Triển vọng thu hút vốn của ADB đến năm

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam (Trang 44 - 45)

2004 2010 20,17 9 Hỗ trợ Dự án Y tế dự phòng 2006 – 2012 27,

3.2.Triển vọng thu hút vốn của ADB đến năm

ADB đã chính thức nối lại quan hệ hợp tác với Việt Nam vào tháng 10/1993. Phân bổ viện trợ bình quân trong 8 năm 1993 - 2000 cho thấy các lĩnh vực được quan tâm là : giao thông vận tải 29%; nông nghiệp và công nghiệp chế biến lâm sản 25,5%; hạ tầng xã hội 24,5%, năng lượng 10%, tài nguyên 6%, tài chính 5%. Triển vọng nguồn vốn ODA từ ADB là bền vững, khối lượng đáng kể và hiệu quả.

Tính đến hết 2008, ADB đã cam kết hỗ trợ ODA cho Việt Nam hơn 8,4 tỉ USD, kí kết 4,8 tỉ USD và giải ngân được gần 3,5 tỉ USD. Mặc dù chiến lược phát triển của ADB trong thời gian tới có xu hướng giảm viện trợ ODA và tăng tỉ lệ cho vay thông thường nhưng lượng vốn cam kết cho Việt Nam vẫn tiếp tục tăng qua các năm. Cho đến nay, ADB đã và đang là một trong những nhà tài trợ hàng đầu cho Việt Nam.Đặc biệt là trong mấy năm trở lại đây,lượng vốn ODA mà ADB cam kết cho Việt Nam tăng lên một cách đáng kể. Trong hai năm vừa qua liên tiếp dẫn đầu trong danh sách các nhà tài trợ cho Việt Nam. Điều này cho thấy rằng chúng ta đã thực sự chiếm được lòng tin của tổ chức này và triển vọng thu hút ODA của ADB là rất khả quan.

Phấn đấu trong những năm tới, mức cam kết của ADB cho Việt Nam ít nhất là sẽ bằng hoặc vượt mức cam kết năm 2009. Thuận lợi đầu tiên trong việc thu hút ODA của ADB đó là tình hình giải ngân vốn cam kết có chiều tiến bộ. Đây là một nỗ lực rất lớn của các bộ, ngành trong điều hành kế hoạch cũng như nỗ lực rất lớn của các địa phương, các ban quản lí dự án, các doanh nghiệp.

Nhìn thấy được những triển vọng trong việc thu hút vốn ODA của ADB, Chính phủ đã đưa ra những định hướng cho việc thu hút và sử dụng nguồn vốn này. Việt Nam tiếp tục chủ trương thu hút vốn ODA của ADB để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Theo phương hướng trên, trong thời kì 2010 – 2015 cần định hướng ODA của ADB vào các lĩnh vực cụ thể sau đây:

- Phát triển nông nghiệp và nông thôn gắn với xoá đói giảm nghèo: Trong lĩnh vực này, cần ưu tiên thu hút và sử dụng ODA để thực hiện các chương trình và dự án nhằm tăng năng suất nông nghiệp; phát triển hạ tầng nông thôn quy mô nhỏ thiết yếu cho người nghèo, phát triển các công trình thuỷ lợi kết hợp giảm nhẹ, phòng chống thiên tai…

- Ưu tiên sử dụng ODA của ADB hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội.Đối với hạ tầng kinh tế, cần ưu tiên sử dụng ODA của ADB cho giao thông vận tải, năng lượng điện, thuỷ lợi và một số dự án thông tin liên lạc.Đối với hạ tầng xã hội càn ưu tiên sử dụng vốn ODA của ADB để tăng cường cơ sở vật chất, kĩ thuật nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở tất cả các cấp học.

- Có thể sử dụng ODA cho một số chương trình phát triển công nghiệp có khả năng hoàn trả vốn vay,song cần phải được cân nhắc kĩ do quy định và thủ tục ODA thường kéo dài,làm mất cơ hội đầu tư.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam (Trang 44 - 45)