Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Lựa chọn chính sách kế toán trong bối cảnh thay đổi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (Trang 27 - 28)

Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được

của chúng. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho sẽ làm cho chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ tăng lên từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận. Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho doanh nghiệp có thể vận dụng linh hoạt tùy thuộc vào mức ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho.

Cuối kỳ kế toán năm tiếp theo, phải thực hiện đánh giá mới về

giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho cuối năm đó. Trường hợp cuối kỳ kế toán năm nay, nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập thấp hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho

đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn phải được hoàn nhập để đảm bảo cho giá trị của hàng tồn kho phản ánh trên báo cáo tài chính là theo giá gốc (nếu giá gốc nhỏ hơn giá trị thuần có thể

thực hiện được) hoặc theo giá trị thuần có thể thực hiện được (nếu giá gốc lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được). Việc hoàn nhập hay trích lập thêm dự phòng trong năm tiếp theo cũng tùy thuộc vào mức lựa chọn theo ý muốn chủ quan của các nhà quản trị. Do vậy, đối với vấn đề trích lập và hoàn nhập dự phòng, chuẩn mực kế toán luôn tạo ra khoảng không tự do cho các doanh nghiệp lựa chọn. Mỗi sự lựa chọn này đều ảnh hưởng trực tiếp đến việc ghi nhận chi phí trong kỳ từ đó

ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Lựa chọn chính sách kế toán trong bối cảnh thay đổi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)