Thúc đẩy sự phát triển ổn định của thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động đầu tư của ngân hàng công thương Việt Nam trên thị trường chứng khoán (Trang 87 - 94)

Một là, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, sớm triển khai hướng dẫn Luật Chứng

khoán (đã có hiệu lực từ 1-1-2007) theo hướng bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đồng bộ với các quy định khác của pháp luật Việt Nam, nhưng phải phù hợp với

thông lệ quốc tế. Nâng cao năng lực quản lý và kiểm soát của Nhà nước đối với thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng, trong đó chú trọng kiểm soát các hoạt động kinh doanh đối với thị trường OTC để bảo đảm sự ổn định của thị trường và cả đối với các nhà đầu tư nước ngoài để tránh sự thao túng thị trường của những nhà đầu tư này.

Hai là, tiếp tục phát triển và hoàn thiện thị trường tài chính (bao gồm thị

trường tiền tệ và thị trường vốn), tạo điều kiện tốt và thông thoáng hơn theo các cam kết khi gia nhập WTO cho việc phát triển các nhà đầu tư là doanh nghiệp, các định chế tài chính trung gian và các tổ chức phụ trợ trên thị trường, song phải đảm bảo khả năng cạnh tranh trong điều kiện mới, có nghĩa là phải năng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành và kiểm tra kiểm soát nội bộ.

Ba là, nâng cao năng lực hoạt động của TTCK trên cơ sở hiện đại hoá hệ

thống công nghệ thông tin, trước hết là ở các trung tâm giao dịch chứng khoán và các nhà đầu tư là doanh nghiệp. Đồng thời với việc này là tăng cường tính công khai và minh bạch của TTCK từ việc công bố thông tin, cáo bạch, báo cáo hoạt động của các nhà đầu tư là doanh nghiệp và các định chế liên quan khác .

Bốn là, chú trọng đào tạo cho đội ngũ những nhà quản lí, những người tham

gia kinh doanh chứng khoán, và các nhà đầu tư. Đi đôi với việc này là tăng cường tuyên truyền để nhiều người cùng biết và định hướng đúng đắn cho việc đầu tư có hiệu quả, tránh hiện tượng đầu tư kiểu phong trào như vừa qua.

Năm là, tăng cường hoạt động giám sát đối với TTCK nhằm giảm thiểu rủi

ro, cảnh báo và ngăn chặn sớm sự đổ vỡ của các nhà đầu tư. Cần chú trọng tăng cờng thanh tra giám sát an toàn hoạt động của các ngân hàng thương mại để hạn chế tác động tiêu cực liên quan đến TTCK như:

- Chấn chỉnh việc cho vay của ngân hàng thương mại đối với công ty chứng khoán để kinh doanh trên TTCK, đồng thời tăng cường giám sát hoạt động của các công ty này theo các quy định hiện hành về kinh doanh chứng khoán.

- Chú trọng giám sát nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của TTCK, chống nhà đầu tư nước ngoài thao túng thị trường, đảm bảo tính công khai và minh bạch trong hoạt động của các công ty chứng khoán và các định chế trung gian.

- Tiến tới thành lập cơ quan giám sát thị trường tài chính (sau năm 2010) để thực hiện chức năng giám sát và bảo đảm an toàn cho toàn bộ thị trường tài chính trên cơ sở phát triển của TTCK, hệ thống ngân hàng thương mại và các định chế tài chính khác.

Ngoài ra, nhà nước cần tạo điều kiện cho các NHTM nhà nước phát hành và niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán, phát triển các thị trường tiền tệ, đặc biệt là các công cụ phái sinh và giấy tờ có giá ngắn hạn.

