Mục tiêu và phương hướng phát triển khu công nghiệp đến năm

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam (Trang 49)

3.1.1. Mục tiêu phát triển của khu công nghiệp đến năm 2010

3.1.1.1. Mục tiêu tổng quát:

- Phát triển các khu công nghiệp đảm bảo hình thành hệ thống các khu công nghiệp nòng cốt có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia. Hình thành hệ thống các khu công nghiệp vừa và nhỏ tạo điều kiện phát triển khu vực nông thôn, làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội nông thôn.

- Nâng cao tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp tập trung đã được thành lập và đang tiến hành đầu tư xây dựng hạ tầng. Phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản lấp đầy diện tích các khu công nghiệp đã được thành lập; xem xét thành lập mới và mở rộng một cách có chọn lọc các khu công nghiệp tập trung trên các vùng lãnh thổ, các địa phương tăng lên khoảng 22,813 ha.

- Đưa tỷ lệ đóng góp của các khu công nghiệp vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp từ mức 26% hiện nay lên khoảng 38% vào năm 2010. Tăng tỉ lệ xuất khẩu công nghiệp từ 19% giá trị xuất khẩu toàn quốc hiện nay lên khoảng 32% vào năm 2010.

3.1.1.2. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2006-2010:

- Xây dựng khu vực xử lý rác thải công nghiệp tập trung quy mô lớn ở những khu vực bố trí tập trung các khu công nghiệp như tại các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và kinh tế trọng điểm miền Trung…Hoàn chỉnh các công trình kết cấu hạn tầng trong các khu công nghiệp hiện đang hoạt động, đặc biệt là các công trình xử lý nước thải.

- Tiếp tục đầu tư đồng bộ thành lập mới một cách có chọn lọc khoảng 25.000 ha đất khu công nghiệp; phấn đấu đạt tỷ lệ lấp đầy bình quân trên toàn quốc khoảng trên 60%

- Tiếp tục đổi mới thể chế chính sách khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất phấn đâu thu hút trên khoảng 2000 dự án bao gồm cả dự án đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư và triển khai thực hiện sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp, khu chế xuất với tôtngr lượng vốn đầu tư khoảng 19-20 tỷ USD (vốn đăng ký) trong kế hoạch 5 năm 2006-

2010; phấn đấu đẩy nhanh tốc độ giải ngân thực hiện đâu tư khoảng 2 tỷ USD/năm( cả vốn đầu tư trong nước và nước ngoài)

- Sau thời kỳ 2010 quản lý tốt và có quy hoạch sử dụng hợp lý dự trữ diện tích đất công nghiệp; hoàn thiện về cơ bản mạng lưới khu công nghiệp trên toàn quốc; quản lý, chuyển đổi cơ cấu đầu tư phát triển các khu công nghiệp đã được thành lập trước đây theo hướng đồng hóa, hình thành những “công viên công nghiệp” nhằm đổi mới và nâng cao các khu công nghiệp.

3.1.2. Phương hướng phát triển khu công nghiệp - khu chế xuất

3.1.2.1. Phát triển khu công nghiệp phải tuân thủ quy hoạch đã được phê duyệt

Để phục vụ mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước và từng địa phương, việc tiếp tục phát triển khu công nghiệp đóng vai trò là công cụ đặc biệt quan trọng để phát huy mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tuy vậy việc thành lập các khu công nghiệp cần được xem xét chặt chẽ đảm bảo yếu tố khả thi. Quy hoạch phát triển khu công nghiệp phải căn cứ vào quan hệ phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương và phải gắn kết chặt chẽ với quan hệ vùng, quy hoạch các công trình hạ tầng kinh tế và xã hội. Các vấn đề quy hoạch phân khu chức năng, quy hoạch ngành nghề đầu tư vào khu công nghiệp, xử lý chất thải, hạ tầng xã hội….là những vấn đề hết sức quan trọng, nếu không giải quyết tốt sẽ hạn chế tác dụng của khu công nghiệp, khu chế xuất thậm chí còn gây thiệt hại nghiêm trọng về lâu dài.

