Đi đôi với việc tiếp tục công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước, cũng như hàng loạt các giải pháp nhằm để nâng cao hiệu quả và hiệu lực của hành pháp. Việc đấu tranh chống tham nhũng cũng được coi là một giải pháp, (tuy nhiên đây là giải pháp không có tính tích cực).
Đấu tranh chống tham nhũng hiện nay, đã được Đảng và Nhà nước coi là nhiệm vụ lớn, không những chỉ để nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả của bộ máy nhà nước, mà coi đó là nhiệm vụ lớn "bảo vệ sự sống còn của Đảng, Nhà nước và chế độ ta".
Trong báo cáo của Ban chấp hành Trung ương tại Đại hội Đảng IX có nhấn mạnh: Phải tăng cường tổ chức và cơ chế tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong bộ máy Nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị ở các cấp, các ngành, từ Trung ương đến cơ sở. Gắn chống tham nhũng với chống lãng phí, quan liêu, buôn lậu, đặc biệt là chống các hành vi lợi dụng chức quyền để làm giàu bất chính.
Một thực tế cho thấy trong những năm vừa qua, các hành vi vi phạm pháp luật từ phía cán bộ, công chức, đều diễn ra ở cả ba lĩnh vực của quyền lực, trong đó có không ít những cán bộ, công chức phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trong số đó lại có không ít họ là những cán bộ công chức trong bộ máy hành chính cả ở trung ương, cũng như ở địa phương. Qua các báo cáo của cơ quan chức năng cho thấy tham nhũng hiện đang là một quốc nạn, mà cần phải có những biện pháp tích cực hơn, đồng bộ hơn mới hy vọng cuộc đấu tranh này có hiệu quả.
Vì vậy chúng tôi có một số kiến nghị sau:
- Cần phải có một cuộc sinh hoạt tư tưởng lớn, với quy mô toàn Đảng, toàn dân. Trên cơ sở đó coi cuộc đấu tranh này là một cuộc "thập tự chính" vào chính lòng tham của mỗi con người.
- Về cơ chế, chính sách, pháp luật, phải thực sự đồng bộ về mọi mặt. Pháp luật phải thể chế kịp thời và đúng với đường lối chính sách của Đảng. Nhất là đường lối phát triển về quản lý và phát triển kinh tế, về tài chính, về tài sản công...
- Tiếp tục loại bỏ những thủ tục hành chính rườm rà, gây phiền hà cho dân, nhất là ở những lĩnh vực như sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, đất đai, xây dựng và một số những lĩnh vực mà người dân thường xuyên thực hiện các quyền và nghĩa vụ (đó là những mảnh đất dễ xảy ra tham nhũng, sách nhiễu của một số cán bộ công chức hành chính).
- Cần phải đưa ra một cơ chế thanh tra, kiểm tra, kiểm kê, kiểm soát, để đảm bảo tính minh bạch, trong sáng, trong việc sử dụng ngân sách Nhà nước, tài sản công, tài chính của Đảng, của các đoàn thể xã hội, tài chính trong các doanh nghiệp nhà nước, cũng như
các quỹ từ phía nhân dân, các quỹ tài trợ của các Nhà nước và tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ, nhất là nguồn kinh phí liên quan đến những dự án lớn.
- Về thể chế chống tham nhũng. Hiện nay chúng ta đã có pháp lệnh chống tham nhũng . Theo chúng tôi chế định chống tham nhũng phải trở thành một nguyên tắc hiến định. Trên cơ sở đó Nhà nước phải có luật chống tham nhũng, chứ không chỉ dừng lại ở hình thức pháp lệnh như hiện nay.
- Cuối cùng là việc xử lý nghiêm minh, đối với cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng, cho dù họ là ai và ở cương vị nào trong tổ chức Đảng, cũng như trong tổ chức nhà nước, họ ở địa phương hay ở Trung ương.
