IV. PHƯƠNG HƯỚNG TỔ CHỨC THU-CHI QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI
1. Sự mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bằng cả hình thức bắt buộc
buộc và tự nguyện
Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội là yếu tố bảo đảm an toàn xã hội và tăng nguồn đóng góp vào quỹ, đồng thời tạo ra sự chênh lệch dương giữa
thu và chi quỹ bảo hiểm xã hội nhằm bảo tồn và tăng trưởng nguồn quỹ. Hiện nay,
đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội còn rất hạn hẹp: Xấp xỉ 4 triệu trong tổng số hơn 40 triệu lao động, trong đó lao động thuộc khu vực nhà nước là chủ yếu. Do đó việc mở rộng đối tượng tham gia là một nội dung trong chiến lược phát triển
ngành bảo hiểm xã hội đến năm 2010:
- Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được mở rộng thêm:
Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng dưới 10 lao động; người làm việc trong các HTX phi nông nghiệp; người làm việc
trong các tổ chức bán công, dân lập có thuê mướn lao động của các ngành: Giáo dục, văn hoá, du lịch... Người làm việc thuộc các hộ gia đình đăng ký kinh doanh có thuê mướn lao động...
- Hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được thực hiện với các đối tượng:
Xã viên các HTX nông nghiệp, ngư nghiệp, người lao động tự do... Dự kiến đến năm 2010 số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khoảng 8 triệu người, đưa
tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội (cả bắt buộc và tự nguyện) chiếm 30%
tổng số lao động trong cả nước.
Bảng 13: Dự báo số người có thể tham gia bảo hiểm xã hội.
Đơn vị: 1000 người
Năm 2005 2010
1. Dân số 82.000 87.000 2. Số người trong độ tuổi lao động 50.650 55.575 3. Số người tham gia BHXH bắt buộc 6.500 9.000 4. Số người tham gia BHXH tự nguyện 4.400 8.000
Nguồn: Vụ BHXH
Như vậy phần đóng góp của người lao động sẽ gồm:
- Sự đóng góp của công chức nhà nước.
- Sự đóng góp của người lao động trong các doanh nghiệp.
- Sự đóng góp của nông dân và lao động nông thôn.
- Sự đóng góp của lao động nước ngoài tại Việt Nam (nếu có).