Trên thế giới công nghệ mã vạch đã áp dụng hơn 20 năm qua và không ngừng phát triển, tuy nhiên ở Việt Nam công nghệ này tương đối mới mẻ.
Đối với Việt Nam việc áp dụng mã vạch là cấp thiết với các lý do: • Nhu cầu xuất khẩu đi các nước.
• Nhu cầu trong nước. Các lợi thế khi sử dụng mã vạch.
• Năng suất và hiêu quả cao. • Độ chính xác rất cao.
• Thông tin cho lảnh đạo kịp thời, đúng lúc để đề ra các quyết đinh hợp lý và đúng thời điểm.
• Phục vụ khach hang nhanh chóng không nhầm lẫn. • Khả năng áp dụng mã vạch ở Viêt Nam.
Do yêu cầu thị trường ngày càng phát triển ở trong nước và quan hệ giữa các nước trên thế giới ngày càng mở rộng cho nên đã đến lúc chúng ta không thể khong áp dụng công nghệ mã vạch ở Việt Nam.
Việc áp dụng mã vạch ở Việt Nam chủ yếu phục vụ cho các đối tượng sau:
• Các sản phẩm hang hóa trong nước và xuất khẩu. • Giao thông, dịch vụ, y tế.
• Các ngành quản lý nhân sự, an ninh, chấm công… Hoạt động của EAN-VN (European Article Numbering- Việt Nam)
• Hướng dẫn cấp mã số vật phẩm.
• Xây dựng và ban hành bộ TCVN về mã vạch phẩm cho Việt Nam.
• Đào tạo và chuẩn bị những dự án áp dụng công nghệ mã vạch sản xuất kinh doanh và các dich vu khác.
• Tham gia các hoạt động của EAN quốc tế. • Tổ chức mã số vạch phẩm Quốc Tế.
• Hệ thống tiêu chuẩn EAN.
• Tiêu chuẩn phân định hàng hóa.
• Tiêu chuẩn mã bổ sung để thông tin các dữ liệu lấy không thể lấy từ may tính hoăc truyền qua EDI các mã vạch tiêu chuẩn cho phép lấy tự động.
Mã số và mã vạch.
• Mã số: Là một dãy các con số dùng để phân định sản phẩm, áp dụng trong quá trình luân chuyển sản phẩm từ người sản xuất đến buôn bán, lưu kho, người tiêu dùng.
• Mã vạch: Là loại mã số biểu trưng bằng hình chữ nhật chứa các
vạch thẳng liên tiếp có độ dày và dãn cách khác nhau (mã vạch một chiều) hoặc chứa các tổ hợp thẳng đứng và đứt đoạn có độ dày xếp liên tiếp tạo thành mảng lộn xộn (mã vạch hai chiều).