Các giải pháp công trình

Một phần của tài liệu điều tra sa mạc hóa các tỉnh miền Trung từ Khánh Hòa đến Bình thuận (Trang 53 - 66)

5. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NGĂN CHẶN SA MẠC HÓA VÀ CẢI TẠO, SỬ

5.1.Các giải pháp công trình

5.1.1 Quy hach lưu vc Sông Cái Ninh Hòa – Sông Cái Nha Trang

Căn cứ hiện trạng thủy lợi, các điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội, đề xuất phương hướng phát triển thủy lợi của vùng như sau:

1) Cp nước nông nghip

ƒ Lưu vực sông Cái Ninh Hòa

- Nâng cấp, kiên cố hoá kênh mương 24 công trình hiện trạng để đảm bảo diện tích tưới 10234 ha, trong đó nâng cấp hồ Đá Bàn để tưới 7000 ha, cấp nước sinh hoạt 1,2 triệu m3 và nuôi trồng thủy sản 451 ha.

- Xây dựng mới 12 hồ chứa và 1 đập dâng đảm bảo tưới 8680 ha. Một số công trình đáng chú ý trong vùng như sau: (i) Hồ Buôn Dung trên Suối Bung tại vị trí có Flv = 34,9 km2. Hồ có dung tích chứa 17,80×106m3. Hồ Buôn Dung kết hợp với đập dâng phía dưới sẽ tưới được 2260 ha đất canh tác của 2 xã Ninh Sim và Ninh Xuân. (ii) Hồ chứa E.A Krông Rou tại vị trí có diện tích lưu vực 77 km2, có Wchứa = 25,5 106m3. Dòng chảy được dẫn qua một tuy nen dài 2.200 m và một đường ống áp lực dài 1.500 m. Nhà máy thủy điện đặt cao trình 70 m, có cột nước phát điện 500 m và công suất lắp máy 23,4 MW. Nước sau nhà máy thủy điện được dẫn để tưới từ cao trình 60 m trở xuống cho diện tích 2.800 ha, chủ yếu là mía đồng thời cấp nước khoảng 3000 m3/ngày-đêm nước sinh hoạt của dân cư.

Như vậy tổng năng lực tưới của các công trình trong vùng Sông Cái Ninh Hòa là 18914 ha chiếm 95% diện tích đất nông nghiệp trong đó có 9140 ha lúa, 9774 ha màu và cây công nghiệp.

ƒ Vùng Sông Cái Nha Trang

Nâng cấp và kiên cố hoá kênh mương 45 công trình đã có để đưa diện tích tưới hiện tại lên 3239 ha theo nhiệm vụ thiết kế. Xây dựng mới 22 công trình vừa và nhỏ để đảm bảo diện tích ổn định 13.978 ha. Một số công trình đáng chú ý như sau:

- Hồ thủy điện Sông Chò dự kiến xây dựng trên sông Chò tại vị trí có diện tích lưu vực 197,5 km2, dự kiến xây dựng một đập chắn cao khoảng 70m để tạo hồ chứa có Wtb: 238,59×106 m3 và Whd: 229,27×106 m3. Lượng nước của hồ được chuyển qua một tuy nen dài 1,5km, đường ống áp lực dài 300m tới nhà máy

thủy điện đặt ở cao trình 80m, có cột nước phát điện trên 100m, công suất của nhà máy 12.8 MW. Nước xả sau nhà máy thủy điện được tận dụng đổ vào kênh chạy dọc theo sườn núi dẫn tưới 4000ha.

- Hồ Suối Dầu trên sông Suối Dầu tại vị trí Flv = 120 km2. Hồ có nhiệm vụ tưới 3.700 ha, cấp nước cho khu công nghiệp Suối Dầu và khu công nghiệp Suối Hiệp 6,68× 106m3.

- Hồ Sông Cầu trên Sông Cầu tại vị trí có Flv =162 km2 thuộc địa phận huyện Khánh Vĩnh, hồ có Wtrữ = 60,47×106m3, có nhiệm vụ tưới 5430ha trong đó có khu tưới hiện nay được tưới bằng trạm bơm Cầu Đôi.

