Máy tính bán vé và kế toán.

Một phần của tài liệu 300374 (Trang 39 - 42)

Chức năng: Máy tính kế toán và bán vé được sử dụng để thực hiện các công việc của kế toán bao gồm:

• Nhập vé vào kho.

• Xuất vé cho từng nhân viên. • Bán vé tháng, quý.

• Hình 2.32: Máy tính bán vé

• Lập bản kê. • Tính tồn kho.

• Xem và in các báo cáo bán vé.

Máy tính kế toán bán vé được kết nối với đầu đọc mã vạch để thực hiện công tác nhập vé và xuất vé một cách thuận tiện hơn, đồng thời để đăng nhập vào chương trình và lập bảng kê cho từng nhân viên thông qua mã vạch của nhân viên.

Máy tính bán vé tháng còn được kết nối với máy in kim và bảng hiển thị thông tin bán vé, nhằm thông báo cho khách hàng đến mua biết mệnh giá, số xe của người mua.

Ngoài ra máy tính bán vé và kế toán còn được kết nối với máy in laser để phục vụ cho công tác báo cáo số liệu.

Lắp đặt: Máy tính kế toán bán vé được lắp đặt ở bản kế toán và bán vé trong phòng làm việc của nhân viên kế toán bán vé tháng, quý.

Quy trình bảo trì gồm các bước sau:

• Cập nhật phần mềm virus mới nhất. • Quét virus máy tính.

• Dọn dẹp rác của hệ điều hành Windows XP: Sử dụng chương trình Disk Cleaner của Windows XP.

• Tối ưu hóa việc lưu trữ trên đĩa cứng: Sử dụng chương trình Disk Defragmenter của Windows XP.

• Vệ sinh bên trong máy tính: Tháo vỏ, hút bụi và lau chùi bên trong máy nhằm ngăn chặn bụi bám vào các khe cắm card, hoặc ổ cắm RJ45, cổng serial làm ảnh hưởng đến các kết nối.

• Vệ sinh các thiết bị ngoại vi: Chuột, bàn phím, màn hình máy tính, đầu đọc mã vạch.

Chu kỳ thực hiện: 1 lần/tháng.

Người thực hiện: Nhân viên giám sát hoặc người có am hiểu về phần cứng máy tính.

2.5.2. Đầu đọc mã vạch.

Chức năng: Thiết bị giao dịch thu phí chính là thiết bị đọc mã vạch, là thiết bị dùng để giải mã thông tin mã vạch trên vé, thẻ ưu tiên. Kết quả của quá trình giải mã thông tin mã vạch là một dãy số seri và được gởi đến máy tính làn xe để thực hiện công việc kiểm tra tính hợp lệ của vé.

Thiết bị giao dịch thu phí có một lớp kính bảo vệ thiết bị phát các tia quét mã vạch. Độ trong suốt của lớp kính này có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giải mã thông tin. Nếu độ trong suốt đạt yêu cầu (trong suốt, không bị trầy xước), thiết bị sẽ hoạt động tốt, ổn định. Nếu ngược lại, thiết bị có thể sẽ không đọc, đọc chậm. Do đó, việc vệ sinh thường xuyên mặt kính bảo vệ là

việc rất quan trọng và cần thiết. Cần đảm bảo mặt kính không bị trầy xước, bụi bẩn để thiết bị có thể hoạt động hiệu quả.

Khoảng cách đầu đọc mã vạch và vé tốt nhất từ 5 đến 15 cm.

Lắp đặt: Được lắp đặt tại bàn làm việc của nhân viên giám sát và hậu kiểm.

Một phần của tài liệu 300374 (Trang 39 - 42)