCVN 1790: 1999 và TCN.

Dự kiến vốn đầu t mở rộng sản xuất cho công t than Cọc 6 trong thời gian tới (khoảng 1.115.138 triệu đồng gồm cả vốn đầu t xây dựng cơ bản và vốn đầu t duy trì sản xuất) sẽ đợc tạo lập từ các nguồn sau:

- Vốn vay của nớc ngoài (đợc bảo lãnh của Nhà nớc) để mua thiết bị đồng bộ hoá dây chuyền sản xuất

- Vốn vay của các Ngân hàng đầu t phát triển

- Vốn khấu hao cơ bản để lại và lãi của sản xuất than dùng cho việc tái đầu t

Theo báo cáo nghiên cứu khả thi phơng án đầu t mở rộng sản xuất của công ty than Cọc 6, công ty hoàn toàn có thể cân đối tài chính khi vay nợ.

Nhu cầu lao động của công ty than Cọc 6 trong thời gian tới đợc tập hợp ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Nhu cầu lao động tổng hợp

STT Nghề nghiệp Định biên Trực tiếp(ngời) Danh sách(ngời) I Lao động trực tiếp 1783 2083

1 Lắp máy xúc 7ng/máy 77 84

2 Lái máy khoan 7ng/máy 35 38

3 Công nhân nổ mìn 30 33

4 Lái máy gạt 4ng/máy 48 52

5 Lái ôtô khai trờng 4ng/máy 560 756

6 CN.đầu đờng bãi thải 15 17

7 Làm đờng 35 38

8 Bơm khai trờng 6ng/ca 36 39

9 Sửa chữa thiết bị 300 327

10 CN. vận hành lới điện 4ng/ca 24 26

11 Chỉ huy sản xuất 11% 79 79

12 Dây chuyền trên mặt 334 364

II Khối cơ quan 11% 196 196

1 Phục vụ + ăn ca 52 56

III Toàn mỏ 2031 2335

Nh vậy có thể thấy so với số lao động cần cho sản xuất, hiện tại công ty than Cọc 6 d thừa khoảng một nửa số lợng lao động.

Trong những năm gần đây, do thị trờng trong nớc và quốc tế có nhiều biến động, công ty than Cọc 6 cũng gặp phải một số khó khăn về giá vật t đầu vào làm ảnh hởng trực tiếp đến sản xuất. Chẳng hạn, giá nhiên liệu liên tục tăng làm cho tỷ trọng chi phí nhiên liệu trong giá thành tăng lên. Trong khi đó, than là mặt hàng quan trọng trong nền kinh tế, là nhiên liệu cho sản xuất điện, giấy, xi măng, nguyên liệu cho sản xuất phân đạm, nên bị Nhà nớc khống chế giá đầu ra để không tăng giá dây chuyền. Điều đó dẫn tới doanh nghiệp bị ảnh hởng đến lợi nhuận - mặc dù các doanh nghiệp trong ngành than chịu sự điều tiết lợi nhuận từ Tổng công ty than Việt Nam (Tổng công ty than Việt Nam hiện nay mua than của Công ty than Cọc 6 với giá trung bình khoảng 245.000 đồng/tấn).

Việc xác định mức tăng giá xăng dầu, sản phẩm 100% nhập khẩu, trong tình hình hiện nay trở nên không hợp lý, do mức độ biến động của sản phẩm này không theo quy luật nhất định, vì đây là sản phẩm có tính “nhạy cảm”, biên độ và mức giá thay đổi còn phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện kinh tế - chính trị trên thế giới. Vì vậy, trong luận văn này tác giả không xác định xác suất tăng giá nhiên liệu do tác động của môi trờng bên ngoài doanh nghiệp.

Qua các phân tích và đánh giá trên cho thấy công ty có nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro về tài chính nh khả năng thanh toán, kém chủ động về vốn kinh doanh và về dự trữ vật t phục vụ sản xuất v.v... Tuy nhiên, việc đánh giá mức độ của các rủi ro này do thiếu số liệu theo dõi đủ tin cậy nên khó có thể đánh giá đợc xác suất phát sinh rủi ro mà chỉ có thể nhận xét rằng các rủi ro về tài chính và rủi ro do tăng giá nhiên liệu là các rủi ro thuộc nhóm nguy cơ cao và mức độ thiệt hại cũng lớn. Các rủi ro về an toàn trữ lợng, về điều kiện địa chất tự nhiên cũng là các rủi ro có nguy cơ cao, tuy nhiên theo tác giả mức độ

thiệt hại không lớn nh các rủi ro về tài chính và rủi ro do tăng giá nhiên liệu vì theo quy định về cấp trữ lợng đã chấp nhận sai số. Còn rủi ro về tai nạn lao động là rủi ro có xác suất xuất hiện khá thấp vì qua thực tế và các tài liệu theo dõi cho thấy an toàn lao động trên mỏ lộ thiên đã đợc đề cao và có thể kiểm soát tơng đối dễ dàng nên nếu phát sinh thì mức độ thiệt hại cũng không quá cao. Tình trạng thừa lao động cũng là một rủi ro, tuy nhiên công ty than Cọc 6 cũng nh các doanh nghiệp trong ngành than phải giải quyết vấn đề xã hội. Mức độ thiệt hại của rủi ro thừa lao động của doanh nghiệp so với mức độ thiệt hại đối với nền kinh tế khi một số lợng lớn lao động bị thất nghiệp có thể coi là nhỏ.

Các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty than Cọc 6 và mức độ thiệt hại của chúng về mặt định tính có thể đợc tập hợp theo ma trận ở hình 3.4.

Trong hai tiêu chí mức độ nghiêm trọng của rủi ro (đo lờng bằng những tổn thất, mất mát, nguy hiểm v.v...) và xác suất xuất hiện rủi ro (số lần xảy ra

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp mỏ, áp dụng cho một doanh nghiệp khai thác than lộ thiên vùng Quảng Ninh (Trang 84 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w