Những tồn tại, hạn chế trong việc thu hút vốn đầu tư vào KCN-KC

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam (Trang 40 - 46)

2.2.2.1 Việc đầu tư phát triển các KCN-KCX không theo quy hoạch thống nhất, chưa phát huy được lợi thế so sánh của từng địa phương và dẫn tới tình trạng cạnh tranh gay gắt, chen lấn trong việc thu hút vốn đầu tư

Hiện nay việc thu hút vốn đầu tư vào các KCN-KCX còn theo kiểu nặng về số lượng: tăng cường thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài vào các KCN-KCX bất kể vào lĩnh vực nào, quy mô là bao nhiêu mà không dựa trên những chính sách phát triển ngành trên cơ sở lợi thế của từng KCN, thực hiện một sự phân công hợp tác giữa các KCN các tỉnh, các địa phương gắn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Dẫn đến hầu như địa phương nào cũng có các KCN với chức năng tương tự nhau.

Việc quy hoạch phát triển các KCN vẫn chưa thực sự hợp lý, chưa tính tới khả năng đầu tư và dự báo xu hướng đầu tư trên các địa bàn của tỉnh. Các KCN vẫn tập trung quá đông tại một số địa bàn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương… dẫn đến tình trạng quá tải về lao động, nhà ở, dịch vụ phục vụ người lao động. Trong khi đó, tại một số địa bàn khác có điều kiện để phát triển khu công nghiệp và yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế như Thanh Hoá, Quảng Bình, Ninh Thuận… lại chưa được chú trọng phát triển.

Việc thiếu đồng bộ giữa các KCN-KCX ở địa phương, các địa phương, các vùng qua đó cũng làm giảm hiệu quả các hoạt động đầu tư. Các KCN-KCX hiện nay đều đang phải cạnh tranh gay gắt để thu hút dự án đầu tư, nên chưa đưa ra được tiêu chuẩn cơ bản cho mô hình mẫu, dẫn đến việc xác định mục tiêu không rõ ràng, mạnh nơi nào, nơi ấy làm, đầu tư theo kiểu phong trào và nhiều nơi còn ưu đãi tràn lan, cạnh tranh không lành mạnh.

2.2.2.2 Các KCN-KCX còn bất cập về cơ cấu ngành nghề, về đầu tư chiều sâu

Tỷ trọng các dự án gia công, lắp ráp vẫn còn cao, chưa hình thành được các khu công nghiệp chuyên sâu về ngành nghề, quan hệ liên kết sản xuất trong cùng khu công nghiệp hoặc giữa các khu công nghiệp với nhau chưa nhiều. Đáng kể gần đây chỉ có KCN Formusa tại Nhơn Trạch, Đồng Nai tập hợp hàng loạt doanh nghiệp sợi, dệt, may là quy mô khá lớn. Trong khi đó, tại một quốc gia trong khu vực như Thái Lan, các khu công nghiệp ngành là khá phổ biến như khu công nghiệp Camutsakhon tập trung rất nhiều nhà máy, từ sản xuất máy in, làm giấy, in ấn, đóng sách, nhà xuất bản…

Các KCN được xem như các trung tâm thúc đẩy mối liên kết ngược giữa các doanh nghiệp FDI với các nhà cung ứng trong nước. Tức việc thu hút FDI vào các KCN-KCX sẽ tạo ra những ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho các Doanh nghiệp trong các KCN-KCX đó có thể là ngành cung cấp nguyên liệu thô đầu vào và nguồn cung cấp linh kiện, phụ tùng từ các doanh nghiệp tại địa phương. Tất nhiên, mối liên kết ngược này có hình thành và phát triển được hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào độ rộng và độ sâu của nền tảng công nghiệp nước sở tại. Hơn thế nữa, điều này còn đòi hỏi sự liên kết giữa Chính phủ và các thành phần kinh tế trong nước để có thể tận dụng tối đa những tác động lan tỏa tích cực do các KCN mang lại và chủ động sử dụng những tác động đó trong việc nâng cao nội lực của quốc gia trong quá trình phát triển và hội nhập. Tuy vậy, các KCN-KCX thời gian vừa qua đã chưa thực sự gắn với vùng nguyên liệu, việc thu hút đầu tư chưa gắn với chất lượng đầu tư các dự án cũng như các ngành hàng theo hướng chuyên môn hoá, đã tạo nên một “mớ hỗn độn”, nhiều các KCN vừa có doanh nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm, vừa có doanh nghiệp dịch vụ, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, thậm chí còn có cả những dự án đầu tư sản xuất các mặt hàng đòi hỏi phải có quy hoạch riêng như các sản phẩm hoá chất công nghiệp, y tế... Các KCN hiện nay mới chỉ ở mức độ tập trung một phần hạ tầng, một phần dịch vụ vào KCN mà chưa có KCN chuyên ngành.