Tổng diện tích được tưới là 17217 ha. Diện tích chưa được tưới còn lại là 863 ha còn lại kiến nghị trồng 1 vụ nhờ nước trời.

ƒ Vùng Cam Ranh

- Nâng cấp 8 công trình đã có để đảm bảo diện tích tưới 3.485 ha.

- Xây dựng mới 7 công trình trong đó có 6 hồ chứa, 1 trạm bơm để đảm bảo tưới cho 3710 ha.

2) Cp nước sinh hot, công nghip

Khu vực thành phố Nha Trang: Nâng công suất nhà máy nước Xuân Phong và Võ

Cạnh lên 70.000 m3/ngày đêm cấp nước cho Thành phố Nha Trang. Nguồn lấy từ Sông Cái Nha Trang.

Đối với vùng Sông Cái Ninh Hòa: Cấp nước sạch cho khoảng 70000 dân ở các khu

ven quốc lộ 26, xã Ninh Thượng, khu quân dội và vùng đồng bằng hạ lưu sông Cái Ninh Hòa. Nguồn nước từ Hồ Đá Bàn, Hồ EA Krông rou, Hồ Sông Đá. Cấp nước cho khu công nghiệp đóng tàu Huyndai là 0.1 m3/s và 14.000 lao động làm việc ở khu công nghiệp. Nguồn từ hồ Hòn Khói.

Đối với vùng Cam Ranh: Cấp nước 3×106 m3̣/năm cho 80.000 dân. Nguồn nước từ hồ Trà Dục. Cấp nước cho khu công nghiệp Suối Dầu - Suối Hiệp: 6,68×106m3. Nguồn lấy từ hồ Suối Dầu.

Cấp nước sạch nông thôn: Đến năm 2010 có 95% dân số nông thôn được cấp nước

sạch bằng các hình thức cấp nước tập trung cho các trung tâm huyện thị, các xã vùng đồng bằng ven biển; kết hợp lấy nước từ các hệ thống tưới và cấp nước bằng các loại hình phân tán như giếng đào, giếng khoan, lu bể chứa nước mưa.

3) Công trình khai thác tng hp

Lưu vực sông Cái Ninh Hòa và Sông Cái Nha Trang có khá nhiều vị trí ở thượng nguồn thuận lợi xây dựng các công trình lợi dụng tổng hợp để phát điện, cấp nước tưới, bổ sung nước hạ du và cắt giảm lũ (bảng 5.2).

5.1.2 Quy hoạch sông Cái Phan Rang và hệ thống sông nhỏ Ninh Thuận

1) Vùng thượng ngun sông Cái

Là phần diện tích lưu vực sông Cái tính đến đập Nha Trinh, có diện tích tự nhiên 2140 Km2, bao gồm diện tích đất đai của toàn bộ huyện Ninh Sơn. Các công trình đã được xây dựng trong vùng gồm có 25 đập dâng. Tổng năng lực tưới thiết kế 4089 ha, thực tưới được 2583 ha. Trong đó đập 19/5 và đập Krông Pha sử dụng nguồn nước xả của nhà máy thủy điện Đa Nhim.

- Đập 19/5 có năng lực tưới thiết kế 300 ha nhưng do hệ thống kênh mương chưa hoàn chỉnh nên diện tích thực tưới mới đạt 200 ha. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đập Krông Pha xây dựng năm 1978, theo thiết kế ban đầu tưới 4710 ha, tuy nhiên diện tích đất chi có 3200 ha. Hệ thống có nguồn nước khá phong phú tuy nhiên diện tích đất canh tác có nhiều nơi còn để hoang hoá, thêm vào đó địa hình khu tưới khá phức tạp, đất đai hầu hết là đất cát pha, sự phân bố dân cư chưa hợp lý. Chính vì vậy đến nay hệ thống mới chỉ tưới được 2000 ha. - Các đập dâng nhỏ khác thiết kế tưới 589 ha, thực tưới 383 ha chủ yếu vụ

mùa.