Kết luận chương 3
Qua sự cần thiết cũng như những giải pháp cần đặt ra cho việc hoàn thiện quyền hành pháp ở nước ta hiện nay chúng tôi có thể di đến một số kết luạn sau:
1- Quyền hành pháp trong cơ cấu quyền lực nhà nước ta có một ý nghĩa đặc biệt trong tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước ở việt nam hiện nay. Vì vậy sự cần thiết phải hoàn thiện cả về phương diện lý luận và thực tiễn về nó được xuất phát từ không những bản chất của nhà nước mà còn do những đòi hỏi mang tính tất yếu , khách quan của sự vận động và phát triển của xã hội, cũng như những đòi hỏi mang tính đương đại. Như sự cần thiết phải hoàn thiện bộ máy nhà nước nói chung, bộ máy hành chính nhà nuớc nói riêng; về việc xay dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt nam; củng cố và phát huy dân chủ XHCN; cũng như đứng truớc những yêu cầu của hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay.
2- Để hoàn thiện quyền hành pháp ở Việt Nam hiện nay theo chúng tôi có một số phương hướng và giải pháp lớn như cân tiếp tục đẩy mạnh việc cải cách hành chính, gắn liền với cải cách về lập pháp và tư pháp. Cần xác định rõ quyền hành pháp trong cơ cấu quyền lực để trên cơ sở đó tăng cường vai trò hành pháp đối với Nguyên thủ quốc gia cũng như đối với Chính phủ mà đứng đầu là Thủ tướng.
kết luận
Quyền hành pháp trong cơ cấu quyền lực thống nhất ở Việt Nam, là một đề tài đã được chọn làm luận án tiến sĩ của tác giả. Đây là một đề tài rất mới cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn, đối với việc nghiên cứu về quyền hành pháp ở Việt Nam. Vì vậy trong quá trình nghiên cứu ý đồ của tác giả muốn tiếp cận một cách có hệ thống và toàn diện về quyền hành pháp ở Việt Nam cả về lịch sử và đương đại. Chính vì vậy mà luận án đã đi từ những nguyên lý chung nhất về quyền hành pháp, để từ đó tìm hiểu về quyền hành pháp trong cơ cấu quyền lực thống nhất ở Việt Nam. Để từ đó có những giải pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hành pháp. Với toàn bộ ý đồ đó của tác giả, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:
1. Quyền hành pháp với tư cách là một nhánh của quyền lực nhà nước. Vì vậy nó có vị trí và vai trò rất quan trọng đối với mọi Quốc gia, cho dù các quốc gia có áp dụng học thuyết phân chia quyền lực hay không phân chia quyền lực (quyền lực thống nhất). Cho dù quốc gia có những chính thể khác nhau, với những hệ thống chính trị khác nhau.
2. Quyền hành pháp, có một chức năng rất đặc biệt. Mà theo tác giả đã mạnh dạn đưa ra hai nhóm chức năng đó là: Chức năng lập quy và chức năng tổ chức - hành chính. Trên cơ sở của hai chức năng này để chúng ta thấy được sự khác nhau giữ chức năng của lập pháp và chức năng của tư pháp. Và cũng trên cơ sở của hai nhóm chức năng này, để chúng ta làm rõ được chức năng của quyền hành pháp với chức năng của các cơ quan thực hiện quyền hành pháp.
3. Quyền hành pháp, phải là một quyền năng thuộc về một chủ thể nhất định, quyền năng này đối với Việt Nam phải thuộc về Chính phủ. Do vậy quyền hành pháp chỉ
có ở cấp Trung ương, đối với nhà nước đơn nhất như Việt Nam. Chính vì vậy mà các chủ thể quyền lực khác chỉ là những chủ thể thực hiện quyền hành pháp mà thôi.
4. Quyền hành pháp ở Việt Nam có một vị trí rất đặc biệt trong cơ cấu quyền lực của nhà nước, bởi tính thống nhất của quyền lực, với gốc quyền lực thuộc về nhân dân. Vì vậy Chính phủ - hành pháp ở Việt Nam có mối quan hệ với các chủ thể quyền lực khác (trong sự phân công phối hợp). Có thể nói đây là nét đặc trưng riêng của hành pháp ở Việt Nam. Đặc biệt sự phân công phối hợp trong cơ cấu quyền lực này được thực hiện trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền. Đây cũng được coi là đặc trưng của hành pháp ở Việt Nam.
5. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, việc xác định rõ vị trí, chức năng cũng như vai trò của hành pháp, có một ý nghĩa rất lớn không những chỉ về phương diện lý luận, mà đặc biệt có ý nghĩa cả về phương diện thực tiễn. Để trên cơ sở đó chúng ta mới hy vọng đưa ra được những giải pháp vừa có tính lý luận và thực tiễn trong việc thực hiện quyền lực nhà nước nói chung, quyền lực pháp nói riêng...
Quyền hành pháp, nếu xét ở một phương diện nào đó, thì có thể nói nó là nền của quyền lực nhà nước. Kể cả khi mà thuyết phân chia quyền lực chưa ra đời, thì quyền hành pháp đã trở thành một thứ quyền rất lớn trong tay các bậc Đế Vương (kể cả Đông và Tây). Cho đến ngày nay qua quá trình phát triển của xã hội loài người, kéo theo cả sự phát triển của quyền lực, đặc biệt là quyền lực về hành pháp. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải có sự nhận thức lại về bản chất của quyền lực nhà nước, trong đó có quyền hành pháp, nhất là ở vào giai đoạn hiện nay.
Đứng trước nhu cầu và thực tế đó, luận án đã cố gắng trong quá trình tìm tòi nghiên cứu của mình, để phần nào đóng góp vào sự nhận thức về lý luận về quyền lực nhà nước nói chung, lý luận về quyền hành pháp nói riêng, cũng như thực tiễn của việc thực hiện nó ở Việt Nam, để mạnh dạn có những kiến nghị, với mục đích nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quyền hành pháp ở Việt Nam. Một thứ quyền lực xuất phát từ nhân dân, thuộc về nhân dân, như bản chất vốn có của một nhà nước: "Của dân, do dân, vì dân".
danh mục Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Vũ Hồng Anh (1999), "Quyền lực nhà nước hay tất cả quyền lực thuộc về nhân dân",
Luật học (6).
2. Vũ Hồng Anh (2001), Tổ chức và hoạt động của Nghị viện ở một số nước trên thế giới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Vũ Hồng Anh (1997), Tổ chức và hoạt động của Chính phủ ở một số nước trên thế giới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Hội Đồng Anh (Nguyễn Khắc Hùng và Lê Thị Vân Hạnh dịch) (1996), Pháp luật và sự quản lý của Nhà nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Nguyễn Quang Ân (1997), Việt Nam những thay đổi địa danh và địa giới các đơn vị hành chính 1945 - 1997, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Âu (2000), Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Ban tổ chức Chính phủ, số 6/2000.
8. Ban tổ chức cán bộ Chính phủ, Chế độ nhân sự các nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994.
9. Ban tổ chức cán bộ Chính phủ, Hệ thống công vụ một số nước ASEAN và Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997.
10. Đỗ Bang (chủ biên) (1997), Tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyên giai đoạn 1802 - 1884, Nxb Thuận Hóa.
11. Bộ Tư pháp (1997), "Chuyên đề 10 năm xây dựng thể chế hành chính", Thông tin khoa học pháp lý.
12. Bộ Tư pháp (1998), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước kiểu mới - nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân", Thông tin khoa học pháp lý, Hà Nội.
13. Bộ ngoại giao Mỹ (Tạp chí điện tử), Các vấn đề dân chủ - trách nhiệm của chính quyền, Http:// usembssy.state.gov/Vietnam.
14. Hoàng Chí Bảo (1991), "Khoa học chính trị với sự nghiệp đổi mới", Viện Mác - Lênin, Hà Nội.
15. Hoàng Chí Bảo (2001), "Bàn thêm về cải cách hành chính ở nước ta hiện nay", Quản lý nhà nước, (1).
16. Bộ Tư pháp (thông tin khoa học pháp lý) (1997), Chuyên đề mười năm xây dựng thể chế hành chính, Hà Nội.
17. Bộ Tư pháp (chuyên đề) (1997), "Đấu tranh chống tham nhũng những vấn đề lý luận và thực tiễn", Thông tin Khoa học pháp luật, Hà Nội.
