0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Các giải pháp cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA SA MẠC HÓA CÁC TỈNH MIỀN TRUNG TỪ KHÁNH HÒA ĐẾN BÌNH THUẬN (Trang 70 -73 )

5. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NGĂN CHẶN SA MẠC HÓA VÀ CẢI TẠO, SỬ

5.3 Các giải pháp cơ chế chính sách

5.3.1 Thành lp kế hoch hay quy hoch dài hn ca c vùng cát và tng khu vc

Việc quản lý khai thác và sử dụng đất cát trong sản xuất hiện còn chưa được tốt hoặc bị động. Mục đích sử dụng đất ở nhiều địa phương biến động quá mạnh do thay đổi ngành, nghề hay do sự xuất hiện của các dự án lớn.

Một quy hoạch có thể bị lạc hậu sau vài năm do sự biến động của thời cuộc nhưng có quy hoạch vẫn tốt hơn không. Môt quy hoạch dài hạn sẽ tạo một cơ sở cho việc khai thác hợp lý, sử dụng đất có hiệu quả cũng như có các kế hoạch môi trường phù hợp.

Trong lĩnh vực khai thác chẳng hạn: nếu có ý định khai thác quặng hay than bùn có thể tạm hoãn việc trồng cây hay sản xuất; sau khai thác cát, khai thác than bùn, có thể tận dụng làm hồ nuôi thủy sản…

Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp: việc mở rộng các diện tích trồng cây ăn quả phải tính đến thị trường, kỹ thuật và tổ chức chế biến: việc tăng số lượng bò thịt, bò sữa, lợn, gà cũng tương tự. Quyền hạn sử dụng đất dài thì người dân mới an tâm đầu tư các mục đích sản xuất dài hạn.

Trong sử dụng đất có thể dãn dân theo tuyến giao thông, kết hợp xây dựng các mô hình phù hợp. Trong các khu vực dự kiến đất đô thị, nhà máy có thể nghĩ đến các vấn đề kiểm soát được ô nhiễm môi trường…

5.3.2 Chính sách v s dng đất

Trong lĩnh vực sử dụng đất cát để sản xuất nông nghiệp, các mô hình có diện tích tương đối lớn ( một vài ha trở lên ), gắn liền nhà ở, chăn nuôi, chăm sóc, bảo vệ… có hiệu suất kinh tế cao. Các mô hình trang trại trên 10ha cũng vậy. Nếu kết hợp quy hoạch dân cư với việc xây dựng các mô hình sinh thái cộng đồng sẽ tăng hiệu quả của các mô hình. Trong nhiều địa phương, giao đất theo kiểu trang trại cũng còn khó khăn về thủ tục.

Nói chung, giao đất cho dân sử dụng thì sản xuất, phủ xanh vùng cát có hiệu quả hơn nhưng có nhiều vấn đề nảy sinh như sử dụng sai mục đích, tạo nên bất công bằng. Cần thiết có các chính sách cụ thể.

5.3.3 Chính sách môi trường – tài nguyên

Việc thực hiện luật môi trường ở Việt Nam mới chỉ bắt đầu nhưng tỏ ra rất cần thiết. Đối với vùng cát, nơi có nhiều hoạt động kinh tế diễn ra cùng một lúc càng cần

Hoạt động khai thác tài nguyên và sử dụng vùng cát vào sản xuất thướng sinh ra những ảnh hưởng xấu giữa các ngành sản xuất trong khu vực, liên khu vực và ngược lại. Ví dụ như việc khai thác khoáng sản, nuôi tôm trên cát… có thể thiệt hại đến sản xuất nông lâm nghiệp. Mặt khác, để có nguồn nước tốt cho sản xuất và nuôi trồng thủy sản ở vùng cát thì người sản xuất ở vùng cát phải có trách nhiệm đóng góp một phần đâu tư trồng rừng ở thượng nguồn. Việc thải chất gây ô nhiễm cho lưu vực sông và ảnh hưởng đến sản xuất vùng cát cần phải kiểm soát và có đền bù… phải có một cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm kiểm soát, làm trọng tài và điều hành thông qua chế độ thuế. Trong khai thác thủy sản cần thực hiện nghiêm, xử phạt thích đáng các hành động khai thác hủy diệt trái phép…

5.3.4 Đa dng hóa và liên kết các ngành ngh vùng cát

Vùng cát có thế mạnh về thủy sản, du lịch, nhưng đại đa số là dân nông nghiệp. Việc phát triển sản xuất nông - lâm trong vùng cát cũng không thể giải quyết được nhiều lao động. Do vậy đa dạng hóa nghề nghiệp, liên kết các nghề cũng là một giải pháp phát triển kinh tế – xã hội vùng cát.

