* Những vấn đề quan tâm của người dân khi tham gia vay vốn
Biểu đồ 1: Những vấn đề quan tâm của hộ dân khi tham gia vay vốn
Với số liệu ở biểu đồ 1, ta thấy rằng vấn đề mà người dân quan tâm nhất khi vay vốn ở đây chính là lãi suất, 100% các hộ được điều tra đều cho biết họ muốn biết lãi suất cao hay thấp trước khi quyết định tiếp cận việc vay vốn, và cho rằng lãi suất là vấn đề quan trọng. Tiếp đó, thời hạn vay cũng đang là vấn đề được chú trọng trong vấn đề vay vốn tín dụng. Hoạt động sản xuất chính của người dân trong xã là sản xuất nông nghiệp, và hầu hết các gia đình đều có con em đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng và học nghề trên cả nước, do đó việc được vay vốn với thời hạn lâu hơn sẽ giúp cho các hộ gia đình chủ động nguồn vốn trong sản xuất và tiêu dùng, có đến 75% tổng số hộ cho rằng thời hạn vay cũng cần quan tâm. Nhưng chỉ có 10% các hộ quan tâm đến mức vay khi tiến hành vay vốn, bởi họ nghĩ rằng các Ngân hàng sẽ cho họ vay số tiền cần thiết nếu họ có đầy đủ giấy tờ liên quan và có tài sản thế chấp. Thủ tục, yêu cầu vay cũng được nhiều hộ quan tâm, các hộ đã tham gia
vay vốn đều có nhận xét rằng thủ tục vay tại các Ngân hàng đóng trên địa bàn xã là khá đơn giản và nhanh gọn.
Hộp 2: Vay vốn ở Ngân hàng CS – XH thì dễ hơn
Bà P.T.N, ở xóm 3 cho biết:
“Nhà tôi hiện tại đang có 2 cháu đi học đại học, lại thêm một đứa học cấp 3 nên kinh tế gia đình khá vất vả. Tôi cũng đang vay vốn ở Ngân hàng CS – XH, vay vốn ở đây rất thuận lợi vì mức lãi suất thấp và thời hạn vay dài (sau khi con tốt nghiệp đại học mới phải trả cả vốn và lãi) nên gia đình cũng đỡ được một ít khó khăn về kinh tế”
( Nguồn: Phỏng vấn sâu, 2010)
Có thể nhận xét rằng, qua ý kiến của các hộ dân được điều tra, thì khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của người dân xã Hoa Thành là tương đối khá, hầu hết các hộ đều có khả năng vay vốn ở các tổ chức tín dụng mà không cần phải tiến hành các thủ tục quá rườm rà hay chờ quá lâu.
* Tổng hợp ý kiến của các hộ dân về lãi suất của các nguồn vốn
Mỗi nhóm hộ vay vốn từ các tổ chức tín dụng khác nhau đều có các đánh giá về mức lãi suất của tổ chức đó. Ở nhóm hộ vay vốn tại Ngân hàng NN & PTNT, có 36% hộ vay vốn cho rằng mức lãi suất ở đây cao so với khoản vay của họ. Các hộ này chủ yếu có mức vay lớn hơn 10 triệu đồng/một đợt vay với mức lãi suất từ 0,8%/tháng đến 1,25%/tháng. Bên cạnh đó, cũng vay từ Ngân hàng NN & PTNT nhưng có đến 64% hộ vay cho biết mức lãi suất hiện tại mà họ đang phải chịu ở mức trung bình, và không có ý kiến nào cho rằng lãi suất ở Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực sự thấp so với điều kiện của họ. Có sự khác biệt này là do mỗi hộ gia đình vay vốn với nhiều mục đích khác nhau, cùng với một khoản vay như nhau nhưng một hộ vay để chi tiêu, nguồn vốn đầu tư không sinh lãi trong thời gian này, họ cho rằng mức lãi suất mà họ phải trả là quá cao, tuy nhiên cũng với khoản vay đó, hộ
hiệu quả thì mức lãi suất cũng được xem là phù hợp với điều kiện của gia đình. Như vậy, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là ngân hàng phục vụ chủ yếu cho người dân ở các vùng nông thôn, miền núi, tuy nhiên với mức lãi suất hiện tại vẫn còn khá cao so với đời sống của người dân trong vùng.
