Đầu tư phát triển Khoa học – Công nghệ

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hoá: thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 33)

Nhận thức được vai trò to lớn của Khoa học – Công nghệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia nói chung và của từng địa phương nói riêng. Hoạt động Khoa học – Công nghệ phải gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nâng cao năng

suất lao động, tăng thu nhập và cải thiện đời sống người dân. Hàng năm tỉnh Thanh Hoá đã dành một nguồn vốn nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp cải tạo, mở rộng sản xuất, nâng cao trình độ công nghệ.

Nhìn chung sự phát triển của các doanh nghiệp và hoạt động khoa học công nghệ trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trong thời gian qua có nhiều chuyển biến quan trọng cả về tổ chức, nhận thức, quy mô và chất lượng đầu tư. Theo tính toán thì tổng khối lượng vốn mà các doanh nghiệp đã đầu tư cho công nghệ giai đoạn 2005-2007 là 4.231 tỷ đồng, chiếm 37% tổng vốn đầu tư vào công nghiệp. Hơn 70% đề tài, dự án khoa học công nghệ cấp tỉnh có kết quả được triển khai, ứng dụng vào sản xuất và tạo ra sản phẩm mới, chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh và được thị trường chấp nhận

Một số doanh nghiệp khác bước đầu cũng đã nhận thức đúng đắn về lợi ích của hoạt động khoa học và công nghệ và đã xác định nhiệm vụ quan trọng đối với doanh nghiệp cần phải sớm tập trung vào đổi mới công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động cao hơn, sản lượng và chất lượng sản phẩm tốt hơn. Có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm trong nước và quốc tế. Trong đó một số đề tài, dự án nghiên cứu khoa học công nghệ tiểu biểu có kết quả đang được áp dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao như:

+ Nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học và đổi mới công nghệ về sản xuất muối tinh sạch trên đồng muối phơi cát, thành công này đã giúp Công ty Muối Thanh Hoá chiếm lĩnh thị trường và đã xuất khẩu sang Nhật Bản hàng ngàn tấn muối góp phần làm tăng 20% thu nhập cho nhân dân. Hiện nay công ty đã được tỉnh đồng ý cho xây dựng dự án mở rộng ra 100 ha ở các vùng ven biển Hậu Lộc, Tĩnh Gia.

+ Hoàn thiện công nghệ điều chế Axít Humíc và các hợp chất humat từ than bùn để sản xuất phân bón đã góp phần sản xuất hàng vạn tấn phân NPK có bổ sung các hợp chất humát thích hợp với cây trồng, sản xuất thử nghiệm

phân thuỷ canh, phân bón qua lá phục vụ thâm canh cây trồng đã tăng năng lực sản xuất phân bón phục vụ nông nghiệp, tạo việc làm cho gần 200 lao động và hàng trăm lao động ở vùng có nguyên liệu

+ Triển khai công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ nguyên liệu phế thải mùn mía đã sản xuất gần 10.000 tấn phân hữu cơ vi sinh HUDAVIL phục vụ công việc trồng mía, trồng cây công nghiệp

+ Đầu tư nghiên cứu sử dụng sỏi Silica tự nhiên trong tỉnh thay thế bi nghiền Silica nhân tạo ngoại nhập để nghiền xương gạch Ceramic, thay thế 100% bi ngoại nhập, làm giảm giá thành sản xuất, mỗi năm tiết kiệm cho nhà máy gần 3 tỷ đồng

Một số doanh nghiệp nhà nước đã đầu tư công nghệ mới như: công nghệ - thiết bị cán thép, công nghệ sản xuất ván ép nhân tạo, công nghệ sản xuất giầy thể thao, công nghệ sản xuất và lắp ráp quạt điện, công nghệ chế biến thuỷ sản xuất khẩu…..Ngoài ra các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau cũng đã và đang mạnh dạn đầu tư vào công nghệ mới, thành lập các doanh nghiệp mới để sản xuất các mặt hàng trong các lĩnh vực như: cán thép, sản xuất gỗ Okan( Công ty Hoàng Sơn), lĩnh vực dệt may ( Công ty Soto). Nhìn chung công nghệ mà các công ty đầu tư đều là những công nghệ tiên tiến hiện đại, sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng xuất khẩu và cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hoá: thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w