Trước mắt, tập trung thu hút đầu tư để lấp đầy khu công nghiệp, khu chế xuất đã được thành lập. Phấn đấu trong vòng vai ba năm tới sẽ hu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đàu tư nước ngoài, để lấp đầy trên 50% diện tích đất công nghiệp của các khu đã thành lập. Trừ những dự án gắn kết chặt chẽ với vùng nguyên liệu, những dự án có yêu cầu đặc biệt, kiên quyết định hướng các dự án sản xuất công nghiệp còn lại đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất. Mặt khác, cần thường xuyên theo dõi, đánh giá các khu công nghiệp đã được thành lập.

3.1.2.2. Phát triển khu công nghiệp cần gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển vùng

Cần kết hợp chặt chẽ việc phát triển khu công nghiệp với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình đô thị hoá, phát triển nông nghiệp nông thôn, đồng bộ hoá việc phát triển hạ tầng kinh tế xã hội trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp ngay từ khâu xem xét thành lập để thống nhất phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo tính khả thi và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp. Hơn thế nữa, phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất cần tính đến lợi thế so sánh của từng vùng và yêu cầu phát triển của khu vực, tạo nên thế mạnh, gắn

với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Phương hướng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là phát triển khu công nhiệp, khu chế xuất theo hướng công nghiệp xuất khẩu, công nghiệp điện tử, thông tin, cơ khí, luyện kim, phân bón và công nghiệp phần mềm là những ngành có thế mạnh cảu vùng. Vùng kinh tế trong Nam Bộ tiến hành hoàn chỉnh và nâng cao các khu công nghiệp khu chế xuất, xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất gắn với xây dựng đô thị. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung phát triển khu công nghiệp ven biển, phát triển công nghiệp lọc hoá dầu, công nghiệp chế biến và chế tạo khác.

3.1.2.3. Đi đôi với việc phân bố các khu công nghiệp có cơ cấu sản xuất đa ngành

Nhất thiết phải hinh thành hợp lý các cụm công nghiệp theo hướng hiện đại hoá sản xuất ngành mũi nhọn. Hình thành và phát triển các cụm công nghiệp vừa có khả năng phát huy thế mạnh của các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến, vừa khai thác được các lợi thế địa lý, kinh tế của vùng, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Đối với một số ngành công nghiệp chế biến nông sản đặc thù( sử dụng nguyên liệu tươi sống, cồng kềnh, không vận chuyển xa và cần lợi dụng tổng hợp phụ liệu, phế liệu như công nghiệp đường- mía và sản phẩm sau đường) đã hind thành những cụm công nghiệp liện hợp sản xuất nông- công nghiệp. Các cụm công nghiệp thường được phân bố gần cơ sở nguyên liệu, trang trại, hộ gia đình sản xuất nguyên liệu trên cơ sở hợp đồng nguyên liệu nhiều chiều. Loại hình cụm công nghiệp đã và đang mở ra đối với các ngành nghề chế biến nông sản(đường, chè, bột ngọt, sơ chế bông, cao su…). Trong trường hợp quy mô tập trung vùng nguyên liệu nhỏ hơn, thì công nhgiệp chế biến ở đây được phân bố theo mô hind điểm công nghiệp chế biến nông sản, nhất là điều kiện khó tập trung nhiều cơ sở công nghiệp như chế biến bột sắn, bột giấy, gỗ ván dăm vùng núi.

Do trình độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta chưa cao, công nghiệp nhỏ còn phổ biến, công nghiệp phát triển không đồng đều, công nghiệp thành thị và nông thôn có nhiều điểm khác biệt vể trình độ và quy mô sản xuất, nguồn lực phát triển công nghiệp giũa các vùng cũng không giống nhau… Do đó, việc phân bố sản xuất công nghiệp đều đồng loạt theo một loại hind khu công nghiệp là không thực tế. Vì vậy, bên cạnh những khu công nghiệp, khu chế xuất hiện đại tất yếu phải có các khu công nghiệp, khu chế xuất đã cấp độ, phân bố rộng tại các đại bàn thích hợp: Khu công nghiệp nhỏ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp nông thôn; được xây dựng trong phạm vi địa giới thị trấn, thị tứ; hoặc cụm các cơ sở sản xuất của làng nghề được phân bố linh hoạt theo tính chất sản xuất của nghề và điều kiện đất đai

3.1.2.4. Xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất phải gắn với việc thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật khu vực.

Việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp, khu chế xuất là yếu tố hết sức quan trọng để tạo môi trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư … Tuy

nhiên, nếu thiếu những yếu totó thuận lợi của các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào như hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc, thì cho dù các công trình hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào có thuận lợi đến đâu đi chăng nữa cũng không thể hấp dẫn các nhà đầu tư.

Cần có quy định về việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội ngoài hàng rào khi xem xét đề án xây dựng khu công nghiệp, cụ thể là:

+ Các công trình hạ tầng ngoài hàng rào được giao trách nhiệm tối đa cho các doanh nghiệp chuyên ngành, như cấp điện nước, thông tin liên lạc, giao cho ngành điện lực, nước và bưu điện địa phương, trường hợp doanh nghiệp phát triển hạ tầng cam kết đảm bảo cung cấp nước (khai thác nước và xủa lý để cung cấp cho doanh nghiệp), điện(xây dựng nhà máy điện cho khu công nghiệp) thì chủ đầu tư cần đề xuất phương án cụ thể.

+ Đường giao thông đến tận chân hàng rào khu công nghiệp: Có giải pháp cụ thể với đường giao thông dẫn vào khu công nghiệp trong đó tính toán giải pháp kỹ thuật, vốn đầu tư, nguồn vốn, tiến độ, cơ quan chủ trì thực hiện.

+ Nhà ở của người lao động: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh với doanh nghiệp phát triển hạ tầng tính toán nhu cầu về nhà ở cho người lao động của khu công nghiệp, địa điểm, vốn đầu tư, phương thức đầu tư, cơ quan chủ trì thực hiện. Do vậy, quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, phải gắn liền và phải tính đến khả năng cung ứng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào hiện tại cũng như trong tương lai. Ngoài việc dùng ngân sách để hỗ trợ đầu tư các công trình này, cần phải có những cơ chế, chính sách hợp lý để thu hút các nguồn vốn khác nhau tham gia đầu tư các công trình hạ tầng ngoài hàng rào.

3.1.2.5. Đổi mới một bước công tác quản lý về khu công nghiệp, khu chế xuất và hoàn thiện các văn bản pháp quy

Một trong những yếu tố cơ bản đảm bảo sự thành công của các khu công nghiệp, khu chế xuất là quản lý Nhà nước đối với khu công nghiệp, khu chế xuất. Hiện nay, mô hình quản lý Nhà nước đối với khu công nghiệp, khu chế xuất theo cơ chế “ một cửa tại chỗ” đã phát huy tác dụng tích cực trong việc phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, cần được tiếp tục tăng cường và hoàn thiện cho phù hợp với tình hind thực tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ chế các Bộ, ngành uỷ quyền cho Ban quản lý thực hiện một số chức năng quản lý Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện theo hướng cụ thể hoá, minh bạch hoá các quy hoạch, hướng dẫn để một mặt tạo thuận lợi cho các ban quản lý trong quá trình thực hiện, mặt khác đảm bảo được tính thống nhất trong khuôn khổ pháp luật, chính sách chung của nhà nước. Tổ chức bộ máy các Ban quản lý cần được xem xét cân nhắc tuỳ theo yêu cầu thực tế và tình hình cụ thể của từng địa phương.

