Lộ trình số 1 Khu vực phía Đông phố cổ

Một phần của tài liệu KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI (Trang 63 - 68)

Thời gian tham quan từ 1,5 đến 2 giờ (Quãng đường 2,3km)

* Bắt đầu chuyến du bộ

Hồ này trước là một phần của sông Hồng, nằm ở Trung tâm Hà Nội, Theo truyền thuyết Hồ Hoàn Kiếm là nơi thần Rùa lấy lại Gươm thần từ tay vua Lê Thái Tổ (1428-1433) sau khi ông đánh tan quân Minh.

Trên Hồ Hoàn Kiếm có 2 đảo nhỏ: đảo Rùa ở phía Nam nơi có Tháp Rùa và đảo Ngọc Sơn ở phía Bắc trên đó xây đền  Ngọc Sơn thờ 3 vị thần tiêu biểu cho tinh thần quân sự, y học và văn học. Ngôi đền này được xây dựng vào đầu thế kỷ XIX, trên nền điện Khánh Thuỵ mà Chúa Trịnh xây vào thế kỷ XVIII. Thời đó hồ Hoàn Kiếm là nơi diễn tập thuỷ quân.

 Nằm ở phía bên kia của phố là đền Bà Kiệu. Đền này được xây dựng vào thế kỷ XVII thờ 3 bà chúa: Liễu Hạnh, Quỳnh Hoa và Quế Nương. Đền Ngọc Sơn và đền Bà Kiệu đã được xếp hạng di tích lịch sử.

Phố Hàng Đào

Trước kia phố Hàng Đào là nơi những người thợ nhuộm và bán lụa sinh sống ở đây. Màu nhuộm phổ biến là màu hồng - mùa của hoa đào.

Chúng ta có thể thấy trên phố này những nhà truyền thống (số 92, 70, 38, 18 và 20) và những ngôi nhà xây đầu thế kỷ XX mà hình thức kiến trúc chịu nhiều ảnh hưởng của phương Tây (số 85, 71, 58 11 và 10).

Phố Hàng Bạc

Phố Hàng Bạc là phố cổ nhất của Hà Nội, được hình thành vào thế kỷ XIII. Vào khoảng năm 1460 và 1497 những người thợ bạc đã cư trú tại đay. Mặc dù nghề này suy yếu sau khi Kinh đô chuyển vào Huế thế kỷ XIX, nhưng ngày nay chúng ta vẫn có thể thấy nhiều cửa hàng bán đồ trang sức bằng bạc dọc phố này.

Không gian đường phố giữ được dáng dấp cổ xưa bởi có các ngôi nhà truyền thống (nhà số 47, 50, 37 và 31), nhà số 42 trước kia là đình.

 

Nhà hát Chuông Vàng tại số nhà 72 đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cách mạng. Ngôi nhà này xây năm 1920, được dùng làm trụ sở của các chiến sỹ cảm tử quân Hà Nội khi họ bảo vệ Thủ đô Hà Nội chống lại thực dân Pháp trong 50 ngày đêm năm 1946.

Phố Mã Mây

Phố này có một số nhà truyền thống (trong đó là số 103, 107, 96, 88, 87, 81, 77, 69, 67, 70 và 68).

 Đình Hương Tượng nhà số 64 đó là nơi thờ Trần Trung Ngạn. Chúng ta cũng có thể thấy trên phố này một số ví dụ về nhà mang phong cách phương Tây (số 63, 61, 46, 8, 7, 2 và 11). Phía Bắc của phố này cũng có những ngôi nhà truyền thống đó là nhà số 60, 42, 40 và 29.

Phố Hàng Buồm

Nghề truyền thống của phố này là làm buồm cho các thuyền bè. Trước kia sông Tô Lịch chảy song song với phố Hàng Buồm là nơi tập trung các hoạt động hàng hải lớn. Nhiều cửa hàng và quán ăn Trung Quốc được mở trên phố Hàng Buồm và Tạ Hiền để đáp ứng nhu cầu của những người sống quanh bến cảng, lái buôn và thương gia Trung Quốc đến cư trú tại đây vào thế kỷ XVII, thời Việt Nam mở ra các quan hệ buôn bán với nước ngoài.

Chúng ta thấy trên phố Hàng Buồm nhiều kiểu nhà truyền thống (số 10, 14, 22, 42, 50 và 65) và nhà mang phong cách phương Tây (số 19, 32, 54 và 57). Chúng ta thấy số 22 là toà nhà trước đây được dùng làm Toà trụ sở của người Trung Quốc gốc Quảng Đông. Còn đối với các công trình tôn giáo tín ngưỡng, chúng ta vẫn có thể tìm thấy dấu vết của ngôi đình trước kia tại số nhà 28 và đền Bạch Mã tại số nhà 76.

