Chứng khoán nợ

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động đầu tư của ngân hàng công thương Việt Nam trên thị trường chứng khoán (Trang 33 - 39)

Như phần trên đã đề cập, chứng khoán nợ chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng đầu tư chứng khoán của NHCT VN.

Biểu đồ 2.2. Chứng khoán nợ từ năm 2003-2006

Đơn vị: triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết NHCT VN)

Chứng khoán nợ đến cuối năm 2006 đạt lớn nhất từ trước đến nay, với số dư trên 15 079 tỷ đồng. Từ năm 2003 đến năm 2006, chứng khoán nợ tăng trưởng đều đặn, năm sau cao hơn năm trước.

Cơ cấu của chứng khoán nợ được đầu tư bao gồm: Tín phiếu và trái phiếu. Tín phiếu gồm tín phiếu kho bạc Nhà nước và tín phiếu Ngân hàng Nhà nước; trái phiếu gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu đặc biệt, trái phiếu của các Tổ chức tín dụng khác và trái phiếu doanh nghiệp....

Trong khi dư đầu tư vào tín phiếu có xu hướng giảm qua các năm thì dư đầu tư vào trái phiếu lại có xu hướng tăng mạnh. Đến cuối năm 2006, tổng dư đầu tư vào chứng khoán nợ của NHCT VN đạt 15.079 tỷ đồng, trong đó tín phiếu đạt 2.929 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 19,42% trên tổng chứng khoán nợ.

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu chứng khoán nợ từ năm 2003-2006

( Nguồn: Báo cáo tổng kết NHCT VN)

Tín phiếu kho bạc nhà nước và tín phiếu Ngân hàng Nhà nước là một loại giấy tờ có giá ngắn hạn, thời hạn là 364 ngày, do Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước phát hành thông qua hình thức đấu thầu lãi suất. Tuỳ từng thời điểm trong năm và nhu cầu vốn của các NHTM mà lãi suất trúng thầu thay đổi. Thông thường vào thời điểm đầu năm dương lịch và gần tết âm lịch, các NHTM nói chung nằm trong tình trạng căng thẳng về vốn, do vậy lãi suất thường cao hơn. Ngược lại, lãi suất có xu hướng thấp dần về cuối năm. Mặc dù lãi suất của tín phiếu là thấp, thậm chí có những phiên lãi suất trúng thầu chỉ đạt 2%/năm, nhưng các NHTM, đặc biệt là các NHTM lớn vẫn phải duy trì một lượng tín phiếu nhất định nhằm đảm bảo tính thanh khoản cho Ngân hàng, hơn nữa trong những thời điểm căng thẳng về vốn tín phiếu được dùng để cầm cố vay vốn trên thị trường mở.

Trái phiếu đạt 12.151 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 80,58% trên tổng chứng khoán nợ. Bao gồm các loại sau:

Bảng 2.3. Các loại trái phiếu đầu tư

Đơn vị: triệu đồng

STT Chỉ tiêu 31/12/2003 31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006

Trái phiếu 4 945 700 6 284 810 8 995 955 12 150 738

a Trái phiếu đặc biệt 1 800 000 2 200 000 2 200 000 2 200 000

b Trái phiếu CP, công trái 2 895 700 3 834 810 6 231 410 8 108 110

c Khác 250 000 250 000 564 545 1 842 628

( Nguồn: Báo cáo tổng kết NHCT VN)

Trái phiếu đặc biệt là loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 20 năm, lãi suất 3,3%/năm, điều đặc biệt ở chỗ các NHTM được phép tính trái phiếu đặc biệt này vào vốn tự có của Ngân hàng khi tính hệ số an toàn vốn. Thực tế đây là giải pháp tình thế của Nhà nước nhằm giúp các NHTM quốc doanh cải thiện tình hình tài chính của mình vì thực tế theo chuẩn mực quốc tế thì hệ số an toàn vốn tối thiểu của các NHTM phải đạt là 8%, trong khi đó 04 NHTM quốc doanh lớn của Việt Nam đều không đạt được tới ngưỡng 8%.

Trái phiếu khác đến cuối năm 2006, NHCT VN có số dư là 1.843 tỷ đồng, tăng gấp 3,26 lần so với năm 2005. Sở dĩ có sự tăng trưởng lớn như vậy vì trong năm 2006 NHCT VN bắt đầu đầu tư vào Trái phiếu của Tổng công ty Điện lực Việt Nam, với số dư đến cuối năm là trên 600 tỷ đồng và trái phiếu đô thị TP Hồ Chí Minh với số dư trên 600 tỷ đồng. Ngoài ra còn có trái phiếu của một số tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và trái phiếu xây dựng thủ đô...

