Đổi mới bộ máy tổ chức quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam (Trang 60 - 66)

* Hoàn hình tổ chức quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất thiện:

Quản lý mọi loại hình các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế mở, khu kinh tế và các cụm công nghiệp ( hiện nay do địa phương quản lý). Để thực hiện được cấn sớm thành lập Ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam ở cấp ngang Bộ, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ.

Phân công và phối hợp trong hệ thống tổ chức quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất giưa các Bộ, ngành Trung ương với Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố và các Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh.

Quy định sự phân công và phối hợp quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất giữa các cơ quan quản lý còn chưa đủ chặt chẽ, rõ ràng, cụ thể và chưa quan sát với tình hình thực tế của các KCN- KCX. Trong thực tế vận hành cơ chế lại thiếu sự đồng bộ giữa các cơ quan quản lý đã được phân công theo chức trách với các khu công nghiệp, khu chế xuất. Thẩm quyền và trách nhiệm quản lý chưa đi đôi với nhau.

Cần phải xác định rõ các biện pháp quản lý nhà nước về phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, quy hoạch phát triển các khu công nghiệp một cách hài hòa và có hiệu quả. Phân cấp hơn nữa cho chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan nhà nước không can thiệp vào việc đầu tư phát triển các KCN- KCX tại các vùng kinh tế trọng điểm, những vùng thuận lợi thu hút đầu tư. Hạn chế sự sử dụng của vốn ngân sách Nhà nước cho việc phát triển cơ sở hạ tầng cho các KCN- KCX. Vốn ngân sách chỉ sử dụng trong điều kiện đối với những KCN- KCX quyết định đến việc phát triển kinh tế xã

hội của đất nước và của những vùng có điện có vùng kinh tế xẫ hội khó khăn để tạo đà phát triển thu hút đầu tư.

Tiếp tục cuủng cố, hoàn thiện cơ chế “một cửa tại chỗ” cho phù hợp với tình hình hiện nay. Cơ chế các Bộ, ngành ủy quyền cho Ban quản lý thực hiện một số chức năng quản lý tiếp tục được hoàn thiên theo hướng cụ thể hóa, minh bạch hóa các quy hoạc...để tạo thuận lợi cho các Ban quản lý trong quá trình thực hiện.

* Cải cách thủ tục hành chính

Tổ chức quản lý KCN- KCX đáp ứng được yêu cầu thực tiễn hiện nay và xu hướng phát triển các KCN- KCX trong bối canh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

Chính phủ đã ban hành Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao kèm theo Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 để tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức quản lý các KCN- KCX. Song những quy địn trong quy chế này đến nay có nhiều nhược điểm không còn phù hợp hoặc không đáp ứng yêu cầu do thực tế phát triển có nhiều vấn đè mới này ra. Mặt khác, do bản thân hệ thống tổ chức quản lý các KCN- KCX đã có sẵn những hạn chế, khiếm khuyết ngay từ khi thiết kế, bởi chưa đủ luận cứ khoa học, nên quá trình vận hành đã không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của cac KCN- KCX.

Về thẩm định cấp giấy phép đầu tư: tiếp tục hoàn thiện cơ chế “một cửa tại chỗ”; hoàn thiện thủ tục hành chính xét duyệ thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư. Tiếp tục cải cải cách bộ máy quản lý KCN- KCX và phải được hực hiện thường xuyên, xóa bỏ hoàn toàn cơ chế “xin- cho”, kỷ luật nghiêm khắc những cán bộ, công chức nhũng nhiễudoah nghiệp.

Phải coi cơ chế “một cửa tị chỗ” trong hoạt động quản lý nhà nước tại các khu công nghiệp vừa là điều kiện, vừa là mục tiêu bảo đảm sự thành công của các khu công nghiệp. Điều này sẽ góp phần khắc phục tình trạng tùy tiện trong thực thi cơ chế quản lý “ một cửa tại chỗ” hiện nay ở các ban quản lý khu công nghiệp trong cả nước, góp phần tạo môi trường hành chính lành mạnh nhằm tăng tính hấp dẫn của các khu công nghiệp, tăng tính năng động, chủ động phục vụ các doanh nghiệp của cán bộ ở các ban quản quản lý khu công nghiệp và khu chế xuât. Đông thời góp phần đẩy mạnh tiến trình cải cách tủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ở một trình độ cao hơn trong tuơng lai. Vì vậy, cán bộ, ngành nên sớm ủy quyền chức năng quản lý nàh nước cho các ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất. Nội dung ủy quyển phải được thể chế bằng pháp luật.

Về đất đai: cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dung đất, trong các giao dịch liên quan đến đất đai. Thực hiện dứt điểm các vấn đề về bồi thường mặt bằng; tuyên truyền công khai các chủ trương, định hướng về phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất tại các địa phương. Giải quyết cơ chế cho thuê lại đất trong KCN- KCX sao cho quyền lợi của các công ty phát triển hạ tầng được đảm bảo, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp KCN- KCX hoạt động...bố trí quỹ đất cho tái định cư kết hợp với biện pháp tuyên truyền, giáo dục hiểu biết pháp luật về đất đai, quyền lợi và nghĩa vụ của người dân có đất nông nghiệp có ý thức hơn về chủ trườn phát triển khu công nghiệp.

Về xuất nhập khẩu: tiến hành nhanh chóng các thủ tục xét duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu, thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cho các doanh nghiệp.

