KIỂM SÁT VIÊN THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TẠI PHIÊN TOÀ XÉT XỬ ÁN HÌNH SỰ Ở TỈNH AN GIANG

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên toà xét xử án hình sự ở tỉnh An Giang doc (Trang 63 - 86)

ÁN HÌNH SỰ Ở TỈNH AN GIANG

Từ cơ sở lý luận về quyền công tố, thực hành quyền công tố và tranh tụng; đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang, tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh An Giang, thực trạng về năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa xét xử án hình sự nói chung và nói riêng ở tỉnh An Giang; những quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ... Tác giả đề xuất những giải pháp và những kiến nghị nhằm bảo đảm năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, nhất là năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh An Giang tại phiên tòa xét xử án hình sự.

3.2.1. Một số giải pháp chung bảo đảm năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên

thực hành quyền công tố tại phiên tòa xét xử án hình sự

- Nhận thức đúng và đầy đũ những định hướng của Đảng về cải cách tư pháp nói

Các văn kiện của Đảng chỉ đạo có liên quan đến mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã chỉ ra rằng công cuộc cải cách tư pháp đã được các cấp ủy, tổ chức Đảng lãnh đạo và tổ chức thực hiện với quyết tâm cao, đạt được nhiều kết quả. Đảng lãnh đạo chặt chẽ hoạt động tư pháp và các cơ quan tư pháp về chính trị và tổ chức. Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá trong hoạt động tư pháp; xác định rỏ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh...

Từ những quan điểm chỉ đạo đó cho thấy, Đảng luôn quan tâm lãnh đạo việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp, trong đó có việc xác định nâng cao chất lượng tranh tụng của các chủ thể là Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, luật sư ... và người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa nhằm đảm bảo tính công khai, dân chủ, nghiêm minh. Hội đồng xét xử phải căn cứ vào kết quả tranh tụng để phán quyết theo nguyên tắc “Độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật”.

Thực tế đang vẫn còn những tồn tại hạn chế như tố tụng tư pháp còn nhiều bất cập, trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ tư pháp, bỗ trợ tư pháp còn yếu, thậm chí có một số sa sút về phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp; còn tình trạng có lúc, có nơi cấp ủy Đảng buông lỏng lãnh đạo hoặc can thiệp không đúng vào hoạt động tư pháp ... Từ đó, Đảng giao cho Ban cán sự Đảng viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao xây dựng chương trình, kế hoạch và xác định lộ trình thực hiện từng công việc cụ thể thuộc trách nhiệm của ngành; cấp ủy địa phương cũng phải tăng cường sự lãnh đạo đối với các cơ quan tư pháp ở địa phương.

Như vậy, để góp phần thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, với trách nhiệm theo chức danh được bổ nhiệm đã và đang đặt ra yêu cầu đổi với Kiểm sát viên phải luôn nghiên cứu, nhận thức những chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp, nâng cao năng lực tranh tụng tại phiên tòa xét xử án hình sự; tự rèn luyện phấn đấu không để bị tha hóa về đạo đức, sa sút về trách nhiệm nghề nghiệp ...

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực hình sự và bổ sung nguyên

Hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta trong giai đoạn hiện nay khi đất nước ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Thực tế cho thấy, thiếu sót qua các bản án đã xét xử có nguyên nhân do nhận thức và áp dụng pháp luật không thống nhất cũng xuất phát từ việc hệ thống pháp luật hiện hành chưa hoàn chỉnh; nhiều lượt sửa đổi,bổ sung Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự vẫn còn những khiếm khuyết chưa đáp ứng kịp với yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm; tranh tụng tại phiên tòa vẫn chưa thực hiện tốt theo yêu cầu cải cách tư pháp.

* Trong Bộ luật hình sự, khung hình phạt còn dãn rộng, một số khái niệm có liên quan còn có những cách hiểu khác nhau do chưa được giải thích kịp thời ở một số loại tội phạm. Nguyên tắc tranh tụng chưa được ghi nhận thành chế định trong Bộ luật tố tụng hình sự và cũng chưa xác định rõ ràng trách nhiệm của cơ quan và những người tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm cho bị can, bị cáo và người bào chữa thực hiện các quyền của mình ở các giai đoạn tố tụng cụ thể; chủ thể có chức danh tư pháp còn thiếu tính chủ động trong thi hành nhiệm vụ do Luật tố tụng chưa phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính tổ chức với trách nhiệm, quyền hạn độc lập và chịu trách nhiệm về quyết định tố tụng của họ ở mức nào trong hoạt động tố tụng hình sự.

