Chính sách về sửa chữa TSCĐ

Một phần của tài liệu Lựa chọn chính sách kế toán trong bối cảnh thay đổi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (Trang 25 - 26)

Để duy trì năng lực hoạt động cho TSCĐ trong suốt thời gian sử

dụng doanh nghiệp cần phải sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ. Có hai loại sửa chữa TSCĐ đó là sửa chữa nhỏ và sửa chữa lớn, với mỗi loại sửa chữa sẽ phát sinh chi phí sửa chữa. Tuy nhiên, chi phí sửa chữa này

được hạch toán vào chi phí khác nhau ứng với mỗi loại sửa chữa. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận trong kỳ báo cáo.

a) Đối với sửa chữa nhỏ TSCĐ: là loại sửa chữa có mức độ hư hỏng nhẹ, thời gian sửa chữa ngắn, chi phí sửa chữa phát sinh ít. Do vậy, toàn bộ chi phí sửa chữa doanh nghiệp hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.

b) Đối với sửa chữa lớn: là loại sửa chữa có mức độ hư hỏng nặng, thời gian sửa chữa dài, chi phí sửa chữa phát sinh nhiều. Vì thế nếu doanh

nghiệp chưa có kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thì toàn bộ chi phí này được tập hợp và phân bổ nhiều kỳ. Doanh nghiệp có thể

lựa chọn số kỳ phân bổ tùy thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà quản trị. Song mức phân bổ chi phí sửa chữa trong từng kỳ sẽảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của kỳ đó. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể ước tính trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ tại thời điểm chưa phát sinh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và mức chi phí tính trích trước này, sẽ làm gia tăng chi phí trong kỳ từ đó làm giảm lợi nhuận của kỳ báo cáo. Đây cũng là một trong số các lựa chọn, các nhà quản trị doanh nghiệp có thể sử dụng để điều chỉnh lợi nhuận theo ý muốn chủ quan của họ.

Một phần của tài liệu Lựa chọn chính sách kế toán trong bối cảnh thay đổi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (Trang 25 - 26)