Hướng giải quyết cấp nước cho vùng này là xây dựng các hồ chứa vừa và nhỏ giải quyết tưới tại chỗ: Hồ Sông Sắt (tưới 3510 ha), Hồ Trà Co (1230 ha), Hồ Sông Dầu (3700 ha), Hồ Cho Mo (1250 ha), Hồ Sông Cái và đập Tân Mỹ (tưới tại chỗ 3700 ha và bổ sung nước cho hệ thống Nha Trinh- Lâm Cấm).

2) Vùng Nha Trinh Lâm Cm

Là vùng tưới của hệ thống Nha Trinh Lâm Cấm bao gồm đất đai của thị xã Phan Rang và một phần các huyện Ninh Phước, Ninh Hải. Hệ thống Nha Trinh- Lâm Cấm là hệ thống thủy lợi lớn có lịch sử xây dựng từ hàng trăm năm nay. Nhờ có hệ thống thủy lợi này đã biến đổi vùng đồng bằng Phan Rang có khí hậu nắng nóng, gió nhiều, ít mưa nhất cả nước thành một vùng đồng bằng trù phú. Hệ thống Nha Trinh – Lâm Cấm có năng lực tưới thiết kế 12800 ha, gồm 2 cụm công trình đầu mối là Nha Trinh và Lâm Cấm, hệ thống kênh chính nam, bắc và hệ thống kênh nhánh. Hệ thống kênh Bắc và Kênh Nam mới được đầu tư kiên cố hóa. Bên cạnh việc hoàn chỉnh tu bổ toàn hệ thống Nha Trinh Lâm Cấm nâng cao hiệu quả của công trình hiện có, theo các tài liệu nghiên cứu của JICA và Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn có thể mở

rộng khu tưới của hệ thống Nha Trinh - Lâm Cấm lên 21700 ha, trong đó mở rộng 8900 ha bằng các giải pháp động lực. Vì vậy trong tương lai cần có giải pháp bổ sung nước cho hệ thống đập Nha Trinh- Lâm Cấm:

- Thay đổi qui trình làm việc của thủy điện Đa Nhim từ mục nhiệm vụ chính là phát điện sang nhiệm vụ cấp nước tưới.

- Xây dựng hồ chứa nước ở thượng nguồn sông Cái.

Giải pháp thứ nhất ít có tính khả thi vì ảnh hưởng lớn đến sự hoạt động của nhà máy thủy điện Đa Nhim. Việc bổ sung lượng nước thiếu tại Nha Trinh Lâm Cấm bằng các hồ chứa nước ở thượng nguồn sông Cái là hợp lý hơn cả. Ở thượng nguồn sông Cái có nhiều vị trí có thể xây dựng được các hồ chứa có khả năng điều tiết lớn như hồ Sông Cái, hồ Tân Mỹ. Các công trình này đều có khả năng điều tiết dòng chảy lớn, ngoài khả năng bổ sung nước cho hạ lưu còn có cung cấp nước tưới tại chỗ. Xét về mặt cấp nước Hồ Tân Mỹ là công trình có khả năng điều tiết lớn nhất, tuy nhiên diện tích ngập lại lớn gây thiệt hại đến các ngành dân sinh kinh tế trong vùng. Vì vậy trong tính toán chọn phương án Hồ Sông Cái ở thượng nguồn và đập dâng Tân Mỹ. Hồ Sông Cái dự kiến được xây dựng trên sông Cái tại vị trí có diện tích lưu vực 733 Km2. Hồ có nhiệm vụ cấp nước cho đập Tân Mỹ tưới tại chỗ 3700 ha và cấp nước bổ sung cho hệ thống Nha Trinh Lâm Cấm.

3) Vùng lưu vc sông Lu, sông Quao

Bao gồm phần diện tích đất đai còn lại của huyện Ninh Phước không thuộc khu tưới của hệ thống Nha Trinh - Lâm Cấm nằm trong lưu vực sông Lu. Ngoài hồ Tân Giang mới được xây dựng và 3 hồ chứa nhỏ, các công trình thủy lợi còn lại chủ yếu là hệ thống đập đâng trên sông Lu. Các đập đâng trên sông Lu có năng lực tưới thiết kế 1915 ha, thực tế đã phát huy tưới 1110 ha vụ mùa. Ba hồ chứa nhỏ theo thiết kế tưới 510 ha, hiện mới tưới được 400 ha do hệ thống kênh mương chưa được xây dựng xong. Đối với vùng này, làm mới các hồ chứa vừa và nhỏ là giải pháp công trình cơ bản và chủ yếu nhằm nâng cao khả năng tưới của các đập dâng nhỏ đã có và mở rộng diện tích đất canh tác. Các công trình này gồm có: Hồ Lanh Ra (tưới 1055 ha), Hồ Bầu Dồn (120 ha), Hồ Tà Ranh (80 ha), Hồ Trà Van (350 ha), Hồ Sông Biên (940 ha).

