KHU VỰC THU GOM RÁC THẢI LÀM ĐỀ TÀI III.1 Vị trí địa lý

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG VSV PHANEROCHAETE CHRYSOSPORIUM PHÂN HỦY RÁC HỮU CƠ LÀM COMPOST (Trang 46 - 52)

- Điều kiện hiếu khí không được duy trì liên tục trong các luống ủ Do đó, đôi khi các luống ủ bị tình trạng kị khí và có mùi hôi bên trong.

KHU VỰC THU GOM RÁC THẢI LÀM ĐỀ TÀI III.1 Vị trí địa lý

III.1 Vị trí địa lý

Huyện Củ Chi có tọa độ địa lý từ 10o53’00” đến 10o10’00” vĩ độ Bắc và từ 106o22’00” đến 106o40’00” kinh độ Đông, nằm ở phía Tây Bắc TP.Hồ Chí Minh, gồm 20 xã và một thị trấn với 43.450,2 ha diện tích tự nhiên, bằng 20,74% diện tích toàn Thành Phố.

- Phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh. - Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương.

- Phía Nam giáp huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh. - Phía Tây giáp tỉnh Long An.

Thị trấn Củ Chi là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện, cách trung tâm Thành phố 50Km về phía Tây Bắc theo đường xuyên Á.

Địa hình huyện Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây nam bộ và miền sụt Đông nam bộ, với độ cao giảm dần theo 2 hướng Tây bắc – Đông nam và Đông bắc – Tây nam. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8m – 10m.

Ngoài ra địa bàn huyện có tương đối nhiều ruộng, đất đai thuận lợi để phát triển nông nghiệp so với các huyện trong Thành phố.

II.3. Khí hậu:

Huyện Củ Chi nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo. Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, với đặc trưng chủ yếu là:

- Nhiệt độ tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm khoảng 26,6oC. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28.8oC (tháng 4), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 24,8oC (tháng 12). Tuy nhiên biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch khá lớn, vào mùa khô có trị số 8 – 10oC.

- Lượng mưa trung bình năm từ 1.300 mm – 1770 mm, tăng dần lên phía Bắc theo chiều cao địa hình, mưa phân bổ không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung vào tháng 7,8,9; vào tháng 12,tháng 1 lượng mưa không đáng kể.

- Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 79,5% cao nhất vào tháng 7,8,9 là 80 – 90%, thấp nhất vào tháng 12,1 là 70%.

- Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2.100 – 2920 giờ.

Huyện nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của hai hướng gió mùa chủ yếu phân bố vào các tháng trong năm như sau:

- Từ tháng 2 đến tháng 5 gió Tín phong có hướng Đông Nam hoặc Nam với vận tốc trung bình từ 1,5 – 2,0 m/s;

- Tháng 5 đến tháng 9 thịnh hành là gió Tây – Tây nam, vận tốc trung bình từ 1,5 – 3,0 m/s

- Ngoài ra, từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau có gió Đông Bắc, vận tốc trung bình từ 1 – 1,5 m/s.

II.4. Thủy văn:

Huyện Củ Chi có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng, với những đặc điểm chính: - Sông Sài Gòn chịu chế độ ảnh hưởng dao động bán nhật triều, với mực nước triều bình quân thấp nhất là 1,2m và cao nhất là 2,0 m

- Các hệ thống kênh rạch tự nhiên khác, đa số chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ hủy văn của sông Sài Gòn như Rạch Tra, Rạch Sơn, Bến Mương … Riêng chỉ có kênh Thầy Cai chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Vàm Cỏ Đông.

- Nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thủy văn của huyện và nét nổi bậc của dòng chảy và sự xâm nhập của thủy triều.

III.5 Kinh tế xã hội:

III.5.1 Sản xuất nông nghiệp:

Trong năm 2004 trị giá sản xuất nông nghiệp ước thực hiện được 612 tỷ 875 triệu đồng (giá cố định 94) đạt 99,81% kế hoạch tăng 3,39% so cùng kỳ. Trong đó giá trị trồng trọt 340 tỷ 103 triệu đồng đạt 99,31% KH, giá trị chăn nuôi là 181 tỷ 869 triệu đồng đạt 97,89% KH tăng 5,32% so cùng kỵ Dịch vụ nông nghiệp thực hiện được 75 tỷ 859 triệu đồng đạt 104,07%KH, lâm nghiệp 9 tỷ 612 triệu đồng đạt 103,54%KH, giá trị sản xuất ngành thuỷ sản thực hiện được 5 tỷ 432 triệu đồng đạt 149,85%KH Trong công tác thuỷ lợi phát huy kết quả được năm 2003, trong năm 2004 Huyện tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định 1334/QD-UB ghi vốn kiên cố hoá Công tác thú y trạm đã phối hợp chặt chẽ với BCĐ phòng chống dịch cúm gia cầm thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát hướng dẫn tiêu huỷ gia cầm, xử lý hố chôn sau khi huỷ nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan và tái phát.

sử dụng thuốc trừ sâu an toàn - hiệu quả, dự tính dự báo tình hình sâu bệnh kịp thời, và tiếp tục tập huấn pháp lệnh bảo vệ thực vật và tập huấn quy trình sản xuất rau an toàn nân không có hiện tượng dịch bệnh xảy ra.