 

 Đền Bạch Mã (Ngựa Trắng) 

Đền Bạch Mã (số 76 Hàng Buồm) có thời dùng làm đình là một công trình tôn giáo tín ngưỡng cổ nhất trong khu "36 phố phường". Đền được xây

dựng từ nhà hậu Lý thế kỷ II để thờ thần Long Đỗ tượng trưng cho khí thiêng sông núi ở Kinh thành Thăng Long, được Lý Thái Tổ phong làm thành hoàng kinh thành Thăng Long. Bạch Mã là tên vị thần Ngựa Trắng đã hiện lên giúp Vua Lý Thái Tổ theo dấu chân ngựa để xây thành Thăng Long. Ngôi đền này đã được trùng tu vài lần và đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử năm 1987.

Phố Nguyễn Siêu

Phố này mang tên của một học giả nổi tiếng sống ở thế kỷ XVIII-XIX. Sông Tô Lịch đã từng chảy qua địa phận của phố này. Những cư dân đầu tiên của Hà Nội đã sinh sống ở dọc theo hai bờ sông này. Sông Tô Lịch bị lấp vào cuối thế kỷ XIX.

Phố Nguyễn Siêu có những ngôi nhà mang phong cách phương Tây rất đẹp (số 48, 40 và 18, 8) và nhà truyền thống rất đặc trưng (số 56 và 26).  ở giữa phố này lùi vào một chút so với đường phố, chúng ta có thể thấy đình - đền Cổ Lương, mang tên của một thôn mà nó là một bộ phận trong đó.

 

 Chợ Gạo 

Phố Chợ Gạo xưa kia (nơi gặp nhau của sông Tô Lịch và sông Hồng) là chợ đầu tiên của Hà Nội. Chúng ta thấy tại cuối phố Chợ Gạo, dọc phố Trần Nhật Duật là con đê bảo vệ Hà Nội hơn 1000 năm tuổi.

Phố Đào Duy Từ

 Trên phố này có đình Hương Nghĩa (số 13b) những ngôi nhà mang phong cách phương Tây đáng lưu ý là nhà số 2 và số 14.

 

 Ô Quan Chưởng 

Hà Nội đã từng được bảo vệ bằng các bức tường thành trên đó có tới 16 cổng. Ngày nay chỉ còn một cổng gọi là Ô Quan Chưởng, được xây năm 1749 và dựng lại năm 1817. Pháp đã phá những cửa ô còn lại vào cuối thế kỷ XIX.

Phố Hàng Chiếu

Trên phố này chúng ta tìm thấy những ví dụ về nhà số 19, 33, 74, 76, 86, 90 mang phong cách phương Tây, và các ví dụ về nhà truyền thống số 29, 32, 26, 24, 50, 95, 97 và 101.

Phố Hàng Đường (đoạn thứ nhất - Giới hạn từ ngã tư phố Hàng Chiếu đến ngã tư Ngõ Gạch)

Phố Hàng Đường hình thành vào thế kỷ XVIII. Đoạn phố này có một số nhà truyền thống. Như nhà số 9, 11, 13 và 15. Nhà số 22 và 6 là nhà mang phong cách phương Tây.

Phố Ngõ Gạch

Phố Ngõ Gạch được hình thành năm 1897 sau khi đã lấp đi đoạn sông Tô Lịch từng chảy qua địa phận của phố này.  Tại số 10 là đình Thanh Hà, được xây vào thế kỷ XIII. Đình này đã được thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử năm 1987.

Phố Hàng Đường (đoạn thứ hai - từ ngã tư Ngõ Gạch đến ngã tư Hàng Buồm)

Trên đoạn thứ hai của phố Hàng Đường còn nhiều nhà truyền thống (số 25, 29, 28, 39, 44, 48, 59, 70, 65, 76 và 78) có đình Đức Môn, chùa Cầu Đông số 38b. Ngôi đình - chùa này được thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử năm 1990-1991.

Phố Hàng Ngang

Thời kỳ thực dân Pháp đô hộ nó được gọi là "rue des Cantonnais". Trên phố này có các nhà truyền thống (số 22, 32, 34, và 58) và các nhà mang phong cách phương Tây (19, 28, 30, 50 và 56). Nơi đây còn có một di tích lịch sử cách mạng được Nhà nước xếp hạng tại số 48. Bác Hồ đã từng làm việc tại ngôi nhà này vào năm 1945.

11

Một phần của tài liệu KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w