4. THỰC TRẠNG SA MẠC HÓA
4.2 Thực trạng sa mạc hóa
4.2.1 Các quá trình sa mạc hóa chủ yếu
Qua quá trình khảo sát, sa mạc hóa ở vùng nghiên cứu tồn tại chủ yếu ở các loại hình: sa mạc hóa cát, sa mạc hóa muối, sa mạc hóa đá và sa mạc hóa từ đất bạc màu.
Vùng ven biển Ninh Thuận và Bình Thuận là vùng có tốc độ gió tương đối lớn, việc này thể hiện rõ vai trò quan trọng của gió trong tiến trình sa mạc hóa, đặc biệt là sa mạc hóa cát. Tác động rõ rệt nhất do gió đó là quá trình hình thành các cồn cát, dải cát ven biển. Do tính chất gắn kết kém, ở những nơi có lớp phủ thực vật kém cát bị gió di chuyển thành dạng cồn cát hoặc cát bay vào sâu trong đất liền, điển hình là khu cách mạng Lê Hồng Phong của tỉnh Bình Thuận, các đụn cát Nam Cương, Tuấn Tú, Nhơn Hải ở Ninh Thuận. Khí hậu khô hạn tăng cường và hiện tượng cát bay, cát nhẩy là một trong những đặc trưng cơ bản của quá trình sa mạc hóa.
Do được thiên nhiên ưu đãi về độ mặn nước biển và các điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển diêm nghiệp, Ninh Thuận và Bình Thuận là một trong những trung tâm sản xuất muối lớn của cả nước. Tuy nhiên có một số vùng đã xuất hiện hiện tượng các cánh đồng muối bị bỏ hoang. Ngoài ra quá trình xâm nhập mặn từ các cửa sông, ven biển cả vào mùa khô lẫn mùa mưa cũng làm tăng nguy cơ sa mạc hóa muối. Vào mùa mưa bão, thủy triều và sóng đem theo nước mặn tràn vào trong đồng làm mặn hóa đất phù sa và cát ven biển. Vào mùa khô nước biển theo sông lấn sâu vào trong đất liền, kết hợp với nước ngầm cũng gây ra mặn hóa khu vực duyên hải.
Với địa hình đất dốc và bán sơn địa, quá trình xói mòn làm giảm sút đáng kể hàm lượng chất hữu cơ trong đất, phá vỡ cấu trúc của đất. Quá trình này kéo dài nhiều năm kết hợp với việc canh tác hoặc chăn thả gia súc liên tục làm cho khả năng phát triển của thảm phủ thực vật kém đi, và dần dần thành những vùng đất trống nghèo chất dinh dưỡng hay đất bạc màu trên diện rộng dẫn đến hiện tượng sa mạc hóa. Cấu trúc của các loại đất này bị phá vỡ thành các dạng rời rạc lại càng dễ bị xói mòn do nước vào mùa mưa và bị gió cuốn đi vào mùa khô.
4.2.2. Các vùng sa mạc hóa chủ yếu
Ngoài các vùng đã có hệ thống tưới như đã thống kê ở trên và huyện Phước Bình, hầu hết các diện tích còn lại trong địa bàn tỉnh Ninh Thuận đang trong tình trạng bị sa mạc hóa hoặc tiềm ẩn nguy cơ sa mạc hóa.
Các điểm sa mạc hóa rõ nhất nằm ở các xã thuộc các huyện ven biển: một phần của xã An Hải, một phần của xã Phước Hải, xã Phước Dinh, xã Phước Diêm, xã Phước Minh, một phần xã Phước Nam, xã Tri Hải, xã Nhơn Hải, xã Vĩnh Hải, một phần xã
hóa muối xen kẽ với sa mạc hóa đá và đất bạc màu ở phía sâu trong đất liền. Các cồn cát trong vùng kéo dài, cao và bao phủ một diện tích tương đối lớn, điển hình là các cồn cát ở xã An Hải, Phước Dinh.
Các điểm sa mạc hóa và có tiềm năng sa mạc hóa được thể hiện rõ trong bản đồ sa mạc hóa và khả năng xuất hiện sa mạc hóa.
Sa mạc hóa cát là loại sa mạc hóa chủ yếu ở tỉnh Bình Thuận. Diện tích cát của cả tỉnh là 145.610 ha chiếm tỷ lệ 18,2 % diện tích tự nhiên. Phân bố dọc theo bờ biển các huyện Tuy Phong , Bắc Bình, TX Phan Thiết ,Hàm Thuận Nam và Hàm Tân. Hiện tại đã xuất hiện những vùng sa mạc hóa cát và còn một diện tích lớn có tiềm năng sa mạc hóa, điển hình là các vùng xuất hiện loại cát đỏ.
Vùng cát đỏ ở Bình Thuận có 73.415 ha diện tích phân bố ở 5 huyện và thành phố Phan Thiết, trải dài trên 33 xã, phường ven biển. Huyện Bắc Bình có diện tích đất cát đỏ khá lớn 32.640 ha, có 2 xã hầu như nằm trọn trong vùng cát là: Hồng Phong và Hoà Thắng. Một số xã, phường có diện tích đất cát đỏ chiếm đa phần như: Hàm Tiến, Tiến Thành - thuộc thành phố Phan Thiết, xã Thuận Quý - huyện Hàm Thuận Nam.
