4. Đánh giá công tác đấu thầu tại UBND quận Hải An– Hải Phòng
4.2.1. Khó khăn trong việc thực hiện các văn bản pháp luật về đấu thầu.
Đấu thầu mới xuất hiện ở Việt Nam nên các quy định, các quy chế đấu thầu còn nhiều bất cập chưa rõ ràng. Bên cạnh đó nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế cũ tự cung, tự cấp sang nền kinh tế thị trường nên chuyển sang việc
mua sắm công khai, cạnh tranh công bằng, bình đẳng giữa người bán với nhau thì một số cán bộ cũ lại muốn bám riết lấy cơ chế cũ, lo sợ quyền hạn sẽ giảm. Đây là một khó khăn lớn trong việc đưa ra một văn bản pháp luật chung thống nhất. Sau một thời gian dài khi nhận thấy vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản bị thất thoát nhiều, ngày 12/2/1990 Quy chế đấu thầu xây dựng được ban hành kèm theo Quyết định số 24/BXD-VKT của Bộ trưởng bộ Xây dựng nhằm mục đích hướng dẫn và quản lý hoạt động đấu thầu. Tuy nhiên nội dung của quy chế này còn đơn giản, sơ sài, các tiêu chí đánh giá HSDT còn sơ sài, thủ tục thực hiện rờm rà. Tháng 3/2004, bộ Xây dựng đã ban hành quy chế đấu thầu xây lắp để thay cho quy chế đấu thầu trong xây dựng. Đến 16/4/1994 Quy chế đấu thầu đầu tiên của Việt Nam được Thủ tướng chính phủ ban hành với nội dung đầy đủ và bao quát, cụ thể hơn so với quy chế cũ. Qua một thời gian áp dụng, quy chế này thể hiện không ít những vướng mắc, năm 1996 quy chế này được sửa đổi và bổ sung lần 2 nhưng vẫn còn bộc lộ những điểm yếu. Đến 1/9/1999 quy chế đấu thầu mới ra đời với những nội dung mới tiến bộ và phù hợp hơn. Việc quy chế đấu thầu thay đổi nhằm cho hoạt động đấu thầu được thực hiện ngày càng hòan thiện hơn, tạo điều kiện cho các nhà thầu tham gia cạnh tranh công bằng, tuy nhiên đôi lúc nó lại gây khó khăn cho các ban ngành áp dụng. Các cán bộ đấu thầu luôn bị gặp khó khăn vì chưa kịp quen với quy chế cũ thì lại phải thay đổi theo quy chế mới. Luật đấu thầu đầu tiên của Việt Nam được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/4/2006, tuy nhiên để thực sự trở thành công cụ hữu hiệu cho nhà nước trong việc quản lý hoạt động đấu thầu và tạo điều kiện cho các nhà thầu tham gia cạnh tranh lành mạnh cũng như để hạn chế và có những chế tài xử lý vi phạm của các bên tham dự thầu thì cần phải được hoàn thiện hơn nữa về nội dung và nâng cao về mặt pháp lý.
4.2.2 Năng lực của các nhà thầu tham dự còn hạn chế.
Trong các cuộc đấu thầu thì nhà thầu là một nhân tố quan trọng, quyết định tới sự thành công hay thất bại của cuộc đấu thầu. Do là một cơ quan nhà nước nên nguồn ngân sách hạn chế, các gói thầu của quận chủ yếu là những gói thầu xây lắp và tư vấn không lớn nhiều nhà thầu vì lợi ích cá nhân mà tham dự năng lực không đúng như trong HSDT, làm mất thời gian tiền bạc trong việc tổ chức xét thầu. Vẫn tồn tại những gói thầu khi thi công xây lắp điều kiện tài chính tại thời điểm thực hiện không thể đáp ứng yêu cầu của công việc (trong khi ở thời điểm đấu thầu, năng lực tài chính của nhà thầu này vẫn đảm bảo). Cũng có những trường hợp cùng một lúc tham gia đấu thầu nhiều dự án nên khi trúng thầu thì lại không đủ năng lực tài chính để thực hiện toàn bộ hoặc nếu có thì cũng không thể hoàn thành dứt điểm được, điều này dẫn đến làm chậm tiến độ, chất lượng của công trình cũng bị giảm đi.
Hiện tượng giá dự thầu thấp vẫn còn tồn tại mặc dù giá gói thầu phê duyệt luôn được tính toán kỹ lưỡng, sát thực tế nguyên chính của hiện tượng này là do: sự cạnh tranh giữa các nhà thầu, nhà thầu có lợi thế đặc biệt, sức ép giải quyết công ăn việc làm của nhà thầu, nhà thầu muốn tạo ấn tượng với bên mời thầu… Việc bỏ thầu thấp trước mắt đảm bảo thắng lợi cho nhà thầu và về cơ bản tiết kiệm được nhiều tiền hơn cho bên mời thầu tuy nhiên nếu đó là lợi thế đặc biệt. Chi phí quá thấp khiến cho nhà thầu không thể đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình, xét trên tổng thể bỏ thầu thấp gây thiệt hại cho cả hai bên. Do vậy trong quá trình tiến hành xét thầu nhiều gói thầu UBND quận Hải An đã cố gắng gắn với tình hình thực tế để xem nhà thầu có thể thực hiện được hay không?