3.2. Một số giải pháp chủ yếu để tăng cường thu hút FDI vào KCN, KCX:3.2.1 Có các chính sách tạo nguồn vốn 3.2.1 Có các chính sách tạo nguồn vốn

Khả năng thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất gặp nhiều khó khăn, trong khi việc hình thành nhiều khu công nghiệp dưới nhiều hình thức đã làm hạn chế hiệu quả của vốn đầu tư, cần phải có những hiệu quả của vốn đầu tư, cần phải có những giải pháp hữu hiệu hơn

Sử dụng vốn ngân sách để hỗ trọ phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Mô hình phát triển công nghiệp theo hình thức nhà nước giao đất hoặc cho doanh nghiệp phát triển hạ tầng thuê đất đã phát triển hạ tầng, sau đó doanh nghiệp phát triển hạ tầng cho thuê lại đất phát triển hạ tầng, mô hình này thích hợp vói một số địa phương có điều kiện thu hút vốn đầu tư như Bình Dương, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh…Tại cacs tỉnh thuộc địa bàn khó khăn hơn như khu vực phía Bắc hoặc miền Trung thì mô hình phát triển khu công nghiệp rất khó khăn. Vì vậy, điều kiện để thu hút đầu tư ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung nhìn chung không hấp dẫn bằng các tỉnh Đông Nam Bộ nên muốn hấp dẫn nhà đầu tư thuê lại đất trong khu công nghiệp thì giá thuê đất cần ở mức thấp, thậm chí thấp hơn giá thành. Nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước thì doanh nghiệp phát triển hạ tầng không tích cực đầu tư phát triển hạ tầng vì khó thu hồi vốn. Tuy nhiên, cần phải xem xét chặt chẽ việc sử dụng vốn ngân sách xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất trong từng trường hợp cụ thể, không chỉ xuất phát từ sự cân thiết thành lập KCN- KCX mà còn phải phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách. Mặt khác, kiên quyết không hỗ trợ nhỏ giọt và dàn trải.

Chính sách tín dụng ngân hàng đối với phát triển hạ tầng các KCN- KCX và doanh nghiệp hoạt động trong KCN- KCX. Áp dụng lãi suất vay ưu đãi và kéo dài thời gian vay. Do đặc điểm của các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng KCN- KCX là hiệu quả của các dự án đó phụ thuộc nhiều vào việc thu hút được dự án đầu tư thứ cấp thuê lại đất và thường chậm thu hồi vốn. Nếu doanh nghiệp chỉ vay vốn theo lãi suất thương mại và hạch toán vào giá thành thuê lại đất cao, khó thu hút được dự án thứ cấp thuê đất. Do vậy, các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KCN- KCX cũng cần được xác định là các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương tự như giao thông, bến cảng…được vay vốn có lãi suất và các điều kiện ưu đãi tương tự.

Cụ thể hóa việc cho thuê, thế chấp, chuyển nhượng đất đai hình thành bộ máy xử lý nhanh và có hiệu quả, kết hợp giữa thuyết phục, tuyên truyền ý thức chấp hành pháp luật và cưỡng chế, giảm giá thuê đất, công tác đo đạc chỉ nên tiến hành 2 lần, thủ tục đơn giản, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng được xác định trên cơ sở giá thị trường và có sự thỏa thuận với người sử dụng đất. Hiện

đầu tư Nhà nước cần cụ thể hóa bằng pháp luật để có các chính sách ưu đãi về đất đai cho phát triển các KCN- KCX là vấn đề rất phức tạp, cần được xem xét trong các qui định có liên quan để xử lý thích hợp quyền lợi và trách nhiệm của doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN- KCX cũng như doanh nghiệp trong các KCN- KCX để đảm bảo tính nhất quán của chính sách ưu đãi về đất đai( miễn, giảm tiền thuê đất) của Nhà nước đối với tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài KCN- KCX, tôn trọng quyền tự do sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

3.2.2. Tăng cường công tác vận động xúc tiến đầu tư vào KCN- KCX

Yêu cầu đầu tiên của các nhà đầu tư khi tìm hiểu môi trường đầu tư của địa phương là được cung cấp nhanh chính sách thông tin về các khu vực có thể đầu tư, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng giá thuê đất, điều kiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ viễn thông… Trên cơ sở các thông tin này họ có thể so sánh đối chiếu quyết định địa bàn đầu tư, công tác xúc tiến đầu tư có thể diễ ra nhanh chóng và

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam (Trang 49)