Giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng vốn ODA của ADB cho Việt Nam trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam (Trang 45 - 51)

2004 2010 20,17 9 Hỗ trợ Dự án Y tế dự phòng 2006 – 2012 27,

3.3.Giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng vốn ODA của ADB cho Việt Nam trong thời gian tớ

cho Việt Nam trong thời gian tới

Trước những đóng gốp tích cực của nguồn vốn ODA cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, nhận thấy được tầm quan trọng của nguồn vốn này và căn cứ vào thực trạng huy động và sủ dụng ODA hiện nay, chúng ta cần phải có những biện pháp tăng cường huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ này. Những giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới bao gồm:

3.3.1. Nhóm giải pháp tổng thể. 3.3.1.1. Ổn định môi trường chính trị:

Môi trường chính trị là nhân tố quyết định đến các quan hệ đối ngoại cũng có ý nghĩa tác động đến quyết định tài trợ của các nhà tài trợ. Vì vậy, cần phải tiếp tục duy trì sự ổn định của môi trường chính trị, đồng thời thực hiện chính sách nhất quán trong quan hệ đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta là “ thực hiện đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại, Việt Nam mong muốn làm bạn với tất cả các nước trên nguyên tắc cùng có lợi và

không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau” nhằm tăng cường hơn nữa lòng tin của các nhà tài trợ trong đó có ADB.

3.3.1.2. Hoàn thiện môi trường pháp lí.

Trong thời gian qua, bắt đầu từ năm 1993, năm có sự kiện đánh dấu việc Việt Nam chính thức nối lại quan hệ với cộng đồng tài trợ quốc tế thông qua Hội nghị CG tổ chức tại Paris, nhằm tạo điều kiện cho việc thu hút, quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức tại Việt Nam, Chính phủ đã không ngừng hoàn thiện khung pháp lý cho việc quản lý nguồn vốn này.

Ngày 09/11/2006 Chính phủ ban hành Nghị định số 131/2006/NĐ-CP về quản lí và sử dụng ODA, làm nền tảng cho vấn đề quản lí Nhà nước về ODA ngày càng được tăng cường và hoàn thiện.

Tiếp đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã ban hành thông tư số 04/2007/TT-BKH hướng dẫn thi hành Nghị định này – một Nghị định có nhiều tiến bộ, bao quát được toàn diện quy trình và dự án ODA từ khâu vận động nguồn vốn cho đến theo dõi đánh giá dự án. Kết quả là Việt Nam đã hài hoà được quy trình thủ tục ODA và cũng phân định rõ ràng vai trò, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lí Nhà nước, góp phần giảm chi phí giao dịch và nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng ODA được các nhà tài trợ đánh giá cao.

Sự ra đời của Nghị định trên đánh dấu sự tăng cường và hoàn thiện về mặt pháp lí trong quản lí Nhà nước về ODA làm cơ sở cho quá trình quản lí ODA một cách hiệu quả.

Ngoài ra, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lí về quản lí đối với nguồn vốn ODA để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của Việt Nam và từng bước tiến tới phù hợp với các thông lệ quốc tế.Đồng thời, ban hành bổ sung một số văn bản quản lí về cơ chế thẩm định giá, định mức chi tiêu, chi phí tư vấn đối với cơ quan tư vấn nước ngoài, quy chế kiểm tra kiểm toán đối với các dự án ODA.

Cần có chiến lược đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lí theo hướng chuyên nghiệp hoá hoạt động quản lí dự án. Theo đó, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dự án cả về kiến thức pháp luật, các quy trình thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA cả về ngoại ngữ và các kiến thức quản lí dự án theo các chuẩn mực quốc tế. Chuyên môn hoá các Ban quản lí dự án và giảm tình trạng cán bộ kiêm nhiệm.Các ban quản lí dự án chú trọng hơn đến hình thức đào tạo tại chỗ, bồi dưỡng một đội ngũ cán bộ thông thạo chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật, ngoại ngữ, kinh nghiệm quản lí hiện đại… Trao đổi cán bộ giữa các ban quản lí dự án, cũng là hình thức để học hỏi kinh nghiệm quản lí và thực hiện dự án.

Bên cạnh đó các cơ quan thanh tra, kiểm tra tài chính và kiểm toán Nhà nước cũng cần tăng cường công tác chuyên môn nghiệp vụ để thẩm định, đối chiếu, so sánh, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật. Kiên quyết xử lí bằng cách xuất toán các khoản chi sai mục đích, không đúng khối lượng, đơn giá không đúng tiêu chuẩn định mức, vượt dự toán lớn. Khi cần thiết cần quy định cả trách nhiệm hình sự đối với nhà thầu, tư vấn giám sát trong việc xác nhận khối lượng thanh toán không trung thực, không đúng quy định. Mặt khác, Chính phủ cùng các cơ quan chức năng cũng như tranh thủ sự hỗ trợ của các nhà tài trợ quốc tế sớm xây dựng và ban hành bộ tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng ODA, bao gồm tiêu chuẩn định tính và định lượng.Đây là cơ sở cần thiết để tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dự án ODA và là căn cứ để xem xét quyết định cho phép thực hiện dự án. Từ đó, Chính phủ có thể từ chối những dự án đề xuất từ phía nhà tài trợ nếu xét thấy dự án không có hiệu quả và kém tính bền vững.