Hoạt động của chủ thể trong tổ chức Bổ trợ tư pháp (chủ yếu là luật sư) cũng cho rằng hoạt động tranh tụng của họ tại phiên tòa hình sự vẫn chưa thực sự được bình đẳng với Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, Hội đồng xét xử cũng chưa tôn trọng đúng mức quyền bào chữa, tranh luận và ý kiến của họ ít được quan tâm xem xét, còn bị chủ tọa phiên tòa hạn chế thời gian phát biểu, tranh luận ... Và đề nghị Luật tố tụng cần làm rõ thêm quyền năng tranh tụng của họ.

Cũng do Luật tố tụng chưa quy định cụ thể thực hiện nguyên tắc tranh tụng nên vẫn có Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa xét xử án hình sự còn cho rằng tranh tụng là tranh luận, chưa nhận thức rõ tranh tụng được tiến hành trong suốt giai đoạn xét xử, tranh luận chỉ là một hoạt động cụ thể, một phần việc phải thực hiện của quá trình xét xử vụ án.

Đối với cơ quan xét xử, một phiên tòa nói cung và phiên tòa hình sự nói riêng có bảo đảm tính chất tranh tụng hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng vai trò của chủ tọa phiên tòa là rất quan trọng. Để có được việc Toà án phán quyết phải căn cứ chủ yếu vào

kết quả tranh tụng tại phiên tòa thì với vai trò là người điều khiển toàn bộ hoạt động tố tụng tại phiên tòa của những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng khác, chủ tọa phiên tòa phải thực hiện nhiều việc, trong đó có những việc thuộc kỷ năng xử lý các tình huống tại phiên tòa.

Thực tiễn xét xử vẫn còn

Có không ít phiên tòa hình sự chưa thể hiện tinh thần tranh tụng, còn mất dân chủ, chưa bảo đảm tranh tụng dân chủ với Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác...Tình trạng này có nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa chưa nắm vững các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và kỷ năng điều hành phiên tòa theo tinh thần Nghị quyết 08 [16, tr.20].

Cũng từ thực tiễn xét xử cho thấy nguyên tắc tranh tụng đã và đang được vận dụng vào trong trình tự tố tụng thẩm vấn. Một số nguyên tắc về tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân; bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật; bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành hoặc người tham gia tố tụng; bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án; bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật ... được ghi nhận trong Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành đã thể hiện được những nội dung khi vận dụng nguyên tắc tranh tụng. Mặt khác, tranh tụng mới được ghi nhận trong văn kiện của Đảng và được nghiên cứu giải thích và tập trung hướng dẫn ở những năm gần đây, nhưng vẫn còn một số quan điểm, nhận thức, cách hiểu, luận giải chưa thống nhất qua nghiên cứu; có ý kiến cũng còn băn khoăn cho rằng nếu xem và đưa vấn đề “tranh tụng” trở thành nguyên tắc trong Bộ luật tố tụng hình sự là “Phá vở” những nguyên tắc tố tụng “Truyền

thống” lâu nay đã áp dụng, thực hiện ở nước ta vì rằng, nó là nguyên tắc của hệ thống tố

tụng phổ biến ở Nhà nước pháp quyền tư bản chủ nghĩa, trong khi yêu cầu cải cách tư pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật của nước ta nhằm bảo vệ và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Nhưng về mặt quan điểm, Đảng ta chỉ đạo “Cải cách tư pháp phải kế thừa truyền thống pháp lý dân tộc, những thành tựu đạt được của nền tư pháp xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh nước

ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế; đáp ứng xu thế phát triển của xã hội trong tương lai” [3, tr.2]. Như vậy, nguyên tắc tranh tụng được vận dụng trong giai đoạn xét xử án hình sự tại phiên tòa là yêu cầu khách quan và đã được áp dụng trong thực tiễn xét xử. Thể chế hóa quan điểm của Đảng về tranh tụng thành một trong những nguyên tắc cơ bản và ghi nhận rõ thêm những quy phạm có liên quan vào trong Bộ luật tố tụng hình sự là cần thiết và cũng là sự chọn lọc, kế thừa tính khoa học, tiến bộ nhằm phục vụ yêu cầu cải cách tư pháp và cũng là giải pháp đảm bảo năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố cùng với các chủ thể tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng tại phiên tòa thực hiện được tốt hơn chức năng, nhiệm vụ chủ thể của mình; khắc phục được về nhận thức không đúng đối với vai trò, vị trí và quyền năng giữa các chủ thể trong tranh tụng.

* Cải cách tư pháp cũng đặt ra yêu cầu từng ngành tư pháp cần rà soát những văn bản của ngành mình đã ban hành để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Trong ngành kiểm sát, cũng đang tiếp tục rà soát những văn bản đã ban hành có liên quan để sửa đổi bổ sung nhằm hướng dẫn về tác nghiệp giúp cho Kiểm sát viên phát huy khả năng tranh tụng tại phiên toà hình sự.

Đây cũng là một trong những giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ qua thực tiễn công tác của Kiểm sát viên.

Thực hiện tranh tụng tại phiên toà xét xử sơ thẩm án hình sự theo uỷ quyền của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cho một số Viện Kiểm sát nhân dân địa phương thực hành quyền công tố đối với những vụ án do cơ quan điều tra thuộc Bộ công an tiến hành điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cử Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, lập cáo trạng và chuyển về địa phương theo chế độ uỷ quyền thực hành quyền công tố theo Điều 38 của Quy chế tạm thời về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự (Ban hành kèm theo quyết định 120/2004/QĐ-VKSTC ngày 14 tháng 9 năm 2004 của Viện trưởng viện Kiểm sát nhân dân tối cao). Nếu so với Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành thì không có chế định về uỷ thác, uỷ quyền thực hành công tố mà chỉ có quy định “Trong trường hợp vụ án không

Viện Kiểm sát có thẩm quyền” theo Khoảng 4 Điều 166, do đó đang tồn tại vướng mắc

trong thực tiễn.

Trước hết về nhận thức, hiểu thế nào là “uỷ quyền thực hành công tố tại phiên toà” trong khi cấp tiến hành tố tụng điều tra, kết luận điều tra; lập cáo trạng quyết định truy tố không phải là cấp đuợc uỷ quyền. Việc thực hiện ở cấp uỷ quyền và cấp được uỷ quyền có trái gì với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hay không; giải thích thế nào việc uỷ quyền đó được hiểu là uỷ quyền theo thẩm quyền quản lý hành chính tổ chức hay uỷ quyền theo tố tụng hình sự.

Thực tế cho thấy, do yêu cầu trong đấu tranh chống tội phạm, những vụ án hình sự đặc biệt lớn, có tính chất đặc biệt nghiêm trọng; nhiều người phạm tội và liên quan đến nhiều cấp, nhiều địa phương khác nhau; có sự quan tâm theo dõi rộng rãi của công luận ... được các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương thống nhất ủy quyền xét xử sơ thẩm cho Tòa án cấp tỉnh ở một số nơi đã có tác dụng răn đe, giáo dục phòng ngừa chung. Nhưng do Kiểm sát viên thực hành quyền công tố không được tiếp cận ngay ban đầu của quá trình tố tụng trong giai đoạn điều tra; không lập cáo trạng truy tố; hồ sơ có vụ thu thập hằng ngàn bút lục phải được đọc, nghiên cứu chuẩn bị trước những vấn đề thẩm vấn, dự thảo luận tội, và dự kiến tình huống tranh luận đối đáp ... và thường là những vụ có nhiều bị cáo, nhiều luật sư và đông người tham gia tố tụng; thời gian xét xử kéo dài nhiều ngày là những thử thách đối với năng lực thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử vụ án, nhất là tranh luận, đối đáp bảo vệ cáo trạng, cân nhắc đề xuất hình phạt, quy buộc nghĩa vụ đối với bị cáo do hành vi phạm tội gây ra ... Do vậy, nếu có thiếu sót về năng lực tranh tụng, phải rút bớt phần nào của cáo trạng truy tố hoặc tranh luận không hết theo yêu cầu của phía bào chữa nêu ra ... sẽ gây phản cảm và bị công luận chê trách, nghi ngờ cho công tác đấu tranh chống tội phạm hoặc nếu án có kháng cáo, Bản án của Tòa cấp phúc thẩm xử khác thêm nữa so với cáo trạng truy tố, lại gây ra việc chê trách càng nhiều thêm về chất lượng trong giai đoạn thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra và cả trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn xét xử sơ thẩm. Tuy các vụ án có ủy quyền nêu trên không nhiều, nhưng đang có các vấn đề tồn tại trong thực tiễn nên cần sớm có nghiên cứu, ghi nhận trong luật.

Để đảm bảo nâng năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và yêu cầu tăng trách nhiệm của Kiểm sát viên tại phiên tòa cần nghiên cứu Điều 19 và 22 của Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự (ban hành kèm theo quyết định số 121 ngày 16 tháng 9 năm 2004 của Viện trưởng viện Kiểm sát nhân dân tối cao) với việc áp dụng Điều 194 quy định về “Thời hạn hoãn phiên tòa” của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành.

Theo Điều 19 Quy chế, nếu tại phiên tòa mà phát hiện có căn cứ dẫn đến có thể thay đổi quan điểm truy tố theo hướng kết luận về tội danh khác nặng hơn hoặc phát hiện có tình tiết mới, khác với nội dung truy tố của Viện Kiểm sát đối với bị cáo thì Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa để xin ý kiến của lãnh đạo Viện Kiểm sát. Đối chiếu với Điều 194 Bộ luật tố tụng hình sự thì việc hoãn phiên tòa chỉ ở những trường hợp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên toà xét xử án hình sự ở tỉnh An Giang doc (Trang 63 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)