18. Bộ Tư pháp (chuyên đề) (1992), "Nền công vụ, công chức", Thông tin Khoa học pháp luật, Hà Nội.
19. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 18, Nxb Sự thậ, Hà Nội.
20. C.Mác và Ph.Ăngghen (1989), Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Nzb Sự thật, Hà Nội. 21. Quỳnh Cư - Đỗ Quốc Hùng (1995), Các triều đại Việt Nam, Nxb Thanh niên.
22. Lê Đình Chân (1974), Luật Hiến pháp và các định chế chính trị (cuốn I và II) tủ sách Đại học Sài Gòn.
23. Nguyễn Đăng Dung (2001), Một số vấn đề về hiến pháp và bộ máy nhà nước, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
24. Nguyễn Đăng Dung (1998), "Học thuyết phân chia quyền lực và sự áp dụng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ở một số nước", Nhà nước và Pháp luật, (2).
25. Nguyễn Đăng Dung (2001), "Các mô hình Chính phủ", Nghiên cứu lập pháp, (5). 26. Nguyễn Bá Diến (1996), "Tính tất yếu của việc nghiên cứu luật so sánh", Luật học,
(5).
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương khóa VII.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
31. Trần Ngọc Đường (chủ biên) (2000), Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
32. Trần Ngọc Đường (1996), Tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo đường lối của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII, Luật học (12).
33. Từ Điển "cải cách hành chính và cải cách kinh tế", Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.
34. Nguyễn Độ (1973), "Luật hành chính", Sài Gòn.
35. Nguyễn Văn động (1997), "Nguyên tắc toàn quyền của nhân dân trong mối quan hệ giữa nhà nước và công dân dưới CNXH, Luật học, (1).
36. Vũ Đức Đán và Lưu Kiếm Thanh (2000), Tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương, Nxb Thống kê.
37. Bùi Xuân Đức (2001), "Hoàn thiện cơ sở pháp lý của tổ chức bộ máy nhà nước", Nhà nước và pháp luật, (5).
38. Nguyễn Duy Gia (1997), "Tiếp tục cải cách nền hành chính, xây dựng, hoàn thiện nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa", Quản lý nhà nước, (5).
39. Nguyễn Duy Gia (1995), "Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội xây dựng nhà nước theo định hướng XHCN", Quản lý nhà nước, (10).
40. Vũ Đình Phòng và Lê Duy Hòa (biên soạn) (1999), Những luận thuyết nổi tiếng trên thế giới, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
41. Hoàng Văn Hảo (1997), "Hiến pháp Việt Nam và vấn đề quyền con người, quyền công dân", Luật học, (4).
42. Hoàng Văn Hảo (1996), "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam", Luật học, (3).
43. Hoàng Văn Hảo (1995), "Về nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân", Cộng sản, (3).
44. Lê Hông Hạnh (1999), "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong soạn thảo văn bản pháp luật", Luật học, (6).
45. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1997), Một số vấn đề về quyền dân sự và chính trị, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
46. Trần Minh Hương (1999),"Bảo vệ bí mật nhà nước và bảo đảm quyền được thông tin của nhân dân", Luật học, (1).
47. Trần Minh Hương (1997), "Vài nét về sự phát triển của luật hành chính trên thế giới trong thế kỷ XX", Luật học, (6).
48. Trần Minh Hương (1998), "Những yêu cầu pháp lý đối với văn bản quản lý", Luật học, (3).
49. Trần Minh Hương (1997), "Một số vấn đề về cải cách bộ máy hành chính", Luật học,
(4).
50. Nguyễn Tiến Phồn (2001), Dân chủ và tập trung dân chủ, Nxb Khoa học xã hội. 51. Thang Văn Phúc (2001), Cải cách hành chính nhà nước, thực trạng, nguyên nhân và