Chính sách kế toán đối với giao dịch bằng ngoại tệ

Một phần của tài liệu Lựa chọn chính sách kế toán trong bối cảnh thay đổi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (Trang 30 - 31)

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp có thể sẽ phát sinh nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ. Doanh nghiệp đồng thời với việc theo dõi số nguyên tệ còn phải quy đổi ra đồng Việt Nam. Việc quy đổi ra

đồng Việt Nam tất yếu sẽ phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái. Khoản chênh lệch này tùy theo bản chất của nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ được xử lý vào doanh thu (nếu lãi tỷ giá) hoặc chi phí (nếu lỗ tỷ giá), từ đó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận. Doanh nghiệp có thể điều chỉnh thời gian phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ sẽ làm thay đổi khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái được xử lý tính vào chi phí hoặc doanh thu trong kỳ. Cụ thể, đối với các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái của các khoản mục nợ phải thu và nợ phải trả có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ doanh nghiệp ghi nhận các khoản nợ lệch đi vài ngày nó sẽ ảnh hưởng đến chênh lệch tỷ giá khi thanh toán nợ hoặc khi thu hồi nợ. Ngoài ra, khi doanh nghiệp phát sinh các nghiệp vụ xuất ngoại tệ, tỷ giá xuất ngoại tệ được xác định theo 1 trong 4 phương pháp bao gồm: phương pháp nhập trước – xuất trước, phương pháp nhập sau – xuất trước, phương pháp thực tế đích danh và phương pháp bình quân gia quyền. Khi doanh nghiệp áp dụng phương pháp khác nhau sẽ dẫn đến tỷ

trường và tùy từng điều kiện cụ thể, doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp này hoặc phương pháp khác. Việc lựa chọn các phương pháp này hưởng trực tiếp đến tỷ giá xuất ngoại tệ hạch toán trong kỳ. Từ đó, có thể ảnh hưởng đến doanh thu hoặc chi phí phát sinh trong kỳ

và làm cho lợi nhuận tăng lên hoặc giảm đi.

Một phần của tài liệu Lựa chọn chính sách kế toán trong bối cảnh thay đổi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)