Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Sự ra đời các khu công nghiệp ở Việt Nam nói chung và địa bàn tỉnh Thanh Hoá nói riêng thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước diễn ra nhanh chóng. Nhằm thu hút vốn đầu tư, nhất là vốn đầu tư nước ngoài và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2001 – 2010, dự báo đến năm 2020 đã được Chính Phủ phê duyệt. Đến nay toàn tỉnh đã có 5 KCN đang triển khai là: Nghi Sơn, Lam Sơn, Bỉm Sơn, Lễ Môn, Đình Hương – Tây bắc ga.
@ KCN Nghi Sơn
KCN Nghi Sơn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 604/QĐ – TTg ngày 17/05/2001, thuộc địa phận huyện Tĩnh Gia nằm cạnh quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc – Nam, là cửa ngõ giao lưu quốc tế bằng đường biển và đường bộ. Sự ra đời và phát triển KCN Nghi sơn đóng vai trò động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hoá, là trọng điểm của vùng nam Thanh - bắc Nghệ nói chung. Quy mô KCN này là 2475 ha lớn nhất trong các KCN trên địa bàn tỉnh. Tính đến thời điểm này, UBND huyện Tĩnh Gia đã bàn giao cho các chủ đầu tư thuộc KCN Nghi Sơn được 610,32 ha/2475 ha tổng diện tích của dự án, trong đó dự án Khu liên hợp hoá dầu đã bàn giao 301,2 ha/962 ha; dự án KCN luyện kim bàn giao được 86 ha/ 488 ha;….
Các ngành nghề chủ đạo đã được Chính phủ quy hoạch, đầu tư xây dựng là công nghiệp cảng biển, công nghiệp lọc hoá dầu, công nghiệp, công nghiệp đóng sửa tàu biển, công nghiệp vật liệu xây dựng. Được sự giúp đỡ của tỉnh uỹ, UBND tỉnh Thanh Hoá và sự nỗ lực của cán bộ nhân viên Ban quản lý, KCN Nghi Sơn đã thu hút được 20 dự án đầu tư. Tính đến này tỉnh Thanh Hoá đã đầu tư trên 1123 tỉ đồng để xây dựng kết cấu hạ tầng KCN nhằm thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Hiện nay nhà máy xi măng Nghi Sơn liên doanh với Nhật Bản công suất 2,15 triệu tấn/ năm và đang triển khai mở rộng công suất lên gấp đôi. Dự án đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ công suất 100000 tấn/ năm đang triển khai xây dựng. Nhà máy nhiệt điện công suất 3000 MW đã có quyết định phê duyệt dự án, dự kiến năm 2010 hoàn thành giai đoạn đầu với công suất 600 MW.
@ KCN Lễ Môn
Là KCN được thành lập đầu tiên ở Thanh Hoá theo quyết định số 186/1998/QĐ – TTg ngày 25/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ. KCN Lễ Môn nằm trên địa bàn xã Quảng Hưng, Huyện Quảng Xương, cách cảng Lễ Môn 1,2km, cách thành phố Thanh Hoá 5km. Quy mô của KCN là 87,61 ha, tổng vốn đầu tư 113,3 tỉ đồng thuộc chủ đầu tư Công ty phát triển và khai thác hạ tầng các KCN Thanh Hoá. Ngành nghề chính trong KCN là ngành công nghiệp sạch, công nghệ cao như chế biến nông, lâm, thuỷ sản , sản xuất hàng tiêu dùng ( dệt may, da – giày, lắp ráp cơ khí điện tử), sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp và thủ công mỹ nghệ truyền thống.