4) Vùng Đông Nam Ninh Thun

Đây là lưu vực của các sông suối nhỏ ở phía đông Nam Ninh Thuận. Hầu hết đều chảy về đầm Thị Nại. Diện tích đất canh tác trong vùng thuộc phần diện tích còn lại của huyện Ninh Hải. Các công trình trong vùng gồm có 22 đập dâng có năng lực tưới thiết kế 998 ha, thực tưới 679 ha. Ngoài ra hồ ông Kinh (hoàn thành năm 2000) có diện tích lưu vực 6,4 km2 tưới được 120 ha. Hồ Sông Trâu tưới 3070 ha mới hoàn thành. Các công trình đang hoặc dự kiến xây dựng mới: Hồ Bà Râu (tưới 480 ha), Hồ Nước Ngọt (222 ha), Hồ Đông Nha (220 ha), Hồ Phước Nhơn (226 ha).

Về cấp nước sinh hoạt, công nghiệp: Hiện tại thị xã Phan Rang được cung cấp

nước sạch từ nhà máy khai thác nguồn nước mặt. Nhà máy nước được xây dựng phía trên đập Lâm Cấm. Công suất thiết kế 12.000 m3/ ngày đêm đợt 1, sau năm 2000 sẽ đưa công suất lên: 24000 m3/ ngày đêm và đến năm 2010 lượng nước yêu cầu cho sinh hoạt, công nghiệp của thị xã Phan Rang là: 28,6×106 m3/năm. Các vùng dân cư khác khai thác nguồn nước ngầm để sinh hoạt. Công trình khai thác chủ yếu là các giếng đứng với đường kính từ 2,5 -3 m.

5.1.3 Quy hoch các lưu vc sông thuc tnh Bình Thun 1) Lưu vc sui Đá Bc và sông Lòng Sông

Lưu vực suối Đá Bạc và sông Lòng sông có tổng diện tích tự nhiên là 59600 ha, diện tích đất canh tác hiện tại là 5764 ha, trong đó đất lúa: 2330 ha, đất màu, cây công nghiệp ngắn ngày: 3434 ha. Bố trí đất canh tác đến 2010: 6340 ha đất cây hàng năm, trong đó đất lúa: 2360 ha, đất màu: 3960 ha.

Hiện nay trong vùng đã xây dựng dựng được 3 đập dâng kiên cố và 7 đập tạm, với tổng năng lực tưới thiết kế 1930 ha, thực tưới được 1899 ha. Tuy nhiên các công trình

này chủ yếu tưới vụ mùa, vào mùa khô thường không chủ động được nguồn nước tưới. Vì vậy trong tương lai xây dựng các hồ chứa là hợp lý hơn cả.

- Lưu vực suối đá Bạc: Xây dựng hồ Đá Bạc có nhiệm vụ tưới cho 500 ha đất canh tác của xã Vĩnh Hảo và cấp nước sinh hoạt cho khoảng 5000 dân trong khu vực với quy mô 1800 m3 /ngày đêm.

- Lưu vực sông Lòng Sông: Xây dựng hồ Sông Lòng Sông tưới 4200 ha đất canh

tác của các xã Phan Dũng, Liên Hương, Phước Thể, Phú Lạc, Chí Công của huyện Tuy Phong, cấp nước sinh hoạt cho khoảng 100000 dân của thị trấn Liên Hương và các xã trong khu tưới với quy mô: 34000 m3 /ngày đêm.