KẾT LUẬN

Hoạt động đầu tư chứng khoán ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Công thương Việt Nam nói riêng. Thúc đẩy sự tham gia của các ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán là một xu thế khách quan và là nhu cầu cấp thiết. Bằng cách vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã giải quyết được các vấn đề sau :

Thứ nhất, trình bày những vấn đề cơ bản về hoạt động của ngân hàng thương mại, làm nổi bật vai trò của hoạt động Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán. Thứ hai, đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư của Ngân hàng Công thương Việt Nam trên thị trường chứng khoán hiện nay, trong đó đi sâu phân tích những kết quả đạt được cũng như những hạn chế của hoạt động đầu tư , từ đó tìm ra nguyên nhân của những hạn chế. Thứ ba, thông qua các nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động đầu tư chứng khoán của Ngân hàng Công thương Việt Nam để đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động đầu tư của Ngân hàng Công thương Việt Nam trên thị trường chứng khoán trong thời gian tới.

Hoạt động đầu tư của Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán là một lĩnh vực tương đối mới và hàm chứa nhiều rủi ro. Những kết quả nghiên cứu của luận văn chỉ là một số đóng góp nhỏ và chưa thể bao quát toàn bộ các khía cạnh, lĩnh vực. Do vậy, chắc chắn còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu.

Tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Thầy, Cô giáo Khoa Ngân hàng- tài chính, Trường đại học kinh tế quốc dân, đặc biệt là Thầy giáo, Tiến sỹ Đặng Ngọc Đức và các cán bộ tại Ngân hàng Công thương Việt Nam đã tận tình giúp đỡ trong việc hoàn thành luận văn này. Tác giả mong muốn nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô giáo và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ tài chính (2002), Chiến lược Tài chính - tiền tệ Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010, Hà nội.

2. PGS.TS. Nguyễn Văn Nam, PGS.TS. Vương Trọng Nghĩa (Đồng chủ biên), (2002), Giáo trình "Thị trường chứng khoán", NXB Tài chính.

3. Peter S. Rose (1996), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính. 4. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1997), Luật Các tổ

chức tín dụng, Hà Nội.

5. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật chứng khoán, Hà Nội.

6. PGS.TS Lưu Thị Hương – Chủ biên (2005), Giáo trình "Tài chính doanh nghiệp", NXB Thống kê.

7. Th.S Lê Thị Mai Linh – Chủ biên (2003), Giáo trình "Phân tích và đầu tư Chứng khoán", NXB Chính trị quốc gia.

8. TS. Nguyễn Hữu Tài - Chủ biên (2002), Giáo trình "Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ", NXB Thống kê.

9. Uỷ ban Chứng khoán nhà nước – Tài liệu nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán

10. Báo cáo tổng kết NHCT VN năm 2003, 2004, 2005, 2006

11. Báo cáo tổng kết của Công ty Chứng khoán NHCT VN năm 2004, 2005, 2006. 12. Trang Web TTGDCK TP Hồ Chí Minh, TTGDCK TP Hà Nội.

13. Trang Web Bộ Tài chính. 14. Trang Web Luật Việt Nam.

15. Uỷ Ban chứng khoán Nhà Nước (2005), Hội thảo về Phát triển thị trường Trái phiếu Chính phủ, do UBCKNN tổ chức.

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU...1

CHƯƠNG 1...3

HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ...3

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN...3

1.1.1. Sự ra đời và quan niệm về NHTM...3

1.1.2. Hoạt động của Ngân hàng Thương mại...4

1.1.3. Hoạt động của NHTM trên TTCK...8

1.1.4. Vai trò của Ngân hàng thương mại trên Thị trường chứng khoán...12

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại hoạt động đầu tư chứng khoán của NHTM14 * Phân loại hoạt động đầu tư...15