Qua tìm hiểu, có đến 39,13% hộ dân vay vốn tại Ngân hàng CS – XH nhận xét lãi suất tại ngân hàng này tương đối thấp, phù hợp với điều kiện của người dân địa phương. Đây chủ yếu là những nhóm hộ dân được vay vốn với mức ưu đãi hoặc thuộc các đối tượng được hỗ trợ vay vốn. Theo điều tra cho thấy, có đến hơn 50% các hộ vay vốn tại Ngân hàng CS – XH là vay theo chương trình cho vay vốn đối với học sinh, sinh viên. Mức lãi suất của chương trình này chỉ từ 0,18% đến 0,5% /triệu đồng/tháng, mức lãi suất này thấp hơn nhiều so với các khoản vay của các tổ chức tín dụng khác. Tuy nhiên, trên thực tế không phải tất cả các sinh viên đều được vay vốn. Chương trình vay vốn đối với học sinh, sinh viên được áp dụng trên toàn quốc, nhưng ở mỗi địa phương cụ thể sẽ có một phương pháp áp dụng phù hợp. Với thực tế tại địa phương, điều kiện vay phụ thuộc vào kinh tế và nghề nghiệp hiện tại của các bậc phụ huynh, các khoản vay được ưu tiên cho con em các gia đình đang gặp khó khăn về kinh tế, các gia đình thuần nông. Việc xác định đối tượng cho vay như thế này không chỉ giúp các gia đình giải quyết những khó khăn về kinh tế, mà còn điều tiết được lượng vốn được cấp phát mà ít gây ra tình trạng cho vay không đúng đối tượng. Nhóm vay từ tư nhân cho rằng mức lãi suất ở đây quá cao, tuy nhiên họ vay với số lượng lớn, thời gian cần gấp nên việc làm thủ tục và thế chấp ở ngân hàng sẽ gây cản trở đến công việc kinh doanh hiện tại. Hơn nữa, mức lãi suất này dựa trên thỏa thuận giữa người đi vay và bên cho vay, nên mặc dù khá cao nhưng vẫn có các hộ vay vốn. Trong khi đó, nhóm vay vốn ở những người thân, anh em thì hầu như không phải trả lãi suất, nếu có cũng chỉ ở mức thấp. Chỉ có gần 50% hộ vay ở anh em, họ hàng cho biết có tính lãi, và có đến gần 30% là vay với lãi suất rất thấp.
Khi đánh giá về lãi suất cho vay của các nguồn tín dụng, được hỏi tới lãi suất của các nhóm hụi, phường thì 100% hộ được điều tra đều trả lời rằng
không có lãi, mà chỉ trích một khoản tiền cố định cho mỗi lần bốc cho việc gặp mặt nhóm trong ngày đó. Thực ra, khoản tiền được trích trên cũng chính là lãi suất, nhưng luôn cố định và bằng nhau với tất cả các thành viên, và chi cho hoạt động chung của nhóm. Nguyên nhân chính của việc không phải trả lãi suất là do các nhóm hụi, phường chủ yếu là anh em, bà con làng xóm, hội liên gia, các nhóm đồng hương dâu, rể…
Bảng 11. Đánh giá của người dân về lãi suất cho vay của các tổ chức, chương trình tín dụng Nhóm hộ Tổng số ý kiến Kết quả đánh giá Cao Trung bình Thấp Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Vay từ NHNN & PTNT 25 9 36,00 16 64,00 0 0,00 Vay từ NH CS – XH 23 0 0,00 14 60,87 9 39,13
Vay từ Tư nhân 3 3 100,0
0 0 0,00 0 0,00
Vay từ họ hàng 17 0 0,00 3 17,64 5 29,41
( Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2010)
Đối với người dân ở đây, lãi suất là số tiền họ phải bỏ ra để trả cho khoản vay, được ghi ra trên giấy tờ và có chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, trên thực tế, lãi suất là số tiền họ phải bỏ ra để nhận về một khoản vay nào đó. Ở các nhóm hụi, phường tất cả các hộ tham gia đều trả lời rằng không tính lãi, bởi khoản tiền cố định mà người nhận chi ra là hoàn toàn tự nguyện với mục đích vui vẻ, khoản tiền này không mất đi mà thay thế bằng
Hộp 3: Tôi đang tham gia vào phường