Đất cát đỏ tỉnh Bình Thuận thuộc vùng khô hạn, lượng mưa trung bình năm dưới 800 -1000 mm, thường xuyên có gió Đông Bắc thổi mạnh, hiện tượng cát bay, cát di động xảy ra, đặc biệt ở những nơi có độ che phủ kém.
Vùng cát đỏ nói chung, đặc biệt khu vực đất cát đỏ tập trung ở các xã Hồng Phong và Hòa Thắng huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận nói riêng (Khu Lê Hồng Phong – một căn cứ cách mạng), trước đây phần lớn được che phủ bởi rừng và cây bụi rậm. Trong chiến tranh, một số khu vực bị rải chất phát quang, chất độc hóa học làm cho thảm thực vật che phủ bị thu hẹp lại. Sau giải phóng, do những nhu cầu ngày càng tăng của xã hội trong sản xuất lương thực, thực phẩm, gỗ cho xây dựng, củi đun...nên rừng bị khai thác một cách quá mức, khiến cho lớp phủ thực vật ngày càng cạn kiệt. Nguy cơ sa mạc hóa đang từng ngày lớn dần nếu không có biện pháp ngăn chăn kịp thời.
4.2.3 Tiềm năng sa mạc hóa
Qua điều tra sơ bộ, tiềm năng sa mạc hóa ở hai tỉnh là rất lớn. Do địa hình phần nhiều là bán sơn địa, tiềm năng xói mòn lớn, thêm vào đó là chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo điều kiện phong hóa, khoáng hóa triệt để và rửa trôi nhanh, mạnh. Bốn nguồn năng lượng tự nhiên là mưa, gió, nắng nóng, nước biển tác động mạnh mẽ theo mùa ảnh hưởng mạnh đến quá trình phát sinh thoái hóa đất. Quá trình này theo thời gian xẩy ra với cường độ mạnh và trên diện rộng dẫn đến xuất hiện các vùng sa mạc hóa.
Trên cơ sở điều tra ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, tùy theo từng vùng mà có khả năng sẩy ra các quá trình sa mạc hóa như sau:
− Sa mạc cát do diễn biến của quá trình cát bay, cát nhẩy. Hiện tượng này phổ biến chủ yếu ở các xã dọc theo ven biển.
− Sa mạc đá: xuất hiện ở các vùng xói mòn trơ sỏi đá với hiện trạng đá lộ, đá lăn lở. Sa mạc đá chủ yếu xuất hiện ở các vùng núi sót tiếp giáp với đồng bằng ven biển.
− Sa mạc đất xuất hiện ở các vùng đất xám, xám bạc màu có tầng mặt nghèo kiệt dinh dưỡng, cấu trúc bị phá vỡ và mất cân bằng sinh thái trên diện rộng, có nhiều dấu hiệu của sa mạc hóa đất cằn.
− Sa mạc muối có nguy cơ xuất hiện do quá trình bỏ hoang các ruộng muối và các khu nuôi tôm ở vùng đất mặn ven biển, hoặc xuất hiện do quá trình xâm nhập của nước biển làm mất khả năng sử dụng đất của các diện tích canh tác ven biển.
− Thảm phủ thực vật bị phá:
Trên các đụn cát trước đây tồn tại các rừng cây bụi lá cứng hoặc rừng thưa cây lá rộng. Hiện nay rừng bị khai thác lấy vật liệu xây dựng nhà cửa, làm củi đốt. Kết quả là ngày nay trên vùng cát chỉ còn phổ biến dạng cây bụi thấp, có vùng thưa thớt một số loại cây chịu hạn như sương rồng, rừng chỉ còn lại một diện tích nhỏ, phân bố rải rác.
Đất cát vốn có sự liên kết kém và nghèo dinh dưỡng, khi con người chưa tác động mạnh mẽ, trên đất cát có thảm thực vật che phủ tương đối kín, hạn chế tối đa cát di động theo gió và nước. Do khai thác quá mức, lớp phủ thảm thực vật bị mất đi, cát di động mạnh theo gió và nước gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, giao thông.
− Thiếu công trình thuỷ lợi: Yếu tố bất lợi nhất đối với vùng cát là nguồn nước không điều hòa. Bản chất của đất cát là lưu giữ nước kém. Mùa mưa, đại đa số vùng trũng bị ngập, gây khó khăn cho cây sinh trưởng. Mùa khô, nguồn nước cấp không đủ cho sản xuất. Việc sử dụng nước ngầm cũng bị giới hạn bởi sự xâm nhập mặn. Việc sử dụng nguồn nước sông để cung cấp cho vùng cát cũng rất tốn kém vì nguồn nước ngọt thường phải lấy từ xa.
− Khai thác rừng đầu nguồn quá mức: Một trong những nguyên nhân làm suy giảm nguồn nước trong vùng cát là sự khai phá rừng quá mức. Sự tăng dân số, thiếu hụt đất canh tác, nhu cầu củi đốt đã khiến việc bảo vệ các khu rừng còn sót và khu rừng mới trồng rất khó khăn. Cần thiết phải tăng rừng trồng và bảo vệ rừng.