1.2.2. Quy trình đầu tư chứng khoán của Ngân hàng thương mại...17

1.2.3. Danh mục đầu tư và quản lý danh mục đầu tư...18

1.3.1. Cơ sở pháp lý:...20

1.3.2. Uy tín của ngân hàng...22

1.3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật Ngân hàng...23

1.3.4. Năng lực đội ngũ cán bộ...24

1.3.5. Sự phát triển các hoạt động khác của Ngân hàng...24

1.3.6. Mô hình tổ chức của Ngân hàng...25

1.3.7. Sự phát triển của thị trường chứng khoán...25

CHƯƠNG 2...27

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG...27

CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN...27

2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT VN...27

Đơn vị: triệu đồng...27

2.2.1 Cơ sở pháp lý về hoạt động đầu tư của NHTM trên TTCK tại Việt Nam...28

2.2.3. Quy mô hoạt động đầu tư chứng khoán...32

2.2.3.1. Chứng khoán nợ...33

2.2.3.2. Chứng khoán vốn...39

2.2.4. Phương thức đầu tư, loại chứng khoán đầu tư...42

2.2.4. Thu nhập từ hoạt động đầu tư chứng khoán...44 Số liệu thu lãi từ đầu tư chứng khoán tăng qua các năm. Năm 2006, tổng thu lãi từ

lợi nhuận của thu lãi đầu tư chứng khoán trên tổng số tiền đầu tư chứng khoán đạt 6,93% trong năm 2006. Tuy nhiên, việc tính toán tỷ suất lợi nhuận là không chính xác, bởi lẽ để có thể tính được chính xác tỷ suất lợi nhuận trên đòi hỏi phải tính được số dư đầu tư chứng khoán bình quân của cả năm trên cơ sở số dư đầu tư hàng ngày, ở đây chỉ tạm tính tỷ suất lợi nhuận trên cơ sở số dư bình quân của

đầu năm và cuối năm...45

2.3.1. Những kết quả đạt được...46

2.3.1.2. Danh mục chứng khoán đầu tư...46

2.3.1.3. Phương thức đầu tư ...47

2.3.1.5. Chất lượng hoạt động đầu tư...48

2.3.2. Hạn chế...48

2.3.2.1. Quy mô đầu tư nhỏ, phạm vi hẹp...48

2.3.2.2. Phương thức đầu tư đơn điệu, danh mục đầu tư chưa hợp lý...49

2.3.2.3. Tổ chức hoạt động đầu tư chưa khoa học...51

2.3.2.4. Tính chuyên nghiệp, chuyên môn hoá hoạt động thấp...52

2.3.2.5. Chất lượng và hiệu quả đầu tư chưa cao...53

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế...53

CHƯƠNG 3...60

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA ...60

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM TRÊN ...60

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN...60

3.1.1. Mục tiêu, chiến lược trong thời gian tới...60

3.1.2. Cơ hội thách thức đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam...60

Việt Nam đã gia nhập WTO và mở cửa căn bản thị trường dịch vụ Tài chính-Ngân hàng, điều này một mặt tạo ra những cơ hội to lớn cho các NHTM, song mặt khác cũng đem lại rất nhiều thách thức. ...60

3.1.3. Định hướng cho hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán...61

Với mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh trong tương lai, hoạt động đầu tư chứng khoán phải có tính chuyên nghiệp và chuyên môn hoá cao, quy mô đầu tư lớn, chất lượng đầu tư tốt. Hoạt động đầu tư đảm bảo an toàn vốn và tuân thủ các quy định pháp luật...61

3.2.1. Nhóm giải phát để phát triển hoạt động đầu tư chứng khoán tại ngân hàng ....62

3.2.1.1. Hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động đầu tư theo hướng chuyên nghiệp, có tính chuyên môn hoá cao:...62

3.2.1.2. Đa dạng hoá và hoàn thiện các phương thức đầu tư...65

3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực của NHCT VN nhằm tăng cường khả năng

tham gia và đầu tư trên TTCK...68

3.2.2.1. Giải pháp về vốn, quy mô vốn đầu tư: ...68

3.2.2.2. Đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng...76

3.2.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ...78

3.3.1. Tiếp tục cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô...83

3.3.2. Hoàn thiện môi trường pháp lý...84

3.3.3. Đổi mới hoạt động phát hành chứng khoán Chính Phủ...86

3.3.4.Kiểm soát và phát triển thị trường OTC...87

3.3.5. Thúc đẩy sự phát triển ổn định của thị trường chứng khoán...87

KẾT LUẬN...90

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động đầu tư của ngân hàng công thương Việt Nam trên thị trường chứng khoán (Trang 87 - 94)