Các cổng tín hiệu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNGTHU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU NHIỀU KÊNH, THÔNG MINH TRÊN CẢM BIẾN ÁNH SÁNG / TẦN SỐ DÙNG MC68HC11 (Trang 53 - 55)

HỆ VI ĐIỀU KHIỂN NHÚNG VÀ LOẠI VI ĐIỀU KHIỂN

3.2.3.8.Các cổng tín hiệu

Các chân cổng tín hiệu có chức năng khác nhau với các mode hoạt động khác nhau.

Các chức năng của chân trong cổng A, D, E không phụ thuộc vào mode hoạt

động. Cổng B, C ngược lại, chịu ảnh hưởng của chếđộ làm việc của vi điều khiển. Chi tiết chức năng của các chân xem trong bảng và được mô tả sau.

− Cổng A

Trong mọi chếđộ hoạt động, cổng A luôn được dùng để cấu hình cho ba bộ định thời bắt giữ tín hiệu lối vào (IC) và bốn bộđịnh thời so sánh tín hiệu lối ra (OC). Chân còn lại có thể cấu hình theo cả hai hướng như là bộđịnh thời bắt giữ tín hiệu lối vào thứ tư hoặc bộđịnh thời so sánh giữ liệu lối ra thứ năm. Nếu bất kỳ chân nào của cổng A không dùng để cấu hình cho các bộđịnh thời đều có thể sử dụng làm chân tín hiệu vào ra phổ thông. Chân PA7 và chân PA3 dùng để thiết lập hướng dữ liệu là vào hay ra. Riêng hướng của hai bít PA7 và PA3 được thiết lập bởi hai bít DDAR7 và DDAR3 của thanh ghi PACTL (pulse accumulator control – thanh ghi điều khiển tích luỹ xung). Các chân còn lại được cốđịnh là chân dữ liệu vào hay chân dữ liệu ra.

PA7 có chức năng là chân vào/ra phổ thông, đồng thời nó cũng là chân so sánh lối ra định thời OC1. PA7 được lấy là lối vào bộ tích luỹ xung, ngay cả khi chúng đang thực hiện các chức năng trên.

Bng 2.Chức năng của các chân tín hiệu ở chếđộ hoạt động khác nhau.

PA[6:4] chức năng là chân lối ra dùng chung, và là chân bắt giữ lối vào các bộ định thời hoặc là chân so sánh lối ra của bộđịnh thời 2 - 4. PA[6:4] được điều khiển bởi OC1.

PA3 là chân tín hiệu vào ra hai hướng, đồng thời cũng định dạng như là chân bắt giữ lối vào bộđịnh thời số 4 hay là chân so sánh lối ra bộđịnh thời số 5.

PA[0:2] dành cho chân lối vào dùng chung và chân bắt giữ lối vào bộđịnh thời [1:3].

− Cổng B

Trong chếđộ hoạt động đơn chíp, tất cả các chân cổng B là chân lối ra dùng chung.

Trong chếđộ hoạt động hợp kênh mở rộng, tất cả các chân của cổng B được xem như là bye địa chỉ cao của tín hiệu lối ra. Trong suốt chu kỳ xung đồng hồ, chân [7:0] được xem là bit [15:8] của địa chỉ bus lối ra.Thanh ghi PORTB được xem như là

địa chỉ ngoại vi ở chếđộ mở rộng.

− Cổng C

Trong chếđộđơn chíp, tất cả chân cổng C có chức năng như là chân vào/ra dữ

liệu chung. Cổng C giữ như là chân vào dữ liệu nhờ thanh ghi PORTLC và chân STRA đặt ở chếđộ vào dữ liệu.

Trong chếđộ hợp kênh mở rộng, toàn bộ chân của cổng C xem như là một phần của dữ liệu/địa chỉ hợp kênh. Trong chu kỳ xung đồng hồ, các chân [7:0] của cổng C xem như là địa chỉ [7:0] địa chỉ lối ra. Hoặc là chân vào/ra dữ liệu hai hướng. Hướng của dữ liệu chọn bởi chân tín hiệu R/W.

− Cổng D

Chân PD[5:0] có thểđược sử dụng như là chân vào ra tín hiệu chung. Tuy nhiên nhưng chân này cũng được dùng truyền tín hiệu cho các thiết bị giao diện truyền thông nối tiếp (SCI), và các thiết bị giao diện ngoại vi nối tiếp (SPI).

Chân PD0 là chân nhận dữ liệu vào (RxD) cho SCI. Chân PD1 là chân truyền dữ liệu ra (TxD) cho SCI.

PD[5:2] dùng cho giao diện ngoai vi nối tiếp (SPI). PD2 là chân tín hiệu ra. PD3 là chân tín hiệu vào. PD4 là chân tín hiệu xung đồng hồ. PD5 là chân chọn chếđộ

(vào/ra).

− Cổng E

Cổng E là lối vào phổ thông hoặc là lối vào bộ A/D. Nếu cần chuyển đổi chính xác, tuyệt đối không truy cập vào cổng trong khi đang lấy mẫu, nhằm tránh những nhiễu loạn không cần thiết.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNGTHU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU NHIỀU KÊNH, THÔNG MINH TRÊN CẢM BIẾN ÁNH SÁNG / TẦN SỐ DÙNG MC68HC11 (Trang 53 - 55)