KCN Lễ Môn đã được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ, đảm bảo cung cấp: Điện, nước, thông tin liên lạc và các dịch vụ khác. Cho đến nay, KCN Lễ Môn đã thu hút thêm 7 dự án đầu tư, trong đó có 3 dự án đầu tư nước ngoài. Hiện tổng số dự án đầu tư vào KCN này là 28 dự án với số vốn là 750 tỉ đồng và 3.9 triệu USD. Trong đó có 14 dự án đã xây dựng xong với số vốn đầu tư gần 500 tỉ đồng đang đi vào sản xuất kinh doanh có hiệu
ty Yotsuba của Nhật Bản, Công ty Đông lượng Việt Nam của Đài Loan,…Số lao động làm việc trong KCN hơn 3000 người.Tại KCN Lễ Môn khuyến khích đầu tư các dự án ứng dụng công nghệ cao, chế tạo và gia công từ nguồn nguyên liệu trong tỉnh, sử dụng nhiều lao động và sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có giá trị xuất khẩu cao
@ KCN Bỉm Sơn
KCN Bỉm Sơn được Chính phủ cho phép thành lập tại Công văn số 922/ CP – CV ngày 02/07/2004, nằm trong quy hoạch chung của đô thị công nghiệp Bỉm Sơn. KCN Bỉm Sơn có diện tích 700 ha, nằm ở phía bắc của tỉnh, cách Thành phố Thanh Hoá 35 km. Điều kiện giao thông thuận lợi, nằm gần quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam, cách Hà Nội 110 km và cách cảng biển Nghi Sơn 75 km, có hệ thống nhà ga rất thuận tiện cho việc tập kết và trung chuyển hàng hoá. Cơ sở hạ tầng khác như điện, nước, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông và các dịch vụ khác…đã được đầu tư đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Hiện tại đã có nhà máy xi măng Bỉm Sơn đang hoàn thiện dây chuyền 2 để đưa công suất nhà máy lên 4 triệu tấn/ năm; nhà máy ô tô VEAM do tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm chủ đầu tư với công suất 33000 xe ô tô các loại/ năm với số vốn đầu tư trên 417 tỉ đồng đang được hoàn thiện đưa vào sản xuất…
Với ưu thế về diện tích, lợi thế về giao thông, cơ sở hạ tầng, ưu tiên kêu gọi vào KCN Bỉm Sơn các dự án: Sản xuất vật liệu xây dựng, bêtông đúc sẳn, gạch gói, cơ khí, chế biến hàng nông lâm sản, hàng may mặc….
@ KCN Lam Sơn
KCN Lam Sơn được thành lập trong quy hoạch chung đô thị công nghiệp Lam Sơn – Sao Vàng, huyện Thọ Xuân đến năm 2020 đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt theo Quyết định số 520/QĐ – UB ngày 02/03/2001. Nằm ở phía Tây của tĩnh, cách thành phố Thanh Hoá 40 km, cạnh quốc lộ 15A, đường Hồ Chí Minh, gần sân bay Sao Vàng. Diện tích quy hoạch trên 1000 ha, hiện nay đã hình thành trên quy mô 300 ha với nhà máy đường Lam Sơn với công suất 6000 tấn mía/ ngày, Nhà máy Giấy Mục Sơn với công suất 10 ngàn tấn/ năm, nhà máy sản xuất phân bón vi sinh có công suất 8000 tấn/ năm và nhiều xí nghiệp khác đang hoạt động.
Các dự án khuyến khích đầu tư vào KCN là mía đường và các sản phẩm sau đường; giấy, bột giấy; chế biến lâm sản, thực phẩm; cơ khí chế tạo, lắp ráp; phân bón, hoá chất.
@ KCN Đình Hương – Tây Bắc Ga
Nằm trong quy hoạch xây dựng thành phố Thanh Hoá giai đoạn 2001- 2010 đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt tại quyết định số 140/QĐ-TTg ngày 11/06/1999 và Công văn số 918/CP-CV ngày 08/01/2001 của Chính phủ cho phép thành lập KCN vừa và nhỏ Đình Hương- Tây Bắc Ga có diện tích 66 ha, nằm ở phía Bắc thành phố Thanh Hoá, cách trung tâm thành phố 2km, cách cảng Lễ Môn 7km, cách ga đường sắt bắc nam 3km. Do công ty TNHH Xây dựng và sản xuất vật liệu Bình Minh làm chủ đầu tư . Tổng mức là 135 tỉ đồng, cơ cấu ngành nghề trong KCN rất đa dạng, trên cơ sở của 26 doanh nghiệp đang hoạt động, có sự sắp xếp lại cho phù hợp với đặc điểm của KCN để đổi mới công nghệ, thu hút thêm các dự án mới. Các ngành chủ đạo trong KCN là cơ khí sửa chữa, máy động lực, chế tạo, lắp ráp, chế biến nông hải sản, công nghiệp may mặc, sản xuất bao bì gia dụng công nghiệp, sản xuất lắp ráp điện tử - viễn thông.
