Từ kết quả tìm hiểu, sau khi vay vốn, các hộ đều có thu nhập tăng lên, tuy nhiên, cơ cấu thu nhập có sự thay đổi. Mặc dù số lượt vay vốn khá cao, tổng lượng vốn vay của các hộ điều tra là không ít, nhưng những thay đổi về cơ cấu thu nhập lại chưa thể hiện rõ. Bởi trong các hộ điều tra, chiếm một số lượng nhất định các hộ vay vốn cho các hoạt động chi tiêu hằng ngày, nguồn vay này không hoặc chưa thể tính được hiệu quả sử dụng vốn trong thời gian ngắn. Cũng như các hộ vay vốn cho lĩnh vực giáo dục, thì hiệu quả sử dụng vốn phải được tính ở thời gian tương đối dài, như vậy trong 3 năm được tìm hiểu, nguồn đầu tư này chưa thu được kết quả. Thu nhập thay đổi rõ nhất đó là từ các hoạt động buôn bán, tăng từ 3,6 triệu đồng/hộ đến 5,26 triệu đồng/hộ, theo các hộ dân ở đây thì các khoản chi cho buôn bán dễ dàng tính toán về việc thu lãi hơn là các khoản chi cho trồng trọt và các hoạt động khác.
Bảng 17. Bình quân thay đổi thu nhập của các hộ vay vốn
Chỉ tiêu
Trước khi vay vốn (49 hộ)
Sau khi vay vốn (49 hộ) Thu nhập (Tr.đ) Tỷ lệ (%) Thu nhập (Tr.đ) Tỷ lệ (%) Trồng trọt 9,79 53,76 12,45 51,27 Chăn nuôi 1,77 9,72 2,52 10,37 Buôn bán 3,60 19,77 5,26 21,66 Ngành nghề 3,04 16,69 3,28 15,65 Khác 0,69 3,79 0,77 3,17 Tổng thu nhập 18,21 100 24,28 100 ( Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2010)
Nhìn chung, tổng thu nhập trung bình của các hộ vay vốn tăng từ 18,21 triệu đồng/hộ lên 24,28 triệu đồng/hộ, chứng tỏ các hộ vay vốn cho sản xuất kinh doanh đã biết cách sử dụng nguồn vốn mang lại kết quả. Do đó, các tổ chức tín dụng trên địa bàn cần tạo điều kiện cho hộ dân vay vốn, để họ tiến hành đầu tư sản xuất một cách có hiệu quả nhờ sử dụng nguồn vốn vay vay được.
Hộp 4: Tôi kinh doanh đang có lãi
Ông Ph.T.T, xóm 1 cho biết:
“Năm vừa rồi, gia đình tôi có vay 10 triệu đồng của Ngân hàng NN & PTNT để mua thêm hàng hóa buôn bán trong Tết nguyên đán 2009, cũng thu được gần 4 triệu đồng tiền lãi”
* Kết quả hoạt động tín dụng của các hộ vay vốn
Bảng 18. Kết quả hoạt động tín dụng của các hộ vay vốn
ĐVT: Tr.đ
Hoạt động sản xuất Mức thu nhập tăng thêm đối với nhóm hộ
Nghèo Không nghèo
Trồng trọt 1,59 1,06
Chăn nuôi 0,42 0,16
Buôn bán 0,07 2,03
Tổng 2,09 3,26
( Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2010)
Ở bảng 18, mức thu nhập tăng thêm từ các hoạt động sản xuất có sự chênh
lệch giữa nhóm hộ nghèo và không nghèo. Đối với nhóm hộ nghèo, thu nhập tăng lên nhiều nhất ở hoạt động trồng trọt, tăng thêm 1,59 triệu đồng/ hộ vay vốn, tiếp theo là chăn nuôi với 0,42 triệu đồng/hộ vay vốn. Trong khi đó, đối với nhóm hộ không nghèo, thu nhập tăng thêm chủ yếu từ hoạt động buôn bán, tăng 2,03 triệu đồng/hộ vay vốn. Điều này cho thấy hầu như các hộ nghèo vay vốn cho sản xuất kinh doanh đều tập trung chủ yếu vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp, trong khi các hộ thuộc nhóm không nghèo thì tập trung vào buôn bán, chủ yếu là các cửa hàng, đại lý bán tạp hóa dọc theo tỉnh lộ 538.