Đối với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, cần phải tăng cường tính độc lập

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quyền hành pháp trong cơ cấu quyền lực thống nhất ở Việt Nam pot (Trang 33 - 35)

độc lập

Hiến pháp 1992 đã quy định Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều đó cũng đã phần nào nêu được tính độc lập của Chính phủ trong cơ cấu quyền lực hiện nay. Tuy nhiên về mặt luật định việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ như hiện nay, thì vẫn chưa thể hiện được tính độc lập của hành pháp bởi vì hành pháp vẫn bị giàng buộc rất nhiều vào lập pháp. Nếu như tăng cường được tính độc lập cho Chính phủ, một mặt nó không những tạo điều kiện chủ động cho hành pháp, mà còn xác định được nghĩa vụ hành pháp của Chính phủ được rõ hơn. Theo chúng tôi nếu vẫn theo như quy định hiện nay (liên quan đến cả chế định về lập pháp, xét xử cũng như chế định Chủ tịch nước). Thì cần phải xác định thêm thẩm quyền hành pháp cho Chính phủ. Vì vậy trong hiến pháp phải xây dựng chế định hành pháp cho Chính phủ. Điều đó sẽ xác định quyền hành pháp chỉ thuộc về Chính phủ. Còn đương nhiên trong hoạt động của mình Chính phủ sẽ có những sự giàng buộc nhất định đối với các nhánh quyền lực khác, nhất là lập pháp. Như trong phần nguyên tắc, chúng tôi có phân tích đến nguyên tắc quyền lực thống nhất. ở đó chúng tôi có nêu những cấp độ của sự tập trung thống nhất đó, trong đó có cấp độ tập trung thống nhất quyền lực vào hành pháp (những quyền lực liên quan đến hành pháp). Chính vì vậy mà việc hiến pháp quy định nhiệm

vụ và quyền hạn cho Chính phủ như hiện nay tại Điều 112 của Hiến pháp, cũng như trong luật tổ chức Chính phủ 1992 chưa thể nào đáp ứng được điều đó.

Kèm theo chế định Chính phủ là Thủ tướng. Điều 110 Hiến pháp 1992 quy định: "Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác. Ngoài Thủ tướng, các thành viên khác của Chính phủ không nhất thiết là Đại biểu Quốc hội..."

Với quy định như vậy, đương nhiên chúng ta thấy Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ (đứng đầu hành pháp).

Hơn 50 năm qua chế định Chính phủ của Nhà nước Việt Nam luôn được thể hiện trong Hiến pháp, tuy nhiên việc xác định vị trí có khác nhau (vấn đề này đã được đề cập ở chương II). Vì vậy mà ở đây chúng ta có thể đưa ra một kết luận chung về Chính phủ ở nước ta như sau:

- Chính phủ hành pháp ở Việt Nam do cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân thành lập ra, theo Hiến pháp đó là cơ quan quyền lực cao nhất. Vì vậy Chính phủ phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước cơ quan này;

- Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Vì vậy Chính phủ có toàn quyền thống nhất điều hành, quản lý mọi lĩnh vực của đời sống xã hội...;

- Chính phủ được quyền hành những văn bản pháp quy (văn bản dưới luật);

- Chính phủ được quyền tổ chức và điều hành hành chính, thuộc hệ thống quản lý của mình từ Trung ương xuống địa phương.

Nhìn chung hoạt động hành pháp của Chính phủ trong thời gian qua đã phần nào thể hiện vai trò hành pháp của mình, song hiệu quả và hiệu lực chưa cao. Vì vậy theo chúng tôi đối với Chính phủ cần phải:

- Thứ nhất, cần phải xác định rõ ràng vị trí pháp lý của Chính phủ. Theo chúng tôi quyền hành pháp thuộc về Chính phủ (Chính phủ là chủ thể duy nhất có quyền hành pháp). Còn các chủ thể khác chỉ là những chủ thể được thực hiện quyền hành pháp theo quy định của pháp luật mà thôi. Vì vậy có thể chỉ nên quy định "Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" là đủ. Bởi vì hiện nay chúng ta

vẫn quan niệm chung giữa hành pháp với hành chính là một (thực ra vấn đề quan niệm như vậy chúng tôi cũng chưa đồng ý lắm).

- Thứ hai, về thẩm quyền cụ thể của Chính phủ. Việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn cho Chính phủ phải xuất phát từ vai trò, chức năng của hành pháp. Nếu không đi từ những điểm xuất phát này sẽ dẫn đến tình trạng là Chính phủ làm cả những nhiệm vụ, quyền hạn của cấp dưới hoặc ngược lại có những nhiệm vụ, quyền hạn nhẽ ra phải thuộc về Chính phủ song cấp dưới lại thực hiện. Mặt khác có đi từ những điểm xuất phát trên thì việc phân cấp quản lý mới tiến hành đúng ý nghĩa của nó, cũng như sự phân công, phối hợp mới đạt được hiệu quả.

- Thứ ba, theo chúng tôi đó là chế định về "nghĩa vụ hành pháp" đối với Chính phủ. Đây là chế định quan trọng, bởi lẽ nếu như hiện nay chúng ta mới chỉ có quy định Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Theo chúng tôi thì đây vẫn là một chế định mang tính hình thức, mà cần phải có một chế định mang tính trách nhiệm cao hơn đối với Chính phủ như chế định "bất tín nhiệm" chẳng hạn.

- Thứ tư, cần phải xác định rõ hơn mối quan hệ giữa Quốc hội - lập pháp với Chính phủ - hành pháp cho rõ ràng hơn. Tránh khuynh hướng lập pháp át hành pháp hoặc ngược lại. Làm được điều này theo chúng tôi cũng cần phải có những bước đổi mới về tổ chức và hoạt động của Quốc hội, nhất là hoạt động lập pháp và giám sát của Quốc hội. Ví dụ cần tăng cường năng lực lập pháp của Quốc hội (hiện nay việc soạn thảo các dự án luật chủ yếu do Chính phủ thực hiện).

- Trên cơ sở những nội dung lớn như vậy chúng ta sẽ có những quy định cụ thể, theo hướng xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các chủ thể thực hiện quyền hành pháp, từ Thủ tướng đến Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và ủy ban nhân dân các cấp.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quyền hành pháp trong cơ cấu quyền lực thống nhất ở Việt Nam pot (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)