Thường xuyên rà soát các dự án đầu tư nước ngoài đã được cấp phép trong KCN- KCX có các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tiến hành đầu tư , xem những khó khăn này là từ phía bẩn thân doanh nghiệp hay từ phía các chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu thực trạng thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất trong cả nước chúng ta nhận thấy những lợi thế để phát triển, thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất về nguồn nhân lực, cơ chế, chính sách ưu đãi...

Các khu công nghiệp, khu chế xuất đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tăng giá trị sản xuất công nghiệp, tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm, đổi mới công nghệ, nâng cao tay nghề, trình độ kỹ thật, trình độ quản lý nghiệp vụ cho người lao động.

Bên cạnh những thuận lợi đó thì các khu công nghiệp, khu chế xuất cũng còn không ít những khó khăn và bất cập trong môi trường đầu tư đó là những vần đề về quản lý, đất đai, thủ tục hành chính, cơ cấu tạo vốn, cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN- KCX, các vấn đề khác liên quan đến doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất... Chính những điều này làm hạn chế dòng đầu tư, làm cho khả năng thu hút vốn đàu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất còn yếu.

Hiện nay mức độ thành công của các khu công nghiệp, khu chế xuất còn khiêm tốn so với mục đích đầu tư, so với tầm quan trọng của nó trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Chính vì vậy, trong những năm tới cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chinh sách đất đai, ban hành chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư, nâng cao chất lượng quy hoạch cơ sở hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, nâng cao tay nghề cho người lao đông...để khu công nghiệp, khu chế xuất ngày càng phát triển, đóng góp to lớn vào GDP của cả nước, thu hút ngày càng nhiều lượng vốn đầu tư cả trong nước lẫn nước ngoài, giúp chuyển dịch cơ cấu hợp lý và đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...1

PHẦN I: NHỮNG LÍ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ, KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...3

1.1. Khái niệm, bản chất và phân loại nguồn vốn đầu tư...3

1.1.1. Khái niệm về nguồn vốn đầu tư:...3

1.1.2. Bản chất của nguồn vốn đầu tư...3

1.1.3. Phân loại nguồn vốn đầu tư...6

1.2. Khái niệm, đặc điểm Khu công nghiệp, khu chế xuất:...10

1.1.1. Khái niệm KCN, KCX:...10

1.1.2. Đặc điểm của KCN, KCX: ...11

1.1.3. Vai trò của các KCN, KCX:...12

1.3. Sự cần thiết của việc thu hút vốn đầu tư vào các khu KCN, KCX ở Việt Nam...16

PHẦN II: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...19

2.1. Khái quát chung tình hình thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam...19

2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam...19

2.1.2. Tình hình chung thu hút vốn đầu tư vào các KCN-KCX Việt Nam. 23 2.2. Đánh giá tình hình thu hút vốn đầu tư vào các KCN- KCX ở Việt Nam ...35

2.2.1. Những thành tựu đạt được...35

2.2.2. Những tồn tại, hạn chế trong việc thu hút vốn đầu tư vào KCN- KCX ...40

2.2.3. Nguyên nhân của những yếu kém trong việc thu hút vốn đầu tư phát triển KCN- KCX...46

PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...49

3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển khu công nghiệp đến năm 2010:...49

3.1.1. Mục tiêu phát triển của khu công nghiệp đến năm 2010...49

3.1.2. Phương hướng phát triển khu công nghiệp - khu chế xuất...50

3.2. Một số giải pháp chủ yếu để tăng cường thu hút FDI vào KCN, KCX: ...53

3.2.1 Có các chính sách tạo nguồn vốn...53

3.2.2. Tăng cường công tác vận động xúc tiến đầu tư vào KCN- KCX...54

3.2.3. Nâng cao chất lượng quy hoạch các KCN- KCX...55

3.2.4. Nâng cao khả năng cạnh tranh của các KCN- KCX...57

3.2.5. Phát triển hạ tầng xã hội đối với khu vực xây dựng KCN- KCX...58

3.2.6. Phát triển lao động và đào tạo nghề, phát triển các cơ sở đào tạo nghề gắn với nhu cầu phát triển KCN- KCX...58

3.2.7 Đổi mới bộ máy tổ chức quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất60 KẾT LUẬN...63

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kinh tế đầu tư 2. Giáo trình Luật đầu tư

3. Trang web của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư: www.mpi.gov.com

4. Tạp chí khu công nghiệp Việt Nam tháng 3/2007 www.khucongnghiep.com.vn

5. Niên giám thống kê các năm 2003,2004,2005,2006 6. Báo cáo quy hoạch các KCN- KCX năm 2006, 2007

7. Chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cả nước đến năm 2010

8. Trag web của Tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn

9. Tạp chí kinh tế và dự báo tháng 1, tháng 6, tháng 8 năm 2008

10. Danh sách dự án đầu tư nước ngoài đăng ký tại KCN- KCX Việt Nam

11. Thông tin khu công nghiệp- khu chế xuất- TS Trần Ngọc Hưng tháng 1 năm 2005

12. Thời báo kinh tế tháng 12 năm 2007

13. Giáo trình Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ- Trường đại học Kinh tế quốc dân.

14. Nghị quyết đại hội Đảng khóa VI, VII, VIII, IX, X 15. Tạp chí Cộng sản tháng 6 năm 2007

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w