Số bể lắng thứ cấp = n = 4
Thiết kế bể lắng sơ cấp kiểu lắng đứng, tiết diện ngang hình tròn.
Theo Mackenzie L. David (2010) tải trọng bề mặt của bể lắng thứ cấp được lấy tùy theo công nghệ xử lý trước đó ví dụ lọc sinh học, aeroten truyền thống, aeroten làm thoáng kéo dài, mương oxy hóa,….Và, đối với bể lắng thứ cấp nước thải sau xử lý sinh học N, P có thể lấy OR = 1 m3/m2.h.
A=0,25.Q
¿=
0,25.417 1=104,25m
2
Đường kính (không kể ống trung tâm):
D=√4A
π=√4.104,25
π=11,52m
Đường kính ống trung tâm thường chọn bằng 10 – 20% D, tức là d = 1,15 – 2,3 m. Vậy ta có thể chọn d = 1,5 m.
Kiểm tra tải trọng bề mặt của bể lắng thứ cấp ở lưu lượng nước thải sinh hoạt cực đại:
¿max=0,25.675 104,25=1,62m
3
/m2.h
ORmax trong phạm vi khuyến cáo 1,7 – 2,7 m3/m2.h
Kiểm tra tải trọng bùn của bể lắng thứ cấp ở lưu lượng nước thải sinh hoạt thiết kế và khi lớn nhất: SLR=0,25(1+R)QX A= 0,25.(1+0,5).417.3500.10−3 104,25 =5,25kg/m 2 .h SLRmax=0,25(1+R)Qmax A= 0,25.(1+0,5).675.3500.10−3 104,25 =8,5kg/m 2 .h
Xem xét tải trọng bùn của bể lắng thứ cấp cũng nằm trong phạm vi khuyến cáo đối với hệ thống xử lý vi sinh nước thải giàu N và P vào khoảng 5 – 8 kg/ m2.h khi lưu lượng trung bình và có thể đến 9 kg/ m2.hkhi lưu lượng lớn nhất.
Đối với hệ thống xử lý sinh học N và P cần chú ý P được giải phóng ra từ sinh khối, đặc biệt là ở đáy bể lắng thứ cấp nên cần thiết kế giải pháp hạn chế điều này, ví dụ tăng chiều cao vùng lắng sao cho nước không bị chảy ngược qua lớp bùn. Nói cách khác P giải phóng từ sinh khối sẽ quay về bể anaerobic theo bùn hoạt tính tuần hoàn hoặc thải boe theo bùn dư chứ không theo nước đầu ra (Lê Văn Cát, 2007). Chiều cao vùng lắng được lựa chọn thích hợp với đường kính vùng lắng. Theo Mackenzie L. David (2010) với D < 12 m thì có thể chọn H = 3 m.
Dung tích bể lắng sơ cấp:
∀=A.H=104,25.3=312,75m3
Thời gian lưu thủy lực của bể lắng thứ cấp:
HRT=∀
Q=
312,75 0,25.417=3h
Chọn chiều cao dự trữ = 0,3 m.
Chiều cao phần chóp đáy có độ dốc i = 2% hướng về tâm:
¿i.D+d
2=0,02. 11,52+1,5
2 =0,13m
Chiều cao phần chứa bùn thứ cấp = 1,5 m.
Chiều cao bể lắng = 3 + 0,3 + 0,13 + 1,5 = 4,93 m.
Chiều cao bể lắng thiết kế phù hợp với chiều cao thích hợp của bể lắng thứ cấp = 4,3 – 5,5 m (Lê Văn Cát, 2007).
Hình 2.14. Bể lắng thứ cấp