3.3.2. Nhóm giải pháp cụ thể liên quan đến ADB. 3.3.2.1. Tăng cường mối quan hệ với ADB

ODA thực sự là một công việc chung giữa phía tài trợ và phía tiếp nhận. Khái niệm quan hệ hợp tác đã trở nên quen thuộc trong chu trình ODA và chứa đựng những hàm ý về 2 đối tác cùng chung sức thực hiện một công việc mà cả hai bên cùng có lợi. Sự bất bình đẳng trong mối quan hệ này có thể

dẫn đến những hiểu lầm và bất đồng thường xuyên giữa các đối tác.Để cải thiện và tăng cường mối quan hệ giữa Việt Nam và ADB, điều quan trọng là cả hai bên phải hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau. Tích cực trao đổi thông tin và đối ngoại giữa ADB và các cơ quan Việt Nam để cùng phân tích, đánh giá tình hình phát triển của Việt Nam nói chung cũng như một số lĩnh vực cụ thể. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án sử dụng vốn ODA của ADB nhằm nâng cao lòng tin của ADB. Đồng thời quan tâm đến công khai hoá và minh bạch hoá các chính sách, chế độ tiến tới hài hoà thủ tục, giảm bớt các cản trở đối với luồng vốn ODA của ADB vào Việt Nam.

Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa ADB – Việt Nam, đưa mối quan hệ này lên một tầm cao mới, không ngừng mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực mà cả hai bên đều quan tâm trên cơ sở hợp tác cùng có lợi vì sự phát triển ổn định và bền vững lâu dài.

3.3.2.2.Cần có một chiến lược thu hút ODA của ADB hợp lí

Là một trong những nhà tài trợ lớn của Việt Nam, hàng năm lượng vốn ODA mà ADB dành cho chúng ta khá lớn, chiếm một tỉ trong cao trong tổng ODA mà Việt Nam nhận được. Có thể tháy vai trò quan trọng của nguồn vốn này đối với sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, về bản chất ODA là viện trợ cùng có lợi, xuất phát từ lợi ích mỗi bên.Để có thể tiếp tục nhận ODA từ ADB mà không bị nhà tài trợ này chi phối thì Chính phủ cần phải có một chiến lược thu hút và sử dụng ODA của ADB có hiệu quả.

- Chủ động trong thu hút và sử dụng vốn ODA của ADB phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội.

- Cần quan tâm đến lợi ích của ADB, đáp ứng những ràng buộc của họ trong giới hạn khả năng và phù hợp với mục tiêu lâu dài của Việt Nam.

- Tạo sự quan tâm và ủng hộ của ADB đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Đa dạng hoá, đa phương hoá trong thu hút ODA của ADB

nhà tài trợ này. Đa dạng hoá hình thức ODA và tranh thủ sự quan tâm của ADB. Cần hiểu rõ thế mạnh đối tác, nắm vững chính sách ODA của họ để có sách lược đối thoại với nhau.

Hiện nay, ADB đang trong quá trình xây dựng một chiến lược quốc gia, Việt Nam cần chủ động chuẩn bị để hấp thu tốt nguồn vốn của ADB. Có một mục tiêu được ADB quan tâm tới nhiều hơn các nhà tài trợ khác là “nâng cao địa vị của phụ nữ và bảo vệ môi trường”. Chúng ta cần chú ý điểm này trong xây dựng chiến lược huy động và sử dụng vốn ODA.

3.3.2.3. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án sử dụng vốn ODA của ADB

Mặc dù Việt Nam được đánh giá là sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA nhưng việc triển khai các dự án còn chậm đang là mối quan ngại của các nhà tài trợ nói chung và của ADB nói riêng.

Để có thể tăng cường thu hút vốn ODA của ADB chúng ta cần phải có các biện pháp biện pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án sử dụng vốn ODA của ADB. Cụ thể:

- Đẩy mạnh khâu chuẩn bị, thẩm định và phê duyệt dự án. Ấn định rõ ràng thời gian cho phê duyệt kế hoạch đẩu tư theo quy trình nội bộ. Việc giảm các cấp phê duyệt và đơn giản hoá quá trình phê duyệt nội bộ của Chính phủ sẽ loại bỏ sự chậm trễ thời gian giữa phê duyệt và thoả thuận cho vay vốn của ADB với phê duyệt nghiên cứu khả thi nội bộ của Chính phủ. Đây là điều hết sức cần thiết .Bên cạnh đó cần đào tạo năng lực cán bộ trong khâu chuẩn bị tài liệu dự án. Yếu tố con người trong khâu này có ý nghĩa quan trọng quyết định đến thời gian chuẩn bị dự án.

- Đẩy mạnh quá trình khởi động dự án.Cần tạo sự liên tục, nhất quán giữa nhóm tham gia chuẩn bị dự án và thực hiện dự án. Những cán bộ tham gia công tác chuẩn bị dự án nên để họ tiếp tục thực hiện dự án. Tránh tình trạng người tham gia chuẩn bị dự án không được tiếp tục thực hiện dự án, thay vào đó người khác thực hiện dự án lại phải mất công tìm hiểu dự án.

- Đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng, tính trước được sự thay đổi giá cả nguyên vật liệu.

- Đẩy mạnh quá trình triển khai dự án.Cần thành lập Ban theo dõi tiến độ triển khai dự án. Phân định các giai đoạn triển khai và thời gian thực hiện cho mỗi giai đoạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.2.4. Đẩy mạnh tiến độ giải ngân các dự án ODA do ADB tài trợ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam (Trang 45 - 51)