Trái phiếu Chính phủ và công trái đến 31/12/2006 có số dư là 8.108 tỷ đồng, trong đó số dư công trái giáo dục là gần 693 tỷ đồng. Trái phiếu Chính phủ và công trái chiếm 66,73% trên tổng dư trái phiếu. Từ năm 2004 đến năm 2006 số tăng tuyệt đối qua các năm đã không ngừng tăng mạnh. Năm 2006, trái phiếu chính phủ và công trái đã tăng một lượng là 2.837 tỷ đồng, trong năm 2005 đã tăng được 1.835,7 tỷ đồng, năm 2004 tăng được 939 tỷ đồng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của năm 2006

có thấp hơn một chút so với năm 2005, năm 2004 là 32,43%, năm 2005 là 47,87% và năm 2006 là 42,99%.

Biểu đồ 2.4.Cơ cấu trái phiếu đầu tư 31/12/2006

Đơn vị: %

( Nguồn: Báo cáo tổng kết NHCT VN)

Tính thanh khoản của trái phiếu không bằng tín phiếu, song đầu tư vào trái phiếu mang lại hiệu quả cao hơn, lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm trong năm 2006 trong khoảng từ 8,45%-9,00%. Đối với trái phiếu xây dựng thủ đô hoặc trái phiếu đô thị Thành phố Hồ Chí Minh kỳ hạn 5 năm có những thời điểm cao hơn 9,00%/năm. Trái phiếu của một số doanh nghiệp lên đến trên 9,5%/năm. Hơn nữa đối với hình thức bảo lãnh phát hành trái phiếu, NHCT VN còn thu được một lượng phí bảo lãnh tương đương 0,15% trên giá trị bảo lãnh phát hành.

Các trái phiếu có thể mua bán, chuyển nhượng tự do trên thị trường, song hoạt động này đến năm 2006 mới bắt đầu được triển khai, còn các năm trước trái phiếu được mua vào đều được giữ đến hạn.Việc mua bán trái phiếu chủ yếu thực hiện đối với trái phiếu Chính Phủ.

Bảng 2.4. Doanh số mua bán, trái phiếu Chính phủ

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Doanh số mua vào Doanh số Bán ra/đến hạn Số dư cuối năm

Năm 2003 1 341 800 50 000 2 702 700

Năm 2004 1 578 110 639 000 3 641 810

Năm 2005 1 896 600 560 900 4 977 510

Năm 2006 3 247 600 1 110 000 7 415 110

( Nguồn: Báo cáo tổng kết NHCT VN)

Trong doanh số bán ra, đến hạn của các năm 2003,2004,2005 thì tất cả doanh số trong bảng là doanh số trái phiếu đến hạn, NHCT VN chưa thực hiện việc mua trái phiếu và bán lại trước khi đến hạn. Từ tháng 10/2006, NHCT VN bắt đầu triển khai hoạt động kinh doanh trái phiếu để hưởng chênh lệch, trong doanh số mua vào, doanh số bán ra và đến hạn của năm 2006 có 300 tỷ đồng trái phiếu được mua vào và sau đó bán lại ngay cho các đối tác khác để hưởng chênh lệch giá.

Đến nay NHCT VN đã chú trọng nhiều hơn đến hoạt động kinh doanh trái phiếu, việc kinh doanh này được giao cho các cán bộ chuyên trách, hàng ngày có yết giá mua bán của một số loại chứng khoán trên mạng Reuters. Việc yết giá mua bán trái phiếu đã được xây dựng thành quy trình cụ thể, trong đó quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của từng cán bộ có liên quan và quy trình nghiệp vụ để tránh những sai sót và đồng thời cũng nhằm kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh trái phiếu. Tuy nhiên, số lượng khách hàng tham gia mua bán trái phiếu còn rất hạn chế.

Bên cạnh hoạt động kinh doanh, mua bán đứt trái phiếu, NHCT cũng triển khai hoạt động mua bán có kỳ hạn trái phiếu, song việc mua bán này cũng gặp một số khó khăn, do hiện nay quy định đối với các trái phiếu được niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh hoặc sàn giao dịch Hà Nội thì các bên tham gia phải đặt lệnh mua bán qua Công ty Chứng khoán, điều này làm phát sinh một khoản phí giao dịch có giá trị 0,3% -0,4% tính trên giá trị trái phiếu giao dịch, điều này làm tăng chi phí vốn đối với bên mua và làm giảm lợi nhuận đối với bên bán, do

vậy cũng hạn chế hoạt động mua bán có kỳ hạn trái phiếu. Hoạt động này bắt đầu được triển khai vào đầu năm 2006, đạt doanh số khá lớn là 3.531 tỷ đồng, có khả năng phát triển tốt trong tương lai.

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động đầu tư của ngân hàng công thương Việt Nam trên thị trường chứng khoán (Trang 33 - 39)