(Nguồn: phỏng vấn sâu, 2010)
* Tham khảo các ý kiến của các đối tượng khác để quyết định vay vốn
Biểu đồ 2: Nguồn thông tin ảnh hưởng đến quyết định vay vốn
Ở biểu đồ 2 cho thấy, đối tượng mà các hộ gia đình thường tham khảo ý kiến đó là cán bộ tín dụng và người thân trong gia đình, hai đối tượng được tham khảo này đều chiếm tỷ lệ khá cao, trên 55% tổng số ý kiến. Chứng tỏ rằng các ý kiến trong gia đình của các hộ điều tra vẫn đáng tin cậy, bởi những người này sẽ cùng nhau sử dụng nguồn vốn vay, nên họ sẽ biết được lượng vốn mình cần dùng, nên đầu tư vào mục đích gì, như vậy khả năng thành công sẽ cao hơn. Đối tượng được tham khảo ý kiến cao hơn đó là các cán bộ tín dụng, đây là đối tượng hướng dẫn thủ tục vay cho người dân, cũng là đối tượng xem xét các hoạt động sản xuất của người dân khi tiến hành vay vốn,
Chị Ph.Th.T, xóm 3 cho biết:
“Tôi về làm dâu ở xã được hai năm, bây giờ tôi đang tham gia nhóm phường với mấy chị em cùng quê, cũng lên đây làm dâu. Mỗi lần nhận phường là 2 triệu đồng, người nhận bỏ ra 50 ngàn mua ít hoa quả về mấy chị em ngồi nói chuyện ”
qua đó hướng dẫn điều chỉnh mức vay hợp lý với mỗi hộ vay vốn. Với gần 60% các hộ được phỏng vấn cho rằng sẽ tham khảo ý kiến của cán bộ tín dụng, chứng tỏ cán bộ tín dụng tại xã khá có uy tín đối với các hộ dân. Có 26% ý kiến cho biết đã tham khảo từ các phương tiện thông tin như ti vi, sách báo, nhóm ý kiến này phần lớn là các hộ đang vay theo chương trình vay vốn cho học sinh, sinh viên. Nhóm đối tượng tham khảo ý kiến bạn bè, tự nghiên cứu tài liệu chỉ chiếm một phần khá nhỏ trong các ý kiến của các hộ vay vốn chọn phương án này, bởi trên thực tế, tài liệu về các hoạt động tín dụng đến tay người dân còn rất hạn chế, các hộ chọn phương án này chủ yếu đã và đang là thành viên của một tổ chức tín dụng nào đó.
* Mức độ tiếp cận nguồn vốn của các hộ điều tra
Bảng 12. Mức độ tiếp cận các nguồn vốn của hộ điều tra
Số nguồn
Toàn mẫu
(n=60 hộ) Số hộ trong nhóm
Số hộ Tỷ lệ
(%)
Nghèo Không nghèo
Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Chưa tiếp cận 8 13,33 1 5,00 7 17,50 Một nguồn 26 43,33 7 35,00 19 47,50 Hai nguồn 8 13,33 6 30,00 2 5,00 Ba nguồn 14 23,33 5 25,00 9 22,50 Bốn nguồn 4 6,67 1 5,00 3 7,50 Tổng 60 100 20 100 40 100 ( Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2010)
Từ bảng 12 cho thấy, các hộ chủ yếu vay vốn từ một nguồn, có 26 hộ
chiếm 43,33%và trong đó có đến 19 hộ thuộc nhóm hộ không nghèo. Tiếp theo là các hộ vay ở hai nguồn, có 14 hộ chiếm 23,33%, các hộ vay ở hai nguồn và bốn nguồn là 8 và 4 hộ. Các hộ không nghèo vay vốn ở hai nguồn là 2 hộ, ba nguồn là 9 hộ và bốn nguồn là 3 hộ. Trong khi đó, ở nhóm hộ nghèo,
có 7 hộ vay ở một nguồn, 6 hộ vay ở hai nguồn và 5 hộ vay ở ba nguồn, chỉ có 1 hộ vay vốn cả bốn nguồn tín dụng.
Nhìn vào bảng cho thấy, các hộ tiếp cận nhiều nguồn hơn thuộc nhóm hộ nghèo, chiếm hơn 50% tổng số hộ, trong khi tiếp cận từ hai nguồn trở lên đối với nhóm hộ không nghèo chỉ chiếm khoảng 40%. Sở dĩ như vậy, bởi các nguồn tín dụng đang hoạt động trên địa bàn xã thường ưu tiên cho hộ nghèo, và các đối tượng hộ nghèo cũng thường vay vốn ở anh em, họ hàng,…họ vay với khoản vay nhỏ và vay ở nhiều nguồn khác nhau. Còn đối với hộ không nghèo, nguồn tín dụng mà đa số đều tiếp cận là Ngân hàng NN & PTNT với khoản vay lớn hơn.