Hài hoà thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án ODA theo quy định của Việt Nam và ADB.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam (Trang 51 - 55)

Nam và ADB.

ADB có quy trình thủ tục riêng, cần phải nghiên cứu kĩ quy trình chuẩn bị và phê duyệt, sau đó rà soát giữa thủ tục của Việt Nam và ADB để từ đó

phát hiện những chỗ chưa đồng bộ làm căn cứ cho việc nghiên cứu đề xuất các biện pháp phối hợp giữa hai chu trình.

Một vấn đề quan trọng là sự mất cân đối trong quá trình hoạt động giữa việc chuẩn bị dự án và kết quả chậm trễ của công việc triển khai dự án sau khi kí hiệp định.Để giải quyết vấn đề này, ADB nghĩ rằng một sự cân đối như là một dòng thủ tục phù hợp với các công tác chuẩn bị dự án sẽ được ủng hộ bởi một khuôn khổ chung, với khuôn khổ này các bước trong thủ tục được thực hiện bởi sự thống nhất của cả hai bên.

Để cân đối và đạt được sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa hai quy trình, bên phía Việt Nam cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau:

- Giảm bớt những thủ tục phê duyệt, nên phê duyệt dự án trước khi hiệp định vay có hiệu lực, nên giảm bớt thời gian trong quá trình phê duyệt nội bộ nghiên cứu khả thi.Đồng thời cũng phân chia trách nhiệm rõ ràng cho các cơ quan của Chính phủ tránh chồng chéo và nhiều khâu trung gian.

- Tiếp tục nâng cao trách nhiệm của các chuyên viên kể từ khâu chuẩn bị đến khâu thực hiện dự án.

3.3.2.5 Cải cách hành chính công, đấu tranh phòng chống tham nhũng để phù hợp với yêu cầu của ADB.

Một vấn đề mà các nhà đầu tư cũng như các nhà tài trợ luôn e ngại khi đưa vốn vào Việt Nam đó là các thủ tục hành chính của chúng ta quá cồng kềnh, nhiều khâu nhiều bước. ADB đánh gia thấp năng lực hành chính của Việt Nam. Mặc dù trong những năm vừa qua chúng ta đã rất nỗ lực trong việc cải cách hành chính công nhưng nhìn chung vẫn chưa cải thiện được nhiều.

Cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính nhằm đảm bảo tình pháp lí, hiệu quả, minh bạch và công bằng trong giải quyết công việc hành chính. Thực hiện tốt chương trình tin học hoá quản lí hành chính. Tiếp tục loại bỏ những thủ tục hành chính rườm rà, chồng chéo, dễ bị lợi dụng để tham nhũng; bảo đảm tính công khai của các quy định, tạo điều kiện cho việc thực hiện tốt quy chế “một cửa” tại các cơ quan hành chính nhà nước.

Bên cạnh đó thì tình trạng tham nhũng cũng là một vấn đề khá lớn của chúng ta. Việt Nam là một trong những nước đứng đầu thế giới về tình trạng tham nhũng. Nó ảnh hưởng khá lớn đến việc sử dụng có hiệu quả nguồn hỗ trợ ODA của các nhà tài trợ dành cho Việt Nam. Cũng như sự e ngại trong việc có tiếp tục viện trợ cho Việt Nam nữa hay không. Một ví dụ điển hình là tháng 6/2008 Nhật Bản,một trong những nhà tài trợ lớn nhất của chúng ta từ trước tới nay,đã quyết định ngưng viện trợ cho Việt Nam sau vụ tham nhũng PCI. Rất may sau đó đến tháng 2/2009 họ lại nối lại viện trợ cho chúng ta.

Đây cũng là một bài học lớn cho công tác phòng chống tham nhũng cảu Việt Nam.Cần phải đẩy mạnh hơn nữa công cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước. Tổ chức triển khai thực hiện sớm Luật Phòng chống tham nhũng trong tất cả các ngành, các cấp.