2.2.2.3 Chưa tuân thủ các nguyên tắc lựa chọn địa điểm khi đầu tư xây dựng các KCN-KCX, chưa tính hết các điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội làm giảm tính hấp dẫn và gây khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Các KCN chỉ chú ý đến việc đầu tư hệ thống hạ tầng trong hàng rào KCN, thiếu quan tâm đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng nối kết với KCN. Đặc biệt hệ thống hạ tầng giao thông, thoát nước, xử lý nước thải công nghiệp của các khu vực xung quanh KCN. Các địa phương chưa tuân thủ chặt chẽ các điều kiện và

tiêu chí về thành lập mới hay mở rộng diện tích các khu công nghiệp. Một số địa phương đã thành lập nhiều KCN khi chưa đáp ứng điều kiện tỷ lệ lấp đầy và xử lý nước thải theo quy định.

Việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật không đáp ứng với yêu cầu của nhà đầu tư. Điều này đã khiến cho nhiều KCN-KCX xây dựng xong mà chưa có ai thuê: có thể thể hiện qua tỷ lệ lấp đầy của một số KCN, một số địa phương rất thấp như một số KCN ở Đồng Nai- nơi mà có địa hình, địa chất và địa lý khá thuận lợi: như KCN Nhơn Trạch tỷ lệ lấp đầy chỉ đạt khoảng 11%, Long Thành: 29%. Hay ở Long An tỷ lệ lấp đầy của 16 KCN hiện có chỉ đạt khoảng 12,25%. Tính chung cả nước, với 111 KCN đã đi vào hoạt động, tổng diện tích đất đã cho thuê là 13.120 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp 73,7%. Tính chung các KCN cả nước thì tỷ lệ lấp đầy chỉ đạt 50% với 14.382 ha, chứng tỏ mứcđộ sử dụng đất vào sản xuất công nghiệp chưa cao.

Vấn đề môi trường trong KCN-KCX còn nhiều vấn đề phải quan tâm. Trong năm 2007 đã có thêm 15 dự án xử lý nước thải tập trung trong các KCN đi vào vận hành; nâng tổng số nhà máy xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp hiện nay lên được 50, nghĩa là chưa đạt tới 50% so với số KCN đã đi vào hoạt động. Nếu tính cả 20 nhà máy xử lý nước thải tập trung đang được xây dựng, dự kiến sẽ vận hành trong năm 2008, thì vẫn còn đó hơn 40 KCN chưa tiến hành việc xây dựng này. Điều đó dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đối với các dòng sông, suối và các khu dân cư lân cận các KCN. Không ít doanh nghiệp KCN tuy đã thực hiện một số biện pháp khống chế ô nhiễm môi trường, nhưng lại không vận hành các hệ thống này, không đăng ký chủ nguồn thải đối với các chất thải nguy hại, không thực hiện việc theo dõi, giám sát môi trường...

Bên cạnh đó, quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng một số KCN còn khó khăn, phức tạp. Trước hết là sự khó khăn trong công tác đền bù và giải phóng mặt bằng mà nguyên nhân ở đây có thể kể đến là: sự biến đổi nhanh về mức giá đất, giá đền bù, sự không thống nhất về mặt lợi ích của người dân, sự thiếu kiên quyết và sự phối hợp không đồng bộ của các cơ quan chức năng trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng... Ngoài ra, sự biến động khó lường của giá cả thị trường cũng ảnh hưởng tới các nhà đầu tư đặc biệt là chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN và phần nào ảnh hưởng tới tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng của các KCN và làm cho giá đất cho thuê tăng cao…

Tất cả những điều trên đã làm giảm lòng tin, sự hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định đầu tư vào các KCN-KCX Việt Nam.

