VIÊN THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TẠI PHIÊN TOÀ XÉT XỬ ÁN HÌNH SỰ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên toà xét xử án hình sự ở tỉnh An Giang doc (Trang 59 - 63)

Thực hiện đường lối cải cách của Đảng nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền, trong những năm gần đây việc cải cách Tư pháp được đặt ra và là một yêu cầu cấp bách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm, đồng thời bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, khắc phục tình trạng bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều Chỉ thị, Nghị quyết nhằm đổi mới, xây dựng và hoàn thiện cơ cấu, tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan Tư pháp, trong đó có Viện Kiểm sát nhân dân.

- Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác

tư pháp trong thời gian tới” trong đó nhấn mạnh đến việc phát huy dân chủ, phát triển

tranh tụng, đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của con người là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp. Xác định yêu cầu là phải nâng chất lượng thực hành quyền công tố của Viện Kiểm sát tại phiên toà, bảo đảm tranh tụng dân chủ với Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác.

Về đường lối lãnh đạo của Đảng, Nghị quyết đã nhấn mạnh rằng để thực hiện được cải cách tư pháp thì phải xây dựng đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, giỏi về chuyên môn, nâng cao nhận thức cán bộ, cần nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế lựa chọn, bầu cử, bồi dưỡng, quản lý Hội thẩm nhân dân nhằm đề cao trách nhiệm và vai trò của Hội thẩm nhân dân, để “Khi xét xử Toà án phải đảm bảo cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp

luật, thực sự dân chủ, khách quan, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; việc xét xử phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo …”

- Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/05/2005 “Về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ

thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”; Nghị quyết 49-

NQ/TW ngày 02/06/2005 “Về chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020” và sau đó là Nghị quyết Đại hội X của Đảng, tiếp tục đề ra những định hướng, mục tiêu, quan điểm chỉ đạo và những biện pháp cụ thể đối với công tác Tư pháp … trong đó có những nội dung quan trọng về hoạt động xét xử và công tác cán bộ của cơ quan Tư pháp … có thể tóm lược:

Thứ nhất là, hoàn thiện pháp luật hình sự và thủ tục về tố tụng tư pháp

Để thực hiện, nhiệm vụ là phải nghiên cứu, phân định rỏ thẩm quyền quản lý hành chính tổ chúc với trách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể có chức danh tư pháp, cụ thể như Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán theo hướng đề cao quyền hạn, trách nhiệm trong hoạt động tố tụng nhằm nâng cao tính chủ động trong thi hành nhiệm vụ, độc lập và chịu trách nhiệm về quyết định tố tụng của họ.

Thứ hai là, nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử nói chung và chất lượng tranh tụng tại phiên toà hình sự nói riêng. Nhằm đảm bảo việc phán quyết của Toà án phải căn cứ chủ

yếu voà kết quả tranh tụng đó.

Đổi mới việc tổ chức phiên toà xét xử, phải xác định rỏ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng; người tham gia tố tụng. Phiên toà xét xử phải đảm bảo tính công khai, dân chủ trong việc tranh tụng giữa Kiểm sát viên thực hành quyền công tố với bị cáo, Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác, từ đó Hội đồng xét xử xem xét toàn diện các chứng cứ, ý kiến tranh luận, đối đáp … để ra bản án, quyết định đúng pháp luật và có sức thuyết phục cao.

Thứ ba là, phải xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh.

Rà soát lại đội ngũ cán bộ tư pháp, nâng cao tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức và nghề nghiệp chuyên môn. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo cán bộ nguồn của các chức danh tư pháp, hỗ trợ tư pháp theo hướng cập nhật các kiến thức mới về chính trị, pháp luật, kinh tế xã hội, có kỷ năng nghề nghiệp và kiến thức thực tiễn, có đạo đức trong sạch, dũng cảm đấu tranh vì công lý, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Có cơ chế thu hút, tuyển chọn những người có tâm huyết, đủ đức tài vào làm việc ỏ các cơ quan tư pháp.

Tăng thời hạn bổ nhiệm chức danh tư pháp hoặc thực hiện chế độ bổ nhiệm không kỳ hạn.

Thứ tư là, bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất cho hoạt động tư phá, phù hợp với đặc

thù của từng cơ quan tư pháp và khả năng của ngân sách Nhà nước.

Đổi mới và hoàn thiện cơ chế phân bổ ngân sách cho các cơ quan và hoạt động tư pháp theo hướng do Quốc hội phân bổ và giao cho các cơ quan tư pháp địa phương quản lý, sử dụng; có cơ chế cho phép địa phương hổ trợ kinh phí hoạt động cho cơ quan tư pháp. Từng bước xây dựng trụ sở làm viên của các cơ quan tư pháp khang trang, hiện đại, đầy đủ tiện nghi. Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan tư pháp.

Thứ năm là, hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tư pháp và các cơ quan tư pháp về chính trị, tổ chức và cán bộ.

Tăng cường công tác xây dựng Đảng và chăm lo công tác quy hoạch, đào tạo, tuyển dụng, bố trí, sử dụng cán bộ trong các cơ quan tư pháp. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các tổ chức Đảng và các ban, ngành theo hướng định kỳ nghe báo cáo và cho ý kiến định hướng; chỉ đạo giải quyết những vụ việc quan trọng, phức tạp.

