Giá trị của việc bảo tồn và duy trì nghề truyền thống

Một phần của tài liệu KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI (Trang 54 - 55)

phố Cổ Hà Nội phục vụ du lịch.

Bên cạnh giá trị vật thể về kiến trúc đô thị thì bảo tồn và duy trì nghề truyền thống đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo tồn giá trị phi vật thể của khu Phố Cổ Hà Nội.

Nghề truyền thống đã mang cài hồn đến cho phố cổ, tạo nên một hoạt động sinh hoạt cộng đồng không chỉ mang tính thương mại mà nó còn là phong tục tập quán, nếp sống lâu đời của người dân Phố Cổ Hà Nội.

Để Phố Cổ Hà Nội có giá trị trường tồn, cần phải thổi vào cơ thể nó một linh hồn bất diệt đó chính là việc lưu giữ một không gian sinh hoạt cộng đồng, không gian tâm linh (đặc biệt là các đình tổ nghề) cũng như không gian đơn lẻ (không gian ở kết hợp với không gian buôn bán) của người dân đô thị, đó chính là việc duy trì và phát triển các ngành nghề và mặt hàng truyền thống phù hợp với đặc trưng không gian của khu phố phường hội của khu 36 phố phường. Giữ gìn phong tục tập quán, sàng lọc và tiếp thu những tinh hoa văn hoá và loại bỏ những gì cổ hủ và lạc hậu.

Do thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô ngày càng được nâng lên nên nhu cầu du lịch cũng tăng theo. Hà Nội có nhiều lợi thế về phát triển du lịch nên đang là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch quốc tế. Trong thời gian tới, khách du lịch trong nước và quốc tế đến Hà Nội sẽ tăng nhanh. Năm 2003 thành phố Hà Nội đã được đánh giá là thành phố thứ 2 của Châu Á về phát triển du lịch. Khách du lịch có xu hướng tăng chi tiêu cho việc đi lại và mua sắm quà lưu niệm, trong đó khách nước ngoài có mức chi cao hơn. (Theo tổ chức du lịch thế giới, năm 2003, mức chi tiêu bình quân của mỗi khách du lịch nước ngoài ở Đông Nam Á là 950 USD). Đây là nhân tố có tính động lực thúc đẩy phát triển nhanh thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu tại chỗ sản phẩm làng nghề thủ công, nhất là hàng thủ công mỹ nghệ.

Sản phẩm làng nghề Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng tương đối hấp dẫn khách du lịch, nhất là các sản phẩm hàng mỹ nghệ. Làng nghề Hà Nội có tiềm năng phát triển du lịch nhờ đáp ứng được các nhu cầu về mua sắm của khách du lịch. Tuy nhiên đến nay đại bộ phận các làng nghề chưa được giới thiệu rộng rãi tới các khách du lịch. Trong thời gian tới thực hiện các chương trình xúc tiến du lịch, sản phẩm và các làng nghề được giới thiệu rộng rãi tới khách du lịch trong nước và quốc tế, sẽ tăng nhanh lượng khách du lịch và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm.

Phát triển làng nghề kết hợp với phát triển du lịch, tại nhiều địa phương cho thấy, sự kết hợp hài hoà giữa du lịch và làng nghề mang lại lợi ích cho cả ngành du lịch lẫn làng nghề.

Ngành du lịch cũng đang hướng nhiều vào các loại hình du lịch văn hoá, du lịch sinh thái. Hiện nay lượng khách du lịch, nhất là các khách du lịch nước ngoài, đến Hà Nội có xu hướng muốn tham quan các di tích lịch sử, các nét đặc trưng văn hoá truyền thống của người Hà Nội xưa, đặc biệt là các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống. Nhiều công ty du lịch đã khai thác một số làng nghề truyền thống của Hà Nội vào danh sách các địa điểm giới thiệu cho khách du lịch.

Việc kết hợp du lịch giữa các phố nghề trong khu phố cổ với các làng nghề ven đô là một việc làm cần thiết, nó cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành các cấp và các địa phương nơi có các hoạt động nghề. Tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế, tại các phố trong khu phố cổ hiện nay do mặt bằng không còn phù hợp với sản xuất thì ngay tại các phố đặc trưng này có thể kết hợp vừa bán hàng giới thiệu sản phẩm vừa là nơi cung cấp các thông tin về hoạt động nghề và gắn kết giới thiệu với các làng nghề.

Một phần của tài liệu KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w