Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 31 - 35)

Hội đồng quản trị

Ban tổng giám đốc

Hội đồng quản lý tài sản nợ có Hội đồng tín dụng Hội đồng khoa học Khối quản lý rủi ro Khối tín dụng Khối kế toán Khối hành chính Khối dịch vụ Khối tài chính Ban quản lý rủi ro

Ban kiểm tra nội bộ Ban tín dụng Ban quản lý TD Ban thẩm định Ban quản lý chi nhánh Ban dịch vụ Trung tâm thẻ Ban kinh doanh đối ngoại Ban kế hoạch phát triển Ban nguồn vốn và KDTT Ban tài chính Ban đầu tư

Ban kế toán Trung tâm thanh toán Ban tổ chức cán bộ Ban quản lý tài sản Văn phòng Ban pháp chế Ban công nghệ

Cơ cấu tổ chức hội sở chính cho thấy sự độc lập tương đối giữa các khối và chịu sự kiểm soát trực tiếp của ban giám đốc và hội đồng quản trị.

Khối quản lý rủi ro chịu trách nhiệm quản trị rủi ro, dự báo các thay đổi trong

tương lai và đảm bảo các tỷ lệ an toàn cho ngân hàng.

Khối tín dụng có nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động tín dụng vơi các chi nhánh,

trực tiếp cấp tín dụng và quản lý các khoản tín dụng lớn

Khối dịch vụ bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau như dịch vụ thanh toán, dịch vụ

phát hành thẻ, dịch vụ bảo lãnh….

Khối tài chính quản lý các hoạt động tài chính và trực tiếp thực hiện việc kinh

doanh tiền tề (tresuary department)

Khối kế toán thực hiện lập sổ sách kế toán hàng ngày. Mỗi phòng ban đều có

một bộ phận kế toán trực tiếp thực hiện kế toán cho các giao dịch hằng ngày và cuối ngày sẽ tổng hợp số liệu lại tại phòng kế toán chung cho cả hệ thông ngân hàng.

Khối hành chính gồm các phòng văn thư, nhân sự, phòng thương hiệu và quan

hệ công chúng….

Riêng với ban nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ thuộc khối tài chính là một trong những ban quan trọng của ngân hàng bởi hoạt động của ban này luôn mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Hơn thế nữa hoạt động của ban nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ ngày càng được mở rộng đặc biệt là phòng kinh doanh tiền tệ.

Ban nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ gồm 3 phòng ban chính:

Phòng huy động vốn: phòng này giữ một vị trí hết sức quan trọng bởi nó thực

các sản phẩm như các loại hình tiền gửi tiết kiêm, kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng…để thực hiện việc thu hút vốn trên thị trường.

Phòng cân đối tổng hợp giống như một phòng kế toán thực hiện việc điều

chuyển, quản lý vốn và thực hiện các nghiệp vụ kế toán.

Phòng kinh doanh tiền tề: đây là phòng ban vô cùng quan trọng bởi nó là phòng

trực tiếp kinh doanh. Nguòn vốn được huy động từ phòng nguồn vốn thông qua phòng cân đối tổng hợp được đưa đến phòng kinh doanh tiền tệ và phòng tín dụng là chủ yếu. Phòng tín dụng sẽ thực hiện việc cho vay còn phòng kinh doanh tiền tệ sẽ thực hiện việc kinh doanh đối với nguồn vốn để mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.

Trong đó phòng kinh doanh tiền tệ (Treasuary) thực hiện các hoạt động chính sau:

Họat động trên thị trường tiền tệ (Money market) là hoạt động mà ngân hàng

đầu tư và phát triển Việt Nam cho vay với các khách hàng thân thiết có quan hệ lâu dài với khách hàng thông qua mạng điện thọai trực tiếp hoặc cho vay liên ngân hàng qua hệ thông máy tính nối mạng.

Phòng kinh doanh tiền tệ (Treasury) Hoạt động trên thị trường tiền tệ (Money market) Hoạt động trên thị trường hàng hóa tương lai ( Future

commodity) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động trên thị trường trái phiếu

(Bond market)

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ (Foreign exchange)

Hoạt động trên thị trường hàng hóa tương lai (Future commodity) là hoạt động

mà BIDV thực hiện mua bán hợp đồng tương lai hàng hóa cho khách hàng trên thị trường quốc tế, hiện tại thì BIDV mới thực hiện mua bán hợp đồng tương lai hàng hóa gồm: cao su trên thị trường Toronto (Nhật), cà phê Robusta trên thị trường London (Anh) và Newyork (Mỹ). Đây là hoạt động khá mới mẻ, mới phát triển từ năm 2006 và sẽ mở rộng trong tương lai.

Hoạt động trên thị trường trái phiếu (Bond market) là hoạt động mà BIDV thực

hiện kinh doanh trái phiếu, ở đây chủ yếu là trái phiếu chính phủ.

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ (Foreign exchange) đây là hoạt động truyền

thống của hội sở chính của BIDV với việc kinh doanh hầu như tất cả các ngoại tệ chính mà khách hàng có nhu cầu. Hoạt động này hình thành từ năm 1991 nhưng đến năm 2004 mới thực sự phát triển và đặc biệt phát triển mạnh từ năm 2006 trở lại đây. Hoạt động KDNT tại chi nhánh gồm các hoạt động chủ yếu là giao dịch trực tiếp với khách hàng quen thuộc, quản lý chi nhánh và giao dịch liên ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 31 - 35)