Với những nội dung nêu trên, những năm qua các cơ quan tư pháp ở địa phương đã tăng cường trách nhiệm thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm; sắp xếp, bố trí, nâng chất lượng hoạt động về tổ chức và công tác cán bộ; xây dựng mối quan hệ phối hợp tốt hơn theo chức năng trong các cơ quan tiến hành tố tụng, nhất là tổ chức, thực hiện việc tranh tụng theo yêu cầu cải cách tư pháp.

Thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương, của Ban cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhất nhân tối cao, của Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp tỉnh … Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh xây dựng chương trình thực hiện Nghị quyết 49 của Bộ chính trị đến năm 2020 và cụ thể hoá hàng năm trong kế hoạch công tác kiểm sát.

Về năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tại phiên tòa xét xử án hình sự ở An Giang có những tiến bộ mới,

Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh An Giang tiếp tục thực hiện cơ chế Kiểm sát viên trực tiếp kiểm sát điều tra, đồng thời thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa nhằm nâng cao kỷ năng thẩm vấn, luận tội, tranh luận, bảo vệ

quyết định truy tố ... những năm qua không có trường hợp nào tòa tuyên không phạm tội. Hai ngành Tòa án, Viện Kiểm sát chú trọng đến công tác xét xữ lưu động. Kết quả xét xữ nhìn chung cho thấy Kiểm sát viên đáp ứng được yêu cầu tranh tụng tại phiên tòa ... [31, tr.3].

Tuy có đạt những tiến bộ mới, nhưng nhìn chung so với yêu cầu thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp thì các cơ quan Tư pháp tỉnh An Giang còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa. Những thiếu sót, tồn tại có những nguyên nhân khách quan, chủ quan đã nêu ở phần trên ảnh hưởng không ít đến tiến trình cải cách tư pháp ở địa phương, nhất là những điều kiện đảm bảo để nâng chất lượng về năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa xét xử án hình sự.

Bởi vì, năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố được phản ảnh một cách tổng hợp từ kỷ năng nghề nghiệp, kiến thức pháp lý, kiến thức xã hội, khả năng đối đáp trực tiếp ... tại phiên tòa xét xử án hình sự và được thể hiện thông qua những hoạt động tiến hành tố tụng tại phiên xử mà ở đó, bên buộc tội là Kiểm sát viên và bị cáo, luật sư hoặc người bào chữa ... tranh luận, đối đáp bảo vệ ý kiến mỗi bên; bác bỏ ý kiến, luận điểm của phía bên kia, dưới sự điều khiển, quyết định của Hội đồng xét xử. Do đó, năng lực của các chủ thể khác cũng tác động không ít đến năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên qua thực hiện những quy định của Luật tố tụng hình sự, trong đó chủ yếu và tập trung nhất là năng lực điều hành của chủ tọa và Hội đồng xét xử.

Qua sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 49 của Bộ chính trị ở tỉnh, phần tồn tại, hạn chế được đánh giá

Trình độ, năng lực một bộ phận cán bộ có chức danh tư pháp chưa đáp ứng yêu cầu công viên trong tình hình hiện nay. Công tác tuyển dụng, bổ sung cán bộ có chức danh tư pháp gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình trạng thiếu cán bộ chuyên môn ở các cơ quan tư pháp ... trang thiết bị cho các cơ quan tư pháp còn thiếu, tình trạng các nhà tạm giữ, trại giam xuống cấp nghiêm trọng chưa được đầu tư đúng mức [21, tr.6]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đã phản ảnh thực tế thực hiện tiến trình cải cách tư pháp của địa phương. Nhưng còn những vấn đề như hoàn thiện pháp luật hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp; tổ chức phiên tòa thế nào cho đúng theo yêu cầu tranh tụng; kỷ năng tranh luận; bồi dưỡng nhận thức và

kỷ năng tranh tụng, biên chế tổ chức ... cần được các ngành Trung ương tổ chức đào tạo, hướng dẫn nhằm nâng chất lượng cho các cán bộ có chức danh tư pháp và bỗ trợ tư pháp ... cho từng ngành ở địa phương đang là yêu cầu thiết thực mà các ngành tư pháp và Ban chỉ đạo cải cách tư pháp địa phương cũng không thể làm thay được.

Như vậy, để đảm bảo năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố thì việc phối hợp tổ chức thực hiện các quan điểm chỉ đạo qua các Nghị quyết nêu trên cần tập trung hơn nữa. Cùng với yêu cầu tự thân phấn đấu của Kiểm sát viên, của cấp lãnh đạo, quản lý ngành kiểm sát, còn có sự phối hợp với ngành Tòa án và các ngành chức năng khác đào tạo, bồi dưỡng cho người có chức danh tư pháp, bỗ trợ tư pháp để nâng hơn nữa nhận thức về quyền và trách nhiệm tranh tụng; các thao tác nghiệp vụ, kỷ năng ứng xử và trình độ nhận thức, áp dụng pháp luật sát hợp với từng vụ việc được đưa ra xét xử. Năng lực của chủ thể thực hiện chức năng xét xử bị hạn chế sẽ không đảm bảo cho việc tổ chức, thực hiện tranh tụng đối với phía Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, phía bào chữa hoặc ngược lại.

3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM NĂNG LỰC TRANH TỤNG CỦA

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên toà xét xử án hình sự ở tỉnh An Giang doc (Trang 59 - 63)