2.2.2.4 Chất lượng các dự án đầu tư thu hút chưa cao, chất lượng KCN không ngang tầm khu vực về trình độ lao động cũng như trình độ quản lý

Chất lượng dư án đầu tư thu hút chưa cao thể hiện ở:

* Quy mô vốn đầu tư bình quân của một dự án FDI có xu hướng giảm dần:

Số dự án đầu tư nước ngoài thu hút vào các KCN-KCX ngày càng tăng nhưng quy mô vốn bình quân của một dự án lại đang có xu hướng giảm dần: Quy mô vốn đầu tư bình quân của một dự án FDI vào KCN: năm 1997: 23 triệu USD/dự án; 1998: 21 triệu USD/dự án; năm 2002: 3,2 triệu USD/dự án; năm 2004: 4,0 triệu USD/dự án.

* Suất đầu tư sử dụng đất thấp thể hiện qua: Diện tích đất sử dụng bình quân trên một dự án và vốn đầu tư bình quân trên 1 ha đất :

Để phục vụ các khu công nghiệp, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bình quân mỗi năm có 73 nghìn ha đất nông nghiệp được thu hồi. Trong 5 năm từ năm 2001 - 2005, tổng diện tích đất nông nghiệp đã lấy là gần 370 nghìn ha. Điều đó tác động tới đời sống khoảng 2,5 triệu người với gần 630 nghìn hộ nông dân. Số liệu cho thấy, trung bình cứ mỗi ha đất thu hồi, sẽ làm hơn 10 lao động nông dân mất việc. Do thiếu trình độ, sau khi thu hồi đất có tới 67% số nông dân vẫn giữ nguyên nghề sản xuất nông nghiệp, 13% chuyển sang nghề mới, 20% không có việc làm hoặc có việc nhưng không ổn định, 53% số hộ nông dân bị thu hồi đất có thu nhập sụt giảm so với trước đây nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Quỹ đất kế hoạch công nghiệp tăng nhanh, nhưng hiệu quả sử dụng đất còn thấp:

- Vốn đầu tư bình quân trên 1 ha có xu hướng giảm mạnh 3,86 triệu USD/ha năm 1999 so với 1,13 triệu USD/ha năm 2002, 1,84 triệu USD/ha năm 2004 và đến năm 2007 chỉ còn đạt khoảng 1,4 – 1,6 triệu USD/ha

- Diện tích sử dụng đất bình quân trên 1 dự án: năm 1999 là 1,61 ha/dự án; năm 2000: 0,92 ha/dự án; năm 2002: 2,11 ha/dự án năm 2004 có tăng lên đôi chút, đạt 2,97ha/dự án

Bảng 8: Vốn đầu tư bình quân trên 1 ha đất của dự án

Năm Quy mô vốn

bình quân của một DA FDI (triệu USD) Diện tích sử dụng bình quân trên một dự án (ha/dự án) Vốn đầu tư bình quân trên 1 ha đất (triệu USD/ha) 1997 23 1998 21 1999 3,8 1,61 3,86 2000 3 0,92 3,31 2001 4,3 1,86 3,36 2002 3,2 2,11 1,13 2003 3,44 1,34 2,37 2004 4 2,97 1,84 * Về vấn đề lao động:

Các dự án đầu tư thu hút vào các KCN ở các địa phương có nhu cầu lớn về cán bộ quản lý người Việt Nam giỏi, công nhân tay nghề cao, kỷ luật lao động tết, song đa số các nơi không đáp ứng được. Theo thống kê gần đây về trình độ của người lao động làm việc trong các KCN-KCX: mới có khoảng 4-5% lao động có trình độ đại học, trên đại học; 4-5% kỹ thuật viên; 30% công nhân kỹ thuật có qua đào tạo; còn lại hơn 60% là lao động giản đơn. Khi mà lao động Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu của người nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được lựa chọn, tuyển dụng những lao động của nước họ sang làm việc. Theo thống kê, tại Bình Dương, số lao động là người ngoài tỉnh chiếm đến hơn 90%; còn tại Tp.HCM con số này là 70% vào năm 2007. Như vậy, mục tiêu thành lập các KCN-KCX nhằm để giải quyết việc làm cho người lao động xem ra đã chưa đạt được.