ADB là một trong những nhà tài trợ rất quan tâm đến việc giám sát các dự án mà họ cấp vốn.Kể từ khi bắt đầu hoạt động năm 1993 tại Việt Nam, có 18 vụ cáo buộc về tham nhũng được đưa ra Văn phòng Tổng Kiểm toán của ADB để điều tra. Không có chứng cứ tham nhũng trong 17 vụ việc, và một vụ vẫn còn đang điều tra. ADB coi tham nhũng là một vấn đề nghiêm trọng, khuyến khích công chúng tố giác các vụ nghi ngờ cho ADB. ADb trực tiếp hỗ trợ các nỗ lực cho Chính phủ trong công tác chống tham nhũng thông qua hỗ trợ kĩ thuật cho Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc xây dựng luật chống rửa tiền mới được thông qua gần đây.

Tạo sự chuyển biến rõ nét trong việc chống tham nhũng, sách nhiễu dân, coi thường kỉ luật, kỉ cương và tắc trách trong công việc. Thự c hiện nghiêm quy chế công chức và chế độ công vụ, đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc thực thi pháp luật và phục vụ nhân dân. Bổ sung quy chế định rõ trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan trước cấp trên và trước pháp luật đối với những hành vi vi phạm pháp luật, kỉ luật hành chính, tội phạm hình sự của cán bộ, công chức thuộc quyền quản lí của mình. Tăng cường công tác giáo dục, kiểm tra và xử lí nghiêm minh những cán bộ, công chức tha hoá,

biến chất. Làm trong sạch các cơ quan bảo vệ pháp luật để củng cố trụ cột trong đấu tranh phòng chống tham nhũng và tội phạm.

Cần tăng cường năng lực thể chế và nhân lực của Thanh tra Chính phủ và các cơ quan cấp tỉnh, đảm bảo tính độc lập để thực thi nhiệm vụ. Ban hành các chính sách và thủ tục minh bạch hơn của Chính phủ ở cấp địa phương. Nâng cao các nhận thức của người dân về các biện pháp chống tham nhũng. Tăng cường đạo đức và trách nhiệm giải trình của công chức và các quan chức của Đảng. Triển khai hiệu quả các quy định về quản trị điều hành doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp hợp nhất. Triển khai hiệu quả Luật Mua sắm và Luật Phòng Chống Tham nhũng.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở nhận thức được tính chất, xu thế vận động của các nguồn vốn ODA trên thế giới, nhu cầu cũng như khả năng thu hút vốn ODA của Việt Nam, đề tài: “ Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA của ADB cho Việt Nam” mong muốn đưa ra những nhận định tương đối khách quan về thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA của ADB tại Việt Nam. Từ đó đưa ra một số giải pháp trong việc nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng nguồn vốn này.Đối chiếu với mục đích nghiên cứu đã được nêu ở phần mở đầu, đề tài đã đạt được các kết quả sau:

- Nghiên cứu, hệ thống hoá những vấn đề lí luận về ODA nói chung và ODA của ADB cho Việt Nam nói riêng. Chỉ ra được tầm quan trọng của ODA đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, từ đó khẳng định mục tiêu cần phải tăng cường thu hút nguồn vốn này trong thời gian tới.

- Xem xét, đánh giá tình hình cam kết, kí kết và giải ngân ODA của ADB và các nhà tài trợ dành cho Việt Nam. Phân tích những hạn chế, khó khăn trong công tác thu hút và sử dụng ODA của ADB tại Việt Nam và tìm ra nguyên nhân để khắc phục.

- Trên cơ sở nêu lên các định hướng, đã đề xuất một số giải pháp trong nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA của ADB

Những tiếp cận của em với tư cách là một sinh viên, còn nhiều bỡ ngỡ, kiến thức còn hạn chế và mang tính lí thuyết nên đề tài nghiên cứu sẽ không tránh được những thiếu sót. Vì vậy, em mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo để hoàn thiện đề tài nghiên cứu và nhờ đó em cũng trau dồi được thêm kiến thức về chuyên ngành học của mình.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam (Trang 51 - 55)