Công tác khuyến nông: mở một số lớp tập huấn, tham quan, hội thảo, trình diễn thực nghiệm nhưng chưa nhân rộng các mô hình được đánh giá là đạt hiệu quả kinh tế cao. Chăn nuôi phát triển nhanh, ngoài một số vật nuôi phổ biến, nông dân còn tìm hiểu và nuôi trồng một số loài đặc sản quý hiếm.

III.5.2 Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp:

Giá trị sản xuất CN - TTCN ước thực hiện tháng 12/2004, cộng dồn từ đầu năm đạt 873 tỷ 641 triệu đồng tăng 39,59% so với cùng kỳ năm 2003.

Giá trị sản xuất thực tế CN-TTCN, ước thực hiện tháng 12/2004 (Giá hiện hành): 176,863 triệu đồng tăng 13,44% so tháng trước, so với luỹ tuyến cùng kỳ đạt 1,441 tỷ 830 triệu đồng tăng 63,09%.

II.5.3 Xây dựng cơ bản:

Tình hình thực hiện cấp vốn theo công trình ước thực hiện vốn đầu tư XDCB đến tháng 12/2004, thực hiện theo công trình là: 150 công trình với 270,290 triệu đồng. Tình hình công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công tác quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất: hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 - 2010, phối hợp với thành phố quy hoạch một số khu vực đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất không gây ô nhiễm, và triển khai lập quy hoạch chi tiết môt số khu vực.

- Công tác cấp, đổi giấy CNQSDĐ: đổi 919 giấy CNQSDĐ. Tính luỹ kế đến nay là 6012 giấy.

- Công tác chuyển nhượng và chuyển mục đích QSD đất: Trong năm UBND huyện duyệt cấp chuyển nhượng quyền sử dụng đất được 10.770 trường hợp, tương ứng với diện tích: 14985247,28m2.

- Công tác giao đất, cho thuê đất: rong năm 2004 đã tiếp nhận được 131 trường hợp giao đất, cho thuê đất với diện tích 503266m2.

- Công tác giải quyết đơn khiếu nại đã tiếp nhận trong năm 2004 là 57 đơn và 24 đơn của năm trước chuyển sang nâng tổng số đơn lên 81 đơn.

- Công tác kiểm tra giám sát môi trường: trong năm 2004 thực hiện kiểm tra giám sát về ô nhiễm môi trường được 205 đơn vị.

III.5.4 Giao thông vận tải – xây dựng:

Tình hình vận chuyển, luân chuyển hàng hoá, hành khách trong tháng và ước thực hiện 12 tháng năm 2004:

- Hàng hoá ước TH tháng 12/2004: 7.500 tấn với 500.000 tấn/ km

- Hành khách ước TH tháng 12/2004: 110.000 tấn với 2.918.643 KH/km - Tổng doanh thu ước tháng 12/2004: 798 triệu đồng

Công trình được cấp phép xây dựng và sửa chữa lớn:

- Công trình nhà ở xây dựng mới: Luỹ tiến năm 2004: Cấp phép 473 căn với tổng diện tích sàn XD là 92.471 m2

III.5.5 Thương mại:

Tổng hàng hoá bán ra: ước thực hiện tháng 12/2004: 113 tỷ 602 triệu đồng. Tổng mức hàng hoá bán ra trên địa bàn huyện ước thực hiện tháng 12/2004: 1,440 tỷ 093 triệu đồng, tăng 25,87 % so với thực hiện cùng kỳ năm 2003 đạt 105,35% KH năm.

III.5.6 Giáo dục đào tạo:

- Mầm non khối nhà trẻ đã huy động được 675 cháu tăng 260 cháu so với cùng kỳ. Khối mẫu giáo huy động được 8425 cháu

- Tiểu học trong năm bậc tiểu học đã huy động được 22.501 em. - Trung học cơ sở huy động được 18939 em.

Rác thải của huyện Củ Chi hiện nay được công ty vệ sinh môi trường đô thị thu gom và vận chuyển đến bãi rác và xử lý bằng phương pháp chôn lấp. chủ yếu là chôn lấp tại bãi rác Tam Tân, thuộc ấp Mũi Côn Tiểu, xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi. Hiện nay đang xây dựng thêm bãi rác số 2, khu liên hợp xử lý chất thải rắn tây bắc TP là tiểu dự án thuộc dự án cải thiện môi trường nước TP.HCM. Địa điểm đầu tư đặt tại xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi. Mục tiêu của tiểu dự án này là xây dựng bãi chôn rác hợp vệ sinh để tiếp nhận và xử lý rác thải của TP.

Dự án có qui mô 187,7ha, gồm 20 ô chôn rác, mỗi ô rộng 4,5ha, tổng công suất tiếp nhận và xử lý rác khoảng hơn 18,2 triệu tấn, công suất xử lý rác trong ngày từ 3.000 - 3.500 tấn, thời gian vận hành bãi rác là 15 năm. Trạm xử lý nước thải và khí thải rộng 0,78ha với công suất thu gom và xử lý tối đa 800m3 nước thải/ngày và 117.720m3 khí thải/ngày.

Tổng mức đầu tư gần 800 tỉ đồng, trong đó đền bù giải tỏa hơn 117 tỉ đồng. Thời gian thực hiện dự án giai đoạn 1 từ 2003 đến năm 2007, giai đoạn 2 từ 2007-2016.

Chương 4:

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG VSV PHANEROCHAETE CHRYSOSPORIUM PHÂN HỦY RÁC HỮU CƠ LÀM COMPOST (Trang 46 - 52)