Một số khái niệm về ngành nghề, làng nghề, phường

Một phần của tài liệu KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI (Trang 55 - 57)

phố nghề thủ công truyền thống

- Truyền thống có tính ổn định và bền vững tương đối, lặp đi lặp lại qua các thế hệ trở thành thói quen, tập quán trong xã hội, cộng đồng.

- Truyền thống mang tính cộng đồng được thừa nhận ở nhiều cấp độ và hình thức khác nhau như: nhóm xã hội, giai cấp, tầng lớp, dân tộc,...

- Truyền thống mang tính lưu truyền từ đời này sang đời khác, góp phần quy định những chuẩn mực ứng sử, giá trị, tư tưởng, lễ nghi,... trong cộng đồng và trong xã hội.

* Khái niệm chung nghề truyền thống.

Nghề truyền thống bao gồm những nghề tiểu thủ công nghiệp xuất hiện từ lâu trong lịch sử, được truyền từ đời này qua đời khác còn tồn tại đến ngày nay, kể cả những nghề đã được cải tiến hoặc sử dụng những loại máy móc hiện đại để hỗ trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống, và đặc biệt sản phẩm của nó vẫn thể hiện những nét văn hoá đặc sắc của dân tộc.

* Làng nghề thủ công:

Làng nghề thủ công là thực thể vật chất và tinh thần tồn tại cố định của một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống. Mỗi một nghề thủ công đều được bảo tồn, hoạt động, phát triển ở một làng nghề, vùng nghề trong cả nước. Làng nghề thủ công là trung tâm sản xuất hàng thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính truyền thống lâu đời, có sự liên kết hỗ trợ nhau trong sản xuất, kinh doanh, tổ chức theo kiểu phường hội, có cùng tổ nghề, các vị thành viên luôn ý thức tuân thủ những ước chế xã hội và gia tộc. Trong làng nghề thủ công, không phải tất cả các làng đều là thợ sản xuất hàng thủ công mà nhiều khi thợ thủ công kiêm luôn nghề nông, những yêu cầu chuyên môn hoá cao của sản phẩm, của mạng lưới tiêu thụ nên có khi người thợ có thể sản xuất hàng thủ công ngay tại làng mình, hoặc có thể ở làng nghề hay phố nghề nơi khác.

Gốc tích và sự phát triển của từ phố:

Phố nguyên nghĩa là nơi bán hàng, ngày nay là cửa hiệu. Song do các "phố" tập trung ken sát nhau thành một dãy dài nên cái dãy gồm nhiều phố áy cũng được gọi là phố và dần dần cái từ phố với nghĩa là một dãy các cửa hàng lấn át từ phố nguyên nghĩa là một cửa hàng, và thế là có phố Hàng Bạc, phố Hàng Chiếu,... để chỉ con đường mà hai bên có các cửa hàng bán: hàng Bạc, hàng Vàng, hàng Chiếu,... và vì vậy một phường có nhiều phố. Ví dụ: trong phường Đông Các có các phố Hàng Bạc, lại có phố Hàng Giầy, phố Hàng Mắm,... ở mỗi phố từng hiệp thợ thủ công từ làng quê ra Thăng Long cư trú, làm theo thời vụ. Dần dà họ định cư ở hẳn lại, kẻ trước người sau tụ tập ở một góc phường (trong số 36 phường), bám lấy hai bên một con đường rồi mở cửa hàng (tức phố) vừa sản xuất, vừa bán buôn bán lẻ,...

Chính vì vậy phố nghề trong khu phố cổ được định nghĩa như sau:

Phố nghề là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất và buôn bán sản phẩm thủ công truyền thống và tên phố được đặt bằng chính tên của sản phẩm này. Phố nghề trong khu Phố Cổ Hà Nội có thể được gọi là Phố Hàng bởi tên phố được bắt đầu bằng chữ Hàng. Ví dụ như phố Hàng Đồng, Hàng Bạc,...

Tuy nhiên, phần lớn trong khu Phố Cổ Hà Nội thì phố Hàng là các phố chuyên doanh, là nơi buôn bán mặt hàng đặc trưng tên phố.

Một phần của tài liệu KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w