@ Đầu tư các dự án sản xuất trong các KCN
Trong số 5 KCN ở Thanh Hóa thì KCN Lễ Môn có số dự án đăng ký nhiều nhất với 21 dự án đang hoạt động sản xuất với tổng số vốn thực hiện là 421,389 tỷ đồng với 3.5 triệu USD và 11 dự án đã và đang chuẩn bị xây dựng với số vốn đăng ký là 183,5 tỷ đồng và 2,7 triệu USD. Trong số các dự án đang hoạt động, dự án do vốn đầu tư trong nước đăng ký lớn nhất là chế biến sữa do Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn làm chủ đầu tư với tổng số vốn thực hiện là 141,686 tỷ đồng. Dự án do vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất là dự án sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ luồng, tre nứa trúc với tổng số vốn thực hiện là 1,6 triệu USD của Công ty Đông Lượng Đài Loan
Bảng 2.4: Tình hình thu hút vốn đầu tư và dự án đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh hoá tính đến cuối năm 2007
Khu công nghiệp Vốn đăng ký Vốn thực hiện DA đang hoạt động Tỷ đồng Tỷ USD Tỷ đồng Tỷ USD Nghi Sơn 13189 3,643 1023 0,638 2 Đình Hương –Tây Bắc Ga 320 218 26 Lễ Môn 784,1 4,5 421,4 0,0035 21 Bỉm Sơn 6729 4659 6 Lam Sơn 1031 667 2
Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thanh Hóa
Mặc dù số lượng dự án đăng ký không phải nhiều nhất, xong KCN Nghi Sơn lại có số vốn đăng ký và số vốn thực hiện nhiều nhất. Tổng số vốn đăng ký đến cuối năm 2007 là 13189 tỷ đồng và 3643 triệu USD, số vốn đầu tư thực hiện 1023 tỷ đồng và 638 triệu USD. Cùng với những dự án đã được cấp phép đầu tư, hiện nay có nhiều dự án đầu tư khác đã được thoả thuận địa điểm hoặc đang trong giai đoạn chuẩn bị xin đầu tư. Tổng mức vốn dự kiến đăng ký đầu tư khoảng trên 2 tỷ USD, trong đó có nhiều dự án lớn số vốn đăng ký
đầu tư lên tới hàng nghìn tỷ đồng hoặc hàng trăm triệu USD. Một số dự án đã và đang đẩy nhanh tiến độ thi công như: Nhà máy xi măng Công Thanh giai đoạn 2 có công suất 3000000 tấn/ năm( giai đoạn 1 đã đi vào sản xuất với công suất 750000 tấn/ năm). Các dự án xây dựng nhà máy nước sạch, nhà máy sản xuất bia, đóng tàu… đã được giải phóng mặt bằng đang gấp rút thi công các hạng mục chủ yếu của dự án theo đúng tiến độ. Dự án khu Liên hợp lọc hoá dầu Nghi Sơn đã khởi công tháng 5/ 2008 là một trong những dự án trọng điểm, là hạt nhân của KCN Nghi Sơn. Khi các dự án này đi vào hoạt động sẻ là một nhân tố thúc đẩy nên kinh tế toàn tỉnh Thanh Hoá phát triển.
KCN Đình Hương – Tây Bắc Ga là KCN có diện tích 66 ha. Cơ cấu ngành nghề rất đa dạng, mặc dù KCN chưa hoàn thành nhưng đến thời điểm này toàn bộ diện tích 66 ha của KCN đã có trên 100 doanh nghiệp đăng ký, đã có 15 nhà máy, cơ sở sản xuất đi vào hoạt động. Số doanh nghiệp còn lại đang tiến hành làm thủ tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất, trong đó có 1 số doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Nhìn chung tình hình thu hút vốn đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá là còn rất hạn chế. Khối lượng vốn thực hiện so với vốn đăng ký là rất ít. Tốc độ lấp đầy các KCN chưa nhanh, đến cuối năm 2007 thì chỉ có KCN Lễ Môn đã tương đối lấp đầy diện tích, còn các KCN còn lại cần phải tiếp tục đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng KCN để có thể thu hút được các dự án đầu tư mới vào. Đặc biệt đối với KCN Nghi Sơn nằm trong khu đô thị mới Nghi Sơn cần nhanh chóng triển khai các dự án đã đăng ký, tăng cường xúc tiến kêu gọi đầu tư vào các dự án quan trọng