Kiểm tra, giám sát và quản lý chặt chẽ các khoản vay

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo &PTNT chi nhánhTP Thái Nguyên (Trang 60 - 62)

PTNT TP THÁI NGUYÊN

3.2.3. Kiểm tra, giám sát và quản lý chặt chẽ các khoản vay

Sau khi giải ngân cho khách hàng, cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng nhằm đánh giá tiến độ

thực hiện phương án, tình hình sử dụng vốn vay có đúng mục đích đã cam kết không. Việc này hết sức cần thiết vì nó giúp cán bộ tín dụng phát hiện sớm những vấn đề phát sinh, nhận biết được nguyên nhân của những vấn đề phát sinh đó, từ đó đề ra các biện pháp xử lý thích ứng với tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, tránh rủi ro sau này. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là các ngân hàng không được cung cấp đầy đủ và thường xuyên thông tin từ phía khách hàng nhất là thông tin về kế toán tài chính, thị trường tiêu thụ sản phẩm, do vậy cán bộ tín dụng phải tận dụng triệt để những lần tiếp xúc khách hàng khi họ đến ngân hàng trả lãi, khi cán bộ tín dụng đến thăm trực tiếp cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng để biết được phương án xin vay với thực tế, chiều hướng tốt hay xấu, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng như thế nào, giá trị thực tế của tài sản đảm bảo nợ vay ra sao. Những biện pháp cần phải thực hiện trong quá trình kiểm tra, giám sát các khoản vay là:

- Kiểm tra thường xuyên, đột xuất tại cơ sở kinh doanh của khách hàng. - Kiểm tra định kỳ khách hàng dựa trên Báo cáo tài chính của khách hàng.

- Hàng tháng, cán bộ tín dụng phải kiểm tra và phân tích nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro, từ đó có các biện pháp xử lý thích hợp để lành mạnh hoá các quan hệ tín dụng. Đồng thời, cán bộ tín dụng phải luôn cố gắng phân loại hồ sơ cho vay theo các nhóm để quản lý và nâng cao chất lượng tín dụng.

- Kiểm tra việc đánh giá tài sản đảm bảo theo giá trị và hiện trạng ở thời điểm hiện tại để yêu cầu tài sản đảm bảo bổ sung khi cần thiết, tránh được rủi ro cho ngân hàng.

- Theo dõi tình hình, xu hướng vận động và phát triển của các ngành nghề để có biện pháp điều chỉnh việc cho vay khách hàng ở những ngành này cho kịp thời khi có những biến động đột xuất.

Tất cả những biện pháp trên sẽ giúp cán bộ tín dụng có được thông tin cần thiết về tình hình tài chính và sự biến đổi trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng để có kế hoạch giúp đỡ khách hàng về vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, thu nợ, thu lãi kịp thời và chủ động đưa ra các biện pháp đối phó kịp thời nhằm tăng chất lượng của khoản vay.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo &PTNT chi nhánhTP Thái Nguyên (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w