Ngoài ra, đời sống của người lao động còn nhiều bức xúc, vấn đề đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động đang gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc. Việc phát triển các KCN-KCX nhưng không chú ý đúng đến đời sống của người lao động, chưa phát triển theo hướng đô thị hoá, hình thành các Khu công nghiệp- Khu đô thị đồng thời, chưa bổ sung quy hoạch phát triển các khu dân cư gắn với các khu công nghiệp hiện có và đảm bảo các điều kiện cần thiết để xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội dân cư. Trong các KCN, các doanh nghiệp vẫn còn vi phạm các quy định về lao động, nhất là chế độ lương, thưởng, bảo hiểm xã hội.

2.2.2.5 Cơ chế, các biện pháp, các chính sách tổ chức quản lý phát triển các KCN-KCX còn gặp nhiều bất cập.

Bộ máy quản lý nhà nước về phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất trong thời gian qua còn chậm được kiện toàn, chưa quy định rõ cơ quan chịu trách nhiệm quản ly ở tầm vĩ mô.

Tiêu biểu như KCN Đài Tư- Hà Nội là một trong những KCN đầu tiên của Việt Nam được cấp phép vào thời điểm tháng 8/1995. Với tổng diện tích 40ha nằm trên đường Nguyễn Văn Linh - Quận Long Biên, Hà Nội, Đài Tư có vị trí giao thông rất thuận lợi, dễ dàng thông thương tới các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phú... KCN này chỉ cách trung tâm Hà Nội 10km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 20 km và đặc biệt lại nằm giữ đoạn đường của hai cây cầu Vĩnh Tuy và Thanh Trì đang xây dựng. Tuy vậy, mãi đến năm 2005 mới có những dự án đầu tiên đầu tư vào KCN này. Trong suốt 10 năm trước đó, KCN chỉ dành cho cỏ mọc vì bản thân chủ đầu tư KCN đã rất loay hoay về phương án và cách thức triển khai, không thể tập hợp, thống nhất được ý kiến của các cổ đông công ty.

Mặc dù nhà nước đã thực hiện chính sách ủy quyền, Chính phủ quyết định thành lập ban quản lí khu công nghiệp cấp tỉnh, gồm 32 Ban quản lý là cơ quan quản lý trực tiếp các khu công nghiệp, khu chế xuất trong phạm vi địa chính của một tỉnh, thực hiên cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ”. Cơ chế đã phát huy những tác dụng tích cực, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất cấp tỉnh đã được trao nhiều quyền quyết định trong quản lý các khu công nghiệp khu chế xuất, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý của nhà nước đối với khu công nghiệp, khu chế xuất, rút ngắn thủ tục hành chính, giải tỏa tâm lý cho các nhà đầu tư nước ngoài về chính sách của nước ta với khu vực vực đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và khu công nghiệp, khu chế xuất nói riêng. Bên cạnh đó, cũng còn một số tồn tại như cấp giấy phép vượt thẩm quyền chưa phù hợp với những quy định của Pháp luật (cấp giấy phép đầu tư, phê duyệt kế hoạch sản xuất, nhập khẩu); có biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương, mối quan hệ giữa Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và chính quyền các cấp đã xuất hiện một số vướng mắc cần giải quyết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất chậm sửa đổi và ban hành. Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất của tỉnh các cơ quan chức năng của Bộ, ngành Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất theo các quy định của Pháp luật và trực tiếp là các thể chế, chính sách được quy định trong quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất được ban hành theo nghị định 36/CP năm 1997. Thực tiễn quản lý trong những năm vừa qua phát sinh nhiều vấn đề bất cập.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam (Trang 40 - 46)