1 7 Bể khử trùng

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT LƯU LƯỢNG 10000 m3/ngày THEO CÔNG NGHỆ AAO (Trang 42 - 44)

Khử trùng nước thải là bước cuối cùng trong xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học bậc 2 nhằm mục đích phá hủy, tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus gây bệnh chưa được khử bỏ trong các quá trình xử lý nước thải trước đó.

Có nhiều tác nhân khử trùng như các hợp chất của clo (Cl2, NaOCl, Ca(OCl)2 , ozone, tia UV.

Trong trường hợp thiết kế khử trùng nước thải bằng clo, clo là tác nhân phổ biến nhất và có ý nghĩa về kinh tế trong vận hành.

Đối với khử trùng nước thải nồng độ clo dư phải đảm bảo 0,5 – 1 mg/l sau thời gian tiếp xúc xác định và thời gian tiếp xúc không được ít hơn 15 phút ở lưu lượng lớn nhất.

Thiết kế 4 bể tiếp xúc để dự phòng. Dung tích bể tiếp xúc:

ở đây Qmax = 675 m3/h, τ = thời gian tiếp xúc ở lưu lượng lớn nhất, theo TCVN 7957:2008 ta chọn τ = 30 phút = 0,5 h. Do đó: =0,25.675.0,5=83,4m3 Chiều cao bể H = 2 m Bề mặt bề tiếp xúc: A= H= 83,4 2=42,2m 2

Theo Metcalf & Eddy (2003) bể tiếp xúc làm việc ở chế độ đẩy, khuyến cáo tỷ lệ chiều dài: chiều rộng L:W ít nhất = 20:1 hoặc tốt hơn = 40:1. Ta chọn L:W = 40:1

Chiều rộng bể: W=(A L:W)0,5=(42,2 40)0,5=1,03m Chiều dài bể: L=40.1,03=41,2m Hình 2. 14. Bể tiếp xúc

Theo [9] liều lượng clo cần thiết để khử trùng nước thải sau quá trình bùn hoạt tính 2 – 8 mg/l. Giả sử chọn liều lượng clo C = 5 mg/l.

Lượng clo yêu cầu ở lưu lượng nước thải trung bình:

qcl

2

=Q.C=10000.5=50000g/d=50kg/d

Lượng clo yêu cầu ở lưu lượng nước thải lớn nhất:

qCl

2max=Qmax.C=16200.5=81000g/d=81kg/d

Theo TCVN 7957:2008 trong quá trình vận hành liều lượng clo sẽ được điều chỉnh sao cho dư lượng clo sau bể tiếp xúc không nhỏ hơn 1,5 mg/l.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT LƯU LƯỢNG 10000 m3/ngày THEO CÔNG NGHỆ AAO (Trang 42 - 44)