- Tổng cộng diện tích canh tác được tưới của lưu vực 4700 ha, cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng 13,07×106 m3

2) Lưu vc sông Lu

Lưu vực sông Luỹ gồm toàn bộ huyện Bắc Bình. Trong vùng đã xây dựng được 20 đập dâng kiên cố và 7 đập tạm và 1 trạm bơm điện với năng lực tưới thiết kế 6703 ha, thực tưới 1020 ha vụ đông xuân, 2095 ha vụ hè thu và 5141ha vụ mùa. Các công trình hiện trạng đều là đập dâng, trạm bơm khai thác nguồn nước cơ bản của sông Luỹ, ngoại trừ đập Đồng Mới có khả năng tưới 500 ha vụ đông xuân, các công trình khác chủ yếu tưới vụ hè thu và vụ mùa. Diện tích đất canh tác được tưới mới đạt 19 % diện tích canh tác của lưu vực (5149 ha/ 29037 ha).

Hiện nay thủy điện Đại Ninh đã được chính phủ phê duyệt đầu tư, để sử dụng có hiệu quả nguồn nước xả sau thủy điện Đại Ninh và nguồn nước của lưu vực nhằm đáp ứng các yêu cầu sản xuất hiện tại và yêu cầu phát triển trong tương lai, cần thiết xây dựng mới các hồ chứa nước. Các công trình được xem xét trong sơ đồ phát triển nguồn nước của lưu vực gồm có:

- Hồ chứa nước Cà Giây hiện đang được xây dựng trên sông Cà Giây tưới 3965 ha lúa của khu tưới đập Uy Thầy và hệ thống đập dâng trên sông Mao. - Hồ chứa nước Sông Luỹ sử dụng lượng nước xả sau thủy điện Đại Ninh và

nguồn nước của lưu vực tươí 42.000 ha đất canh tác của lưu vực sông Luỹ và Sông Cái Phan Thiết, đồng thời cấp nước dân sinh trong vùng với yêu cầu: 10.106 m3/ năm.

- Hồ Cà Tót dự kiến xây dựng trên suối Cà Tót. Hồ có nhiệm vụ tưới 2000 ha khu cao Cà Tót.

- Đập Đồng Mới là công trình hiện trạng, khi có hồ Sông Luỹ hồ chủ yếu sử dụng lưu lượng cơ bản của khu giữa đập Đồng Mới và hồ Sông Luỹ, cộng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

với lượng nước hồi quy từ khu tưới hồ Sông Luỹ để tưới 1000 ha đất 3 vụ lúa của hệ thống.

3) Lưu vc sông Quao

Diện tích lưu vực tính đến cửa sông là 800 Km2. Hầu hết lưu vực thuộc huyện Hàm Thuận Bắc. Diện tích đất canh tác hiện tại là 17774 ha, trong đó đất lúa 12547 ha, đất màu, cây công nghiệp ngắn ngày 5227 ha. Đến 2010, bố trí đất canh tác 21450 ha, trong đó đất lúa 13400 ha, đất màu và cây công nghiệp 8050 ha.

Lưu vực sông Quao có nhiều công trình thủy lợi nhỏ đã được xây dựng, trong đó đa số là đập đâng nên chưa chủ động được nguồn nước tưới. Hồ sông Quao sau khi xây dựng xong sẽ cung cấp nguồn nước tưới cho 8120 ha đât lúa màu và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng nhờ hệ thống đập dâng và hệ thống kênh nội đồng hiện có. Các công trình nhỏ khác đảm bảo tưới 1940 ha. Như vậy với các công trình này nguồn nước lưu vực sông Quao đảm bảo tưới 10060 ha, còn khoảng trên dưới 10000 ha đất lúa màu của lưu vực cần phải được tiếp nước từ hồ Sông Luỹ bằng kênh đẫn khi có thủy điện Đại Ninh.

4) Lưu vc sông Cà Ty

Lưu vực sông Cà Ty có tổng diện tích tự nhiên là 77500 ha, diện tích đất canh tác hiện tại là 4770 ha, trong đó có 2477 ha đất lúa và 2293 ha đất màu, cây công nghiệp

Một phần của tài liệu điều tra sa mạc hóa các tỉnh miền Trung từ Khánh Hòa đến Bình thuận (Trang 53 - 66)