Trong dây truyền dịch vụ – sản xuất – chế biến, có nhiều nghề có thể phát triển đáp ứng đặc thù riêng của vùng cát. Sản xuất thức ăn vật nuôi, từ các sản phẩm của nông nghiệp và hải sản, sản xuất phân bón từ than bùn với các thành phần hút ẩm, với một tỷ lệ hạt sét, chế biến hoa quả, hải sản… Phát triển du lịch có thể tiêu thụ các sản phẩm của địa phương, dịch vụ câu cá nước ngọt, nước mặn, du thuyền… là các nghề có thể phát triển. Nói chung, khi kinh tế – xã hội phát triển sẽ xuất hiện rất nhiều ngành, nghề phù hợp với đặc trưng vùng cát.

5.3.5 M rng và kim soát tt mng lưới dch v sn xut.

Trong những năm qua, các trung tâm khuyến nông, khuyến ngư chỉ đảm nhận được một phần nhỏ các công việc dịch vụ sản xuất. Nhiều loại phân bón, thức ăn vật nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật… do các tư nhân đảm nhận. Nhiều trường hợp sản xuất bị phá sản vì chất lượng không đảm bảo. Việc mua các giống cây, con, người dân phải tự lần mò, tự chịu hậu quả…

5.3.6 Chính sách đầu tư

Vốn sản xuất cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng trong những năm qua đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội vùng cát rõ nét. Sự phát triển của các đô thị, khu công nghiệp – chế suất, cầu cảng, hệ thống đường giao thông… đã thúc đẩy phát triển trên nhiều lĩnh vực và nhiều ngành nghề. Trong nuôi trồng thủy sản cũng như kinh tế trang trại nhiều mô hình làm lãi nhanh chóng nhờ biết sử dung vốn vay. Các lĩnh vực cần đầu tư vốn:

- Phát triể cơ sở hạ tầng ( giao thông, điện…) tạo tiền đề cho phát triển và nâng cao hiệu suất kinh tế của sản xuất

- Phát triển công nghiệp chế biến nâng cao giá trị các sản phẩm làm ra, tạo công ăn viêc làm tránh được sự thừa ứ sản phẩm thu hoạch vào mùa vụ tập trung. Hoa quả và hải sản là những mặt hàng cần lưu tâm.

- Nghiên cứu giống cây con, thú y, bảo vệ thực vật

- Xây dựng hệ thống thủy lợi, phòng chống hiểm họa thiên tai

- Đầu tư trực tiếp vào sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp

5.3.7 Phát trin, cng c các t chc hip hi ngh nghip, bo him sn xut

Các tổ chức như hội nông dân, hội làm vườn trong nhiều khu vực hoạt đông tốt với các hình thức cho vay vốn, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức hội nghị nông dân sản xuất giỏi… có tác dụng thúc đẩy sản xuất ở địa phương. Có thể xây dựng nhiều hội nghề nghiệp khác.

Vùng cát có nhiều thiên tai gây thiệt hại cho sản xuất có thể tổ chức bảo hiểm sản xuất. Nếu tổ chức tốt, gặp hoàn cảnh không may, nhiều người dân có thể thoát khỏi cảnh bần cùng hóa.

PHN KT LUN

Dự án điều tra cơ bản “ Điều tra sa mạc hóa khu vực miền Trung từ Khánh Hòa đến Bình Thuận”, được triển khai trong ba năm từ năm 2005 đến năm 2007, nhằm đánh giá thực trạng sa mạc hóa (chủ yếu là sa mạc hóa cát) của 3 tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận, từ đó đề xuất giải pháp tổng thể có căn cứ khoa học để phòng chống hiện tượng sa mạc hóa và cải tạo, sử dụng có hiệu quả dải đất cát ven biển thuộc ba tỉnh.

Để đạt được mục tiêu đề ra, Dự án đã được triển khai với cách tiếp cận tuân thủ các nguyên tắc:

- Đi từ tổng thể (cả vùng) đến từng vùng cụ thể điển hình.

- Đi từ các quá trình riêng lẽ (cát bay cát nhảy) đến các quá trình tổng hợp trong những vùng đồng nhất tương đối, trong khi phân tích cơ chế của các quá trình biến đổi môi trường vùng cát, có các đề xuất định hướng các giải pháp sử dụng hợp lý hệ sinh thái các dải cát.

- Coi trọng kinh nghiệm và các bài học thực tiễn của các cư dân địa phương trong việc phát hiện các quy luật tự nhiên, cách ứng xử với môi trường.

- Đi từ các kinh nghiệm thực tiễn đến khai quát thành lý luận để xây dựng các mô hình mới có tính phổ quát, đa dạng, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, vừa mang ý nghĩa kinh tế, vừa phải góp phần ổn định xã hội và bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA SA MẠC HÓA CÁC TỈNH MIỀN TRUNG TỪ KHÁNH HÒA ĐẾN BÌNH THUẬN (Trang 70 -73 )

×