Để có thể hài lòng khách hàng không chỉ có những trang thiết bị hiện đại nhanh chóng mà một điều tác động không nhỏ đó chính là thái độ phục vụ của cán bộ nhân viên, đặc biệt là cán bộ tín dụng phải có trình độ nghiệp vụ, sự năng động sáng tạo và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng. Những điều kiện mà cán bộ tín dụng nên có là:
+ Có kiến thức, trình độ, có kỹ năng chuyên môn vững vàng, có năng lực dự đoán các vấn đề liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ.
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín trong quan hệ xã hội, khả năng giao tiếp tốt.
+ Có năng lực học tập, nghiên cứu, có ý thức học hỏi trau dồi kinh nghiệm, không ngừng vươn lên trong công tác. Từ đó ngân hàng có thể đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực như:
Đào tạo và đào tạo lại trình độ của nhân viên Ngân hàng, nội dung đào tạo chủ yếu là đào tạo tại chỗ, trong đó cán bộ tập sự sẽ làm việc với cán bộ tín dụng có kinh nghiệm và giỏi về chuyên môn, cán bộ tập sự sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm. Sau khi đạt được một trình độ nhất đinh cán bộ tập sự sẽ được cho vay dưới sự giám sát của cán bộ tín dụng đã có kinh nghiệm khác. Đồng thời ngân hàng phải tổ chức các buổi học nâng cao trình độ vi tính và ngoại ngữ. Tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên học lên các bậc cao hơn như thạc sỹ, tiến sỹ...
+ Ngoài chuyên môn nghiệp vụ Ngân hàng, cần bổ sung thêm kiến thức về các lĩnh vực kinh doanh khác để phục vụ công tác thẩm định khách hàng trước khi quyết định cho vay vốn.
+ Tạo cơ hội cho nhân viên tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp trong và ngoài đơn vị công tác. Để nâng cao kỹ năng giao tiếp điều tra phân tích đánh giá.
+ Tạo cơ hội để họ phát huy hết khả năng tiềm ẩn của mình. Từ đó có thể bố trí quản lý sử dụng cán bộ phù hợp phát huy tốt khả năng của mỗi người nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác, ngăn ngừa rủi rỏ xảy ra
+ Bên cạnh cần nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên để họ nhận thức nhiều hơn nữa về điều này và đây chính là biện pháp hữu hiệu nhất để thu hút khách hàng
- Công tác tuyển dụng cán bộ tín dụng cũng là một trong những vấn đề ngân hàng đặc biệt quan tâm. Ngân hàng cần đặt ra các điều kiện và yêu cầu tối thiểu về trình độ nghiệp vụ, tổ chức thi tuyển để lựa chọn những người thực sự có năng lực vào công tác. Nếu thực hiện được tốt việc tuyển dụng này, ngân hàng hoàn toàn có thể yên tâm thực hiện các mục tiêu phát triển của mình, đồng thời nguồn nhân lực tốt sẽ tạo lợi thế cạnh tranh của ngân hàng so với ngân hàng khác trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó, ngân hàng nên tiến hành các cuộc thăm do nội bộ về mức độ hài lòng của nhân viên ngân hàng về chế độ lương, thưởng, điều kiện làm việc cũng như mục đích, định hướng của họ trong tương lai, nhằm giúp cho ban lãnh đạo ngân hàng có các thông tin đầy đủ và có cách nhìn nhận đúng đắn về nhân viên của mình.
- Quy định thời gian cán bộ tín dụng đi xuống các cơ sở để nắm bắt được tình hình khách hàng vay vốn, kiểm tra sử dụng vốn vay, đôn đốc thu lãi, thu nợ và xử lý nợ kịp thời khi có các vấn đề xảy ra có nguy cơ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.
Ngoài ra, ngân hàng cũng nên thường xuyên tổ chức các cuộc giao lưu, văn nghệ thể thao hay các cuộc thi nghiệp vụ trong nội bộ ngân hàng nhằm tạo cơ hội cho các nhân viên trao đổi thêm kinh nghiệm nghề nghiệp và hiểu biết lẫn nhau. Đồng thời bộ phận tín dụng và các bộ phận khác cũng cần có sự phối hợp hoạt động chặt chẽ, tăng cường học hỏi giúp đỡ lẫn nhau vì mục tiêu chung của ngân hàng.
KẾT LUẬN
Với kết quả nghiên cứu trên thực tế về đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng ĐầuTư và phát triển Vĩnh Phúc, chuyên đề rút ra một số kết luận sau:
- Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về cho vay tiêu dùng vai trò của cho vay tiêu dùng trong hoạt động của hệ thốn ngân hàng và đối với kinh tế - xã hội
- Phân tích được thực trạng huy động vốn và sử dụng vốn trong cho vay tiêu dùng của ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc
- Đề xuất một số giải pháp là kiến nghị đối với việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc.
Trong quá trình thực tập tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc em đã phần nào hiểu được tình hình hoạt động chung của Ngân hàng đặc biệt là tình hình cho vay tiêu dùng, từ đó em đi sâu nghiên cứu những mặt đã thực hiện tốt của ngân hàng và những mặt còn hạn chế, để đưa ra một số giải pháp và kiến nghị cho những khó khăn vướng mắc còn tồn tại của ngân hàng nhằm góp phần hoàn thiện quy trình cho vay, chính sách cho vay và mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng.
Các giải pháp và kiến nghị đề xuất có thể chưa hoàn toàn phù hợp và mang tính toàn diện song em cũng mong giải pháp của mình đóng góp vào sự mở rộng hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong tương lai gần.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa ngân hàng tài chính và đặc biệt là giáo viên Trần Đăng Khâm và các cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Vĩnh Phúc đã